Biển chiều Nha Trang
Những ngày mùa hạ, Sài Gòn nắng nóng 39 – 40 độ C càng làm cho mọi người muốn tìm về với biển, tìm chút mát lành và vỗ về của biển để làm dịu đi những vất vả thường nhật.
Với những người con sinh ra từ biển, mỗi mùa hạ về lòng càng thêm nhớ biển.
Ảnh: An Nguyễn
Là người con của thành phố biển Nha Trang, rời biển vào phương Nam lập nghiệp, dưới cái nắng gắt gao của Sài Gòn, lòng mình lại càng thêm nhớ biển, thèm biển và muốn ùa về cùng biển. Những lúc ấy, kỷ niệm về những buổi chiều ở biển Nha Trang cứ hiện dần lên trong tâm trí, như những dòng nước mát lành tưới mát tâm hồn, nhớ quê hương và càng thêm yêu phố biển. Trước biển, trước mênh mông vô tận của đất trời, lòng người dường như cũng tìm được cho mình sự yên tĩnh, khoáng đạt để một lần được sống chậm, được cảm nhận sự giao hòa của tâm hồn và thế giới tự nhiên. Biết bao người khi đi xa cứ mãi nhớ về biển. Tiếng vọng quê hương nhiều khi chỉ đơn giản là tiếng sóng vỗ bờ, hơi gió thổi mang vị mặn mòi của biển cả. Và biển chiều Nha Trang đã đi vào trong lòng người với bao nỗi nhớ thương đong đầy, sâu lắng.
Buổi chiều ấy có bạn, có tôi, có tuổi thơ cùng bè bạn nô đùa, ùa mình vào biển hát. Tắm biển buổi chiều dường như đã trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều người dân Nha Trang. Hòa vào biển, mọi lo toan thường nhật tan biến. Hòa vào biển, những cơn nóng của mùa nắng cũng trở nên dịu êm. Hòa cùng biển, cảm nhận sự bao la, mênh mông của mẹ biển, mới thấy thêm yêu và tự hào quê hương mình có biển và cuộc sống bao đời gắn liền với biển.
Biển chiều ấy có kỷ niệm xưa đôi ta hò hẹn. Để xa nhau rồi, về lại biển thấy bâng khuâng. Thấy khắc khoải về một trời thương nhớ ngày xưa cũ, biển đã lặng im nhân chứng một mối tình. “Biển mặn chung tình, biển nói lên bao lời thương nhớ”. Lời thương nhớ chảy tràn trong mọi miền nhớ, trong không gian biển mà bất cứ người con Nha Trang nào đi xa cũng dõi về. Nơi ấy, có những chiều biển hát em nghe. Nơi ấy, có khung trời tuổi thơ bay bổng cùng cánh diều no gió trước biển. Nơi ấy, có ghế đá công viên nơi tình yêu ai hò hẹn. Tất cả những nét đẹp thơ mộng của biển trời, của tình người chan chứa nhiều cung bậc cảm xúc đều gắn với không gian biển chiều Nha Trang.
Video đang HOT
Ảnh: Nhân Tâm
Biển chiều Nha Trang vừa nên thơ vừa ẩn chứa nhiều sức sống tươi mới của một thành phố trẻ năng động nơi cánh sóng. Biển chiều rộn ràng của một thành phố du lịch với sự chan hòa, hiếu khách giữa người dân địa phương và bè bạn khắp muôn nơi.
Khác với sự yên tĩnh buổi bình minh, sự lãng mạn trữ tình của biển đêm lặng lẽ, biển chiều Nha Trang níu giữ lòng người bởi sự khoáng đãng, trữ tình mà giàu sức quyến rũ. Gió chiều lộng mát, biển xanh đậm hơn buổi bình minh. Trên bãi biển, người dân chơi thể thao, ngồi hóng gió, thưởng thức những món ăn dân dã mà đi xa vẫn nhớ hoài như: Bắp nướng mỡ hành, xoài, cóc, bánh tráng nướng chấm mắm ruốc, mực khô nướng.
Những ngày ở biển, khi lòng buồn hay stress vì công việc, mình lại bỏ hết để đến với biển, ngồi trên bãi cát ngắm nhìn biển để ru lòng mình dịu lại. Lắng nghe tiếng sóng rì rào, ngắm nhìn biển trời trong xanh hoặc có lúc nhắm mắt lại chỉ đón nhận thanh âm gió thổi, sóng reo cũng đủ để chữa lành những thổn thức, những bất ổn trong lòng. Về với biển như đứa con nhỏ trở về với mẹ. Lòng biển rộng và vô tư, phóng khoáng như lòng mẹ, để thấy mình đôi lúc vẫn còn là đứa trẻ cần được chở che.
Bên biển, bỗng thấy lòng mình thêm rộng. Những nỗi niềm buồn vui dường như có thể tâm sự cùng biển, bởi chỉ cần hít nhẹ hơi thở biển đã thấy lòng nhẹ bẫng, nguôi ngoai. Và lòng chợt ngân nga lời bài hát “Biển hát chiều nay”: “Chân trời rất xanh gọi nắng xôn xao. Con thuyền rất vui và gió hát ngọt ngào. Môi cười rất xinh lung linh màu áo. Mây trắng gợn lên những cánh chim hải âu”.
Trong nhớ thương của lòng người xa xứ, trong giấc mơ quê hương cách núi cách sông, cách muôn vàn hải lý, chắc rằng có rất nhiều người con Khánh Hòa luôn dành nặng ân tình với biển Nha Trang và khát khao được trở về, được thêm một lần dạo bước với biển chiều nay.
“Biển xanh vẫn hát những lời yêu thương
Biển lại hát tình ca, biển kể chuyện quê hương”.
Về bên biển chiều nay để lòng mình vơi đi bao nhọc nhằn năm tháng. Về bên biển chiều nay để lòng chợt vơi nỗi nhớ. Biển chiều Nha Trang không chỉ làm đẹp thêm cho bức tranh cảnh sắc địa phương mà còn trở thành người bạn tâm tình, là nguồn cơn cảm xúc, là những bồi đắp tình yêu quê hương trong mỗi tim người. Để chiều về, chợt bồi hồi, thương nhớ hai chữ: Nha Trang!
Những lưu ý khi chinh phục núi Cô Tiên ở Nha Trang
Du khách lần đầu leo núi Cô Tiên cần có sức khỏe, đi cùng người có kinh nghiệm, hạn chế qua đêm để tránh rắn, hỏa hoạn.
Núi Cô Tiên nằm ở hướng bắc TP. Nha Trang, cao chừng 400 m, với 3 đỉnh liền kề nhau, tựa như dáng thiếu nữ xõa tóc và ngẩng mặt lên trời. Đây là điểm cắm trại lý tưởng với nhiều du khách, từ trên đỉnh có thể nhìn toàn cảnh thành phố biển.
Mgọn núi này không quá cao, phù hợp cho nhiều người dân, du khách. Phần lớn trên núi là rừng lá thấp và có đường đi độc đạo nên không sợ bị lạc. Tuy nhiên, dãy núi có nhiều đoạn dốc đi qua ba đỉnh nên người leo cần phân bổ sức lực. Lúc đi xuống cần cẩn thận vì nhiều đoạn trơn trượt, nếu không quen đường rất dễ chấn thương. Đặc biệt, đối với những du khách, người dân thích trải nghiệm ban đêm thì cần cất sẵn đèn pin và cả sạc dự phòng bên người.
Điều quan trọng nhất khi leo núi Cô Tiên là có sức khỏe, nước uống, trang phục dễ dàng di chuyển, một chiếc gậy leo núi và đèn chiếu sáng. Đối với người mới đi lần đầu nên đi cùng người có kinh nghiệm, tuyệt đối không đi một mình.
Trên núi, mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, mùa đông hợp với cảnh săn mây, còn mùa xuân cây ra lá non xanh, đặc biệt mùa hè lá rừng vàng rực như trời Âu.
Mùa hè cũng là thời điểm phù hợp nhất cho các trải nghiệm leo núi. Người dân, du khách nếu có các thiết bị ngắm sao thì nơi đây cũng là địa điểm tuyệt vời cho hoạt động này.
Núi Cô Tiên
Trong hành trình, khi lên đỉnh núi đầu tiên (độ cao 200 m), du khách có thể chụp ảnh lưu niệm ở ba vị trí như hướng về phía biển và bến du thuyền, hướng thành phố và về hai đỉnh núi còn lại, cùng với các rừng cây cẩm liên.
Đỉnh cao nhất với độ cao gần 400 m là địa điểm có thể ngắm rõ toàn cảnh thành phố biển. Khi về đêm, khung cảnh TP Nha Trang nhìn từ núi Cô Tiên được người địa phương ví như một "con phượng hoàng lửa" bay lượn trong đêm.
Ngoài ra, mùa hè cỏ khô rất nhiều nên người dân không nên đốt lửa cắm trại, tránh gây ra tình trạng cháy rừng.
Trước khi leo núi, du khách cần chuẩn bị đầy đủ các phụ kiện, tránh việc bẻ cây cối dọc đường làm gậy leo núi, hay làm củi để đun nấu. Du khách leo núi chỉ nên mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ. Đối với những ai muốn ở lại qua đêm cũng cần lưu ý vì khu vực núi thường có rắn lục, cỏ khô nên tiềm ẩn hỏa hoạn rất cao.
Theo đại diện UBND phường Vĩnh Hòa, phần lớn những người leo núi Cô Tiên là người địa phương đi thể dục, khám phá và đi về trong ngày, một số tổ chức cắm trại qua đêm.
Các hoạt động tại khu vực núi Cô Tiên đều tự phát, chưa có tour hay tuyến du lịch, dịch vụ được cấp phép hoạt động. Địa phương đang nghiên cứu các biện pháp đảm bảo an toàn cho người leo núi Cô Tiên, TP Nha Trang, đặc biệt vào buổi tối.
Giải mã lý do đảo Hòn Tre được nhiều người săn đón tại Nha Trang? Đảo Hòn Tre từ lâu đã là một điểm đến du lịch hấp dẫn và được nhiều người săn đón khi đến thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Nằm tại vịnh Nha Trang, Hòn Tre tự hào được ví như viên ngọc quý của Việt Nam với vẻ đẹp tự nhiên tươi mát. Đảo Hòn Tre trải dài với diện tích khổng...