Biến cây, trái miền Tây thành ‘rồng bay phượng múa’ trên cổng cưới
Những năm gần đây, phong trào làm cổng cưới bằng lá dừa và trang trí họa tiết rồng, phượng được nhiều bạn trẻ ưa chuộng.
Qua đôi bàn tay khéo léo của những người thợ, đã biến những hoa trái miệt vườn tạo thành tác phẩm đặc sắc, đậm nét văn hóa miền Tây.
Ngày trước ở miền Tây Nam bộ, những chiếc cổng cưới lá dừa hết sức giản dị và đơn sơ. Chỉ cần tàu lá dừa, cây chuối… cùng một số ít phụ kiện đơn giản như lá, buồng trái của cây đủng đỉnh cũng đủ để tạo thành một chiếc cổng cưới đẹp khiến khách mời từ phương xa phải trầm trồ.
Anh Trần Văn Ngọt bên tác phẩm của mình.
Những năm gần đây, chiếc cổng cưới được trang hoàng rực rỡ hơn, đặc biệt là những cổng cưới rồng, phụng được nhiều người ưa thích và chọn thiết kế trong ngày trọng đại. Từ đó, nghề làm cổng cưới ở miền Tây bắt đầu thịnh hành.
Những chiếc cổng cưới rồng phụng được kết hợp cắm hoa tươi thành cụm pha lẫn nét truyền thống và hiện đại
Hơn 6 năm gắn bó với nghề làm cổng cưới, anh Trần Văn Ngọt (33 tuổi, ngụ H.Chợ Mới, tỉnh An Giang) cho biết: Nhận thấy nhu cầu làm mâm ngũ quả, cổng cưới truyền thống đang thịnh hành, anh Ngọt mài mò vừa học vừa làm. Đến năm 2018, anh quyết định khởi nghiệp với nghề thiết kế cổng cưới truyền thống.
Chất liệu dùng thiết kế cổng cưới khá dễ tìm và gần gũi.
Video đang HOT
Để đáp ứng được thị hiếu khách hàng, anh Ngọt kết hợp giữa cổng cưới truyền thống và hiện đại, anh thay đổi nhiều kiểu dáng uốn lượn, tư thế bay, đáp cho rồng, phụng. Để cổng đẹp hơn, anh trang trí thêm bằng những cụm hoa hồng và các loại hoa phụ khác hoặc chọn hoa theo sở thích của khách để các mẫu cổng trở nên bắt mắt, không bị trùng lặp.
Hiện nay, mẫu cổng cưới rồng, phượng được ưa chuộng nhất, đây cũng là sự kết tinh giữa truyền thống và hiện đại.
Theo anh Ngọt, để làm nên một chiếc cổng rồng phụng phải qua nhiều giai đoạn, rất kỳ công như: tạo khung sườn, gắn kết những vật liệu phù hợp để tạo vảy rồng, đi chi tiết răng, râu, cổng cưới được di chuyển đến nơi tổ chức lễ cưới để lắp ráp, trang trí thêm hoa, lá.
“Hiện khách chủ yếu ưa chuộng mẫu cổng cưới rồng phụng, chất liệu để làm nên cũng gần gũi như: thân cây chuối, lá đủng đỉnh, lá và trái dừa nước, đậu đũa, đậu bắp, cau kiểng, tỏi, ớt, lá dừa, lá đủng đỉnh…” – anh Ngọt cho biết.
Quá trình thực hiện cổng rồng, phụng, đòi hỏi người thợ phải tâm huyết, tỉ mỉ. Khó nhất là công đoạn làm mắt rồng, mắt phụng sao cho có hồn, thần thái.
Anh Ngọt chia sẻ: Một chiếc cổng cưới tốn thời gian khoảng 3 ngày để hoàn thiện. Để tạo hình, lắp ráp, trang trí cần từ 5 đến 10 người tham gia thi công. Một chiếc cổng cưới rồng phụng có nhiều kích thước khác nhau, cổng nhỏ chiều ngang 5m, độ cao 3m; cổng lớn chiều ngang 10m, độ cao khoảng 4m.
“Tùy vào kích thước và độ khó, cổng cưới có mức giá dao động từ 15 đến hơn 100 triệu/cổng. Nhờ đó đem lại thu nhập khá mỗi tháng.” anh Ngọt nói.
Thời điểm đặt hàng nhiều nhất là dịp lễ, tết hoặc tháng 9, tháng 10 âm lịch hằng năm. Không chỉ nhận thiết kế ở miền Tây, anh còn nhận các đơn hàng ở tỉnh xa với mong muốn đem lại những chiếc cổng cưới truyền thống đẹp rực rỡ trong ngày trọng đại của khách.
Làm thế nào để biết đâu là sầu riêng chín tự nhiên, không hoá chất? Hãy để ý 2 chi tiết cực quan trọng
Sầu riêng là loại hoa quả được nhiều người yêu thích. Nhưng không phải ai cũng biết cách để chọn được sao cho đúng quả chín tự nhiên, không nhúng hoá chất.
Mùa hè được đánh giá là thời điểm nhiều loại trái cây vào vụ nhất trong năm. Trong số đó, không thể kể tới loại quả được mệnh danh là "vua của các loại trái cây" - sầu riêng. Thông thường, vụ thu hoạch chính của sầu riêng sẽ bắt đầu từ khoảng tháng 3 cho đến tháng 7. Cụ thể, tháng 3 đến tháng 5 là giai đoạn thu sầu riêng chính vụ ở miền Tây. Từ tháng 4 đến tháng 7 là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Bình Thuận, Đồng Nai. Còn từ tháng 5 đến tháng 7 là ở Tây Ninh, Bình Phước...
Ngoài ra từ tháng 8 đến hết năm, sầu riêng ở một số vùng khác như Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai hay Bảo Lộc cũng vào vụ thu hoạch chính.
Sầu riêng là loại trái cây yêu thích của nhiều người, thường vào chính vụ vào mùa hè
Sầu riêng chính vụ, chín tự nhiên là quả tự rụng từ cây, sẽ mang hương vị thơm ngon, bùi béo, giá trị dinh dưỡng cao, an toàn với sức khoẻ. Tuy nhiên hiện nay, do nhu cầu mua hàng cao, rất nhiều thương lái muốn kiếm lời nhanh chóng đã can thiệp vào quá trình chín của quả, ví dụ như phun thuốc, ngâm thuốc ép chín quả.
Những quả sầu riêng ép chín sẽ không ngon bằng quả chín tự nhiên, đồng thời do đã được tác động bởi hoá chất nên chúng không đảm bảo an toàn với sức khoẻ của con người.
Người mua cần nắm được các đặc điểm cơ bản để nhận biết đâu là sầu riêng chín tự nhiên, không bị nhúng hoá chất ép chín
Nhìn vào đâu để biết sầu riêng chín tự nhiên, không hoá chất?
Chính bởi vậy, nếu là một người yêu thích sầu riêng, người dùng cần nắm được những đặc điểm cơ bản để nhận biết được một trái sầu riêng chất lượng, chín tự nhiên, không bị can thiệp bởi hoá chất. Dưới đây là 2 bộ phận cần đặc biệt lưu ý, theo hướng dẫn của một kỹ sư hoá học - anh Nguyễn Viết Thanh.
- Cuống sầu riêng: Mỗi quả sầu riêng thường sẽ có một cuống to, dài khoảng gần bằng 1 ngón tay. Người mua cần sờ thử vào phần cuống này xem cuống có còn độ tươi nhất định hay không. Nếu thấy cuống khô, thậm chí là héo, thối hoặc rụng, thì có nghĩa là quả sầu riêng này khả năng đã bị nhúng thuốc hoặc cắt sớm. Còn nếu cuống tươi, tươi, vẫn còn nhựa chảy ra thì có nghĩa là quả sầu riêng này chín tự nhiên, an toàn.
Cuống sầu riêng chín tự nhiên, thơm ngon đó là phần cuống được tươi, còn ướt hay chảy nhựa
- Gai sầu riêng: Sau khi kiểm tra cuống, tiếp tục kiểm tra đến phần gai của quả sầu riêng. Một quả sầu riêng đã chín tới sẽ có phần gai nở to, sờ vào rất cứng. Nhưng đầu gai cũng khong quá nhọn mà hơi tròn. Nếu nhận thấy gai mềm tức là khả năng quả sầu riêng này vẫn còn non. Khi ăn sẽ không được ngon, bùi béo và dễ bị sượng.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm truyền miệng của những người "sành" về sầu riêng, có một mẹo nữa để nhận biết sầu riêng ngon đó là thực hiện việc gõ vào vỏ quả. Cụ thể, người mua sẽ gõ vào bất kỳ vị trí nào trên vỏ quả để nghe âm thanh. Nếu âm thanh nghe được là "bịch bịch" hay "bộp bộp", nghĩa là sầu riêng đã chín. Ngược lại khi sầu riêng chưa chín thì sẽ nghe được âm thanh "bọc bọc", "boong boong" hoặc "coong coong".
Nhiều người chỉ mẹo khi mua sầu riêng đó là "gõ sầu riêng"
Bên trong quả sầu riêng chín tự nhiên thế nào?
Bên cạnh ngoại hình bên ngoài là phần vỏ với gai hay cuống, khi bổ sầu riêng ra, người mua cũng có thể dựa trên những đặc điểm cụ thể để nhận biết quả có chín tự nhiên hay không, đã chín tới chưa và vị có thơm ngon không.
Quả sầu riêng ngon, chín tới, tự nhiên khi bổ ra chỉ cần khía rất nhẹ nhàng, đơn giản, tách nhẹ ở đuôi quả là vỏ sẽ nứt ra theo từng múi để người mua dễ dàng thưởng thức. Còn những quả non, chưa chín, người mua sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn để tách được các múi.
Ảnh minh hoạ
Đặc biệt với hững quả bị ép chín, công việc này sẽ còn vất vả hơn. Những quả này khi ăn vị sẽ không ngọt, bùi, mùi cũng thơm bằng quả chín tự nhiên. Những quả quá non người mua tốt nhất nên để thêm khoảng 5-7 ngày để chín thêm. Như vậy khi ăn sẽ không bị sượng.
Ấn tượng với nhà ống có 7 khu vườn Căn nhà ống tại một thành phố ở miền Tây gây ấn tượng với người xem bằng những khu vườn nhỏ bên trong; đem lại sự gần gũi, bình yên, là nơi thúc đẩy tinh thần và đạt được sự cân bằng trong cuộc sống. Nhà Voi - là tên của một căn nhà ống nằm tại Cần Thơ, một thành phố với...