Biển chẵn, biển lẻ: Khó học nước ngoài?
Trước thông tin kiến nghị của Sở GTVT TP.HCM với UBND thành phố về việc cấm ô tô biển chẵn không đi ngày lẻ vào trung tâm thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông và khí thải, ông Trần Ngọc Thành – Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho rằng: Việc cấm ô tô biển chẵn đi vào ngày lẻ là một giải pháp cần nghiên cứu đưa ra và nó phù hợp đến đâu thực hiện đến đấy. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Giải pháp để tham khảo
Ông Trần Ngọc Thành cho rằng, việc cấm ô tô biển chẵn đi vào ngày lẻ là một giải pháp cần nghiên cứu đưa ra và nó phù hợp đến đâu thực hiện đến đấy, chứ chưa hẳn đây là giải pháp không có hiệu quả.
“Theo tôi giải pháp này sở GTVT TP.HCM đưa ra để lấy ý kiến dư luận xã hội để dư luận cân nhắc, bởi không phải mọi người đi ô tô vào trung tâm thành phố đều có nhu cầu bức thiết cả. Tôi nghĩ vấn đề này cần được dư luận xã hội cân nhắc, góp ý, còn quyền quyết định cuối cùng vẫn là cơ quan quản lý nhà nước”, ông Thành nói.
Cần thận trọng trước kiến nghị cấm ô tô biển số chẵn đi vào trung tâm thành phố ngày lẻ. (Ảnh: Vũ Điệp)
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, ông Thành cho rằng, giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm khói bụi ở trung tâm thành phố cần phải có giải pháp đồng bộ, trước hết đầu phương tiện phải chuẩn, từng bước được nâng lên và cơ sở hạ tầng cũng phải được hoàn thiện.
“Nếu nói lâu dài thì vẫn là sử dụng các biện pháp công cộng đô thị. Ví dụ chỉ sử dụng xe buýt ở mức độ nào thôi, sau đó là tàu điện ngầm, tàu điện cao. Thế nhưng giải quyết được những yêu cầu đó lại đòi hỏi thời gian, nguồn vốn và nhiều thứ khác”, ông Thành cho hay.
Ngoài giải pháp trên, theo ông Thành, ý thức của người tham gia giao thông cũng là vấn đề cần quan tâm.
Ông Thành dẫn chứng, trong thời gian vừa qua, TP.Hà Nội đã xây dựng nhiều cầu bộ hành, thế nhưng người dân lại cứ muốn chạy qua đường cho nhanh, đấy là do văn hoá của người tham gia giao thông chưa cao.
Video đang HOT
Khi được hỏi về tính khả thi về kiến nghị cấm ô tô biển chẵn đi vào trung tâm thành phố ngày lẻ của Sở GTVT TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn, Cục Trưởng Cục kiểm tra văn bản pháp luật (Bộ Tư pháp) thận trọng cho rằng: Giảm ùn tắc là nhu cầu cần thiết, nhưng phải xem quyền lợi của dân như thế nào, chứ không thể nói là triển khai ngay được.
Việt Nam khó học nước ngoài
Theo ông Thành, hình thức cấm xe ô tô biển số chẵn đi vào ngày lẻ đã có một số nước trên thế giới áp dụng hiệu quả, tuy nhiên ở Việt Nam cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Lý giải về việc một số nước thực hiện thành công, ông Thành cho rằng, đó là bởi người nước ngoài họ áp dụng phù hợp đối với văn hoá của họ, còn ở Việt Nam thì… phải nghiên cứu kỹ.
“Người nước ngoài cho rằng, nếu hôm nay ngày chẵn đi xe công cộng, ngày mai biển lẻ không có lý gì để đi xe riêng đó là văn hoá người nước ngoài và họ rất tuân thủ. Còn ở nước ta, để giảm ùn tắc có khuyến khích mọi người đi phương tiện công cộng, thế nhưng người có xe ô tô riêng lại luôn nghĩ rằng không có lý gì phải đi xe công cộng”, ông Thành cho biết.
Về giải pháp giảm ùn tắc bằng việc cấm ô tô biển số chẵn đi vào ngày lẻ, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Việt Nam cũng cho biết: Trước đây Hà Nội cũng có đề xuất học theo Singapore cấm xe biển số chẵn đi vào ngày lẻ, nhưng ở Singapore khác Việt Nam vì Singapore chỉ là một đất nước nhỏ gọn, các công trình vận tải công cộng tốt nên họ áp dụng thành công.
Hơn nữa, theo ông Hùng, việc ùn tắc giao thông chỉ một phần do ô tô, bởi theo đánh giá Việt Nam rất ít ô tô so với các thành phố khác như ở Seoul (Hàn Quốc) có tới 4 triệu xe, trong khi ở TP.HCM chỉ khoảng 1 triệu xe.
Từ nhìn nhận của mình, ông Hùng cho rằng: Cần cân nhắc kỹ chủ trương này nếu không sẽ lợi bất cập hại, gây cản trở rất nhiều cho hoạt động kinh tế.
“Nếu cấm xe ô tô biển chẵn đi ngày lẻ sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Cấm như thế taxi biển chẵn có được chạy trong ngày lẻ không? Rồi xe tư nhân, xe kinh tế phục vụ cho các doanh nghiệp? Xe khách cấm như thế nào? Chắc chắn cấm sẽ bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Hùng băn khoăn.
Theo Vietnamnet
Rộ "mốt" đi bộ, đạp xe đến công sở
Giá cả leo thang, nhiều chị em công sở chọn cách đi bộ hoặc đạp xe đi làm để cắt giảm chi phí xăng dầu.
Bỏ xe máy đi xe đạp
Nhà của Hồng Thành ở đường Nguyễn Thượng Hiền (Q.10, TP.HCM), cách công ty trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) chừng 5km. Trước đây Thành có thói quen đi lại bằng xe ôm và khoản chi phí cho chuyện này chiếm một khoản không nhỏ. Kể từ ngày giá xăng tăng, khoản phí này cũng vì thế tăng cao.
"Tôi nghĩ đến chuyện đi xe đạp khi thấy nhiều bạn bè của mình cũng đã chuyển sang sử dụng loại phương tiện này. Vừa tiết kiệm, hạn chế khí thải do khói xe lại có thể tập thể dục mỗi ngày", anh cho biết.
Đi xe đạp vừa tiết kiệm xăng, vừa không ô nhiễm môi trường (Ảnh TTO)
Thành đến đường Võ Thị Sáu mua cho mình một chiếc xe đạp giá 4 triệu đồng, ở đây anh cũng gặp nhiều nhân viên văn phòng cùng ý định như mình.Lý Thanh Phong, vừa tốt nghiệp ĐH Kinh tế TP.HCM và đi làm được ba tháng, cũng chọn cho mình phương tiện đi làm bằng xe đạp dù nhà ở Q.8, cách chỗ làm trên đường Lý Chính Thắng (Q.3) gần 8km.
"Nhưng điều đó không quan trọng, mình di chuyển mất 30 phút, chỉ chậm hơn 10 phút so với xe máy. Bù lại đỡ tốn xăng và được tập thể dục, lại bảo vệ môi trường" - Phong nói.
Công ty của Phong có 4-5 người cũng đi làm bằng xe đạp mỗi ngày. Anh Hùng, chủ một cửa hàng bán xe đạp trên đường Võ Thị Sáu, cho biết hiện nay mỗi ngày anh bán được hàng chục xe đạp các loại, tăng gấp đôi so với những năm trước.
Trong khi đó trên các trang mạng, nhiều người cũng ủng hộ xu hướng này. Trên diễn đàn webtretho, thành viên jolie.ha đã liệt kê lợi ích khi đi làm bằng xe đạp như: không cần xăng, rèn luyện sức khỏe, có thời gian ngắm cảnh, không thải khí gây ô nhiễm môi trường, xe dễ sửa hơn, chở người yêu lãng mạn giống phim Hàn Quốc...
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, nhân viên kế hoạch của một công ty trên đường Hoàng Quốc Việt (Q.Cầu Giấy, Hà Nội), còn lập hẳn Hội những người thích đi làm bằng xe đạp trên Facebook.Quỳnh nói: "Dân văn phòng thường rất hiếm có thời gian vận động nên việc đạp xe đi làm là cách tốt nhất để rèn luyện sức khỏe. Phương tiện này cũng giúp tiết kiệm đáng kể so với xe máy khi giá xăng tăng, lại dễ di chuyển những lúc kẹt xe".
Có gần 150 thành viên tham gia, mọi người đều biết nhau vì cùng sở thích đạp xe đi làm, lâu lâu lại tổ chức đi chơi cũng bằng xe đạp.
Đi bộ từ tờ mờ sáng
Nhà cách chỗ làm một quãng đường khá xa, tầm 3km nhưng Thu Hiền (nhân viên bán hàng siêu thị Tultraco) vẫn quyết định cho xe máy "nghỉ hè" để đi bộ đi làm.
Đi bộ đi làm coi như tập thể dục buổi sáng (Ảnh minh họa, nguồn ảnh Dantri)
Chị Hiền chia sẻ: "Mọi khi đi làm bằng xe máy thì hơn 7h mình mới đi. Giờ đi bộ thì hơn 6h là phải ra khỏi cửa rồi. 7h30 là phải có mặt ở siêu thị mà".
"Bình thường mình vẫn thường dậy sớm ra công viên gần nhà đi bộ, tập thể dục rồi mới đi làm. Giờ xăng giá thì không ra công viên nữa, đi bộ đi làm luôn", chị Hiền nói thêm.
Tháng trước, chị Kim Phượng (nhân viên Ngân hàng MB) mới thuê được một căn phòng nho nhỏ trên đường Đội Cấn. Hàng ngày, ngại đi bộ với chiếc giày cao gót nên chị vẫn lái chiếc xe Lead đến cơ quan. Nhưng tuần rồi, cả phòng ngạc nhiên vì Phượng bỗng dưng thay đổi "xì-tai" đi giày bệt, cuốc bộ đến nơi làm việc.
Chị Phượng chia sẻ: "Đi xe ga "ngốn" xăng lắm. Tụi em mới vào, lương thử việc chả được là bao mà ngày càng phải chi tiêu nhiều hơn, thôi thì đành "thắt lưng buộc bụng" sống chung với "bão giá" vậy".
"Từ ngày đi bộ đều đặn lên cơ quan, lại thấy sức khỏe càng... dẻo dai. Vừa tiết kiệm vừa nâng cao thể lực, quá tốt còn gì"- Phượng hóm hỉnh.
Thay vì đi xe máy đến nơi làm việc, chuyển sang đạp xe đạp hoặc đi bộ "vừa tiết kiệm lại bảo vệ môi trường".
Nhiều người trên thế giới cũng đạp xe đến công sở
Xe đạp chiếm trên 13% lưu lượng giao thông ở Đức. Riêng ở TP Berlin có khoảng 500.000 người hằng ngày sử dụng loại xe thô sơ và thân thiện với môi trường để đi làm.
Còn tại Mỹ, trên đại lộ Pennsylvania Avenue nối giữa Nhà Trắng và tòa nhà Quốc hội Mỹ, một con đường nhỏ đã được mở riêng cho người đi xe đạp. Ở thủ đô Washington có hơn 2% người dân Mỹ đi làm bằng xe đạp.
Tại Úc có ba loại đường dành cho người đi xe đạp: Đường dành riêng cho người đi xe đạp và đi bộ, đường xe đạp chung với xe hơi và đường xe đạp không chính thức.
Thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc thực hiện "Chương trình chia sẻ xe đạp giúp nhân viên văn phòng tới cơ quan đúng giờ" từ 10/8/2010. Người dân ở đây có thể sử dụng một loại thẻ được đăng ký với mã số từ chứng minh thư nhân dân để mở khóa một chiếc xe từ bãi đỗ và dùng miễn phí trong một giờ. Nếu ai có nhu cầu dùng xe đạp nhiều hơn một giờ, trước tiên, họ phải trả xe về bất cứ bãi đỗ nào trong thành phố và lặp lại các thao tác trên. Khách du lịch thậm chí cũng được sử dụng dịch vụ này nhưng phải để một khoản tiền đặt cọc ở văn phòng bãi đỗ.
Theo Vietnamnet
Thực phẩm độc tràn lan Trong khi tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nóng bỏng và gây bức xúc trong dư luận xã hội thì đội ngũ thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm hầu như không để lại một dấu ấn gì trên "mặt trận chống độc chất trong thực phẩm". Lý do là lực lượng này quá mỏng về số lượng, quá...