Biến căn nhà cũ nát thành tổ ấm tặng “người đàn bà bất hạnh”, luôn bị bạo hành cả thể xác và tinh thần
Cuộc sống mưu sinh đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ, bà cũng thường xuyên bị chồng bạo hành thể xác và tinh thần. Vậy nên, cô gái đã luôn mong mỏi có thể mua cho mẹ 1 căn nhà nhỏ xinh.
Căn nhà nhà được nick name Quế Thương chia sẻ trên một hội nhóm. Cô gái 32 tuổi gọi đây là “Ngôi nhà ước mơ”. “Bởi vì có nó mà những năm tháng tuổi trẻ của mình cảm thấy thật ý nghĩa”, Quế Thương cho hay.
Cô gái này tâm sự: “Sinh ra và lớn lên ở vùng trung du miền núi, bố mẹ mình có 1 gian hàng nhỏ kinh doanh đồ ăn. Cuộc sống mưu sinh làm đôi vai mẹ gầy, đôi bàn tay thô ráp. Bố do bất mãn hay gì đó mà không cho mẹ được cuộc sống hạnh phúc, thay vào đó là những trận ” bạo hành” về cả thể xác lẫn tinh thần.
Đến khi ông quay đầu làm lại thì đột ngột qua đời. Bởi thế, hạnh phúc với mẹ là điều gì đó rất xa xỉ. Anh em, bạn bè đồng nghiệp cũ , gọi mẹ là người đàn bà bất hạnh. Chồng mất sớm, lại có 2 đứa con gái lấy đâu ra chỗ dựa sau này.
Từ khi bố mất,mẹ ở vậy nuôi 2 chị em. Mình lớn lên trong sự tần tảo của mẹ. Có lẽ vì thế nên động lực bù đắp cho mẹ trong mình luôn rất lớn. 18 tuổi rời quê xuống Hà Nội học đại học, bén duyên lấy chồng ở đây nên trong mình luôn khao khát 1 ngày nào đó có thể mua cho mẹ 1 căn nhà nhỏ xinh. Để mỗi lần nhớ mẹ, không phải chạy xe cả giờ đồng hồ. Để mỗi lần mệt mỏi, có 1 nơi mà ngay lập tức có thể lao về.
Mình làm việc chăm chỉ, gần như cả năm chỉ nghỉ có 5-7 ngày Tết. Sau bao năm thì giờ mình và chị gái cũng chạm tay được vào ước mơ được đưa mẹ về Hà Nội – quây quần cùng con cái.
Ngôi nhà của mẹ 63m2, được cải tạo từ khu tái định cư nên khá mất thời gian. Ngôi nhà tuy không quá lộng lẫy nhưng là sự nỗ lực rất lớn của chị em mình. Đồ decor và vài hạng mục nhỏ vẫn đang được hoàn thiện nốt”.
Ngôi nhà có diện tích 63m2, được cải tạo từ một căn nhà tại định cư.
Được biết, ngôi nhà này nằm tại Trung Hoà – Khu đô thị Trung Yên – Cầu Giấy. Kể từ khi mua đến khi cải tạo xong cô đã mất thời gian khoảng 3 tháng. Từ một ngôi nhà cũ kỹ, nó đã hoàn toàn được thay da đổi thịt, trở thành một nơi ở tuyệt vời.
Video đang HOT
Hình ảnh căn nhà trước và trong khi được cải tạo.
Để thực hiện được ước mơ “đón mẹ về gần chúng con. Để mỗi khi có sóng gió, chỉ đi vài km là có 1 chốn bình yên – mọi giông bão đều dừng sau cánh cửa. Để mỗi khi có niềm vui, cũng dễ dàng để chia sẻ cùng mẹ”, Quế Thương đã nhận được sự ủng hộ, đồng hành, và không bao giờ cấm cảm của chồng cô.
Ngay khi bài viết này được chia sẻ, đã có hàng nghìn lượt like cũng như hàng trăm lượt share và bình luận của cộng đồng mạng. Tất cả đều dành những lời chúc tốt đẹp dành cho gia đình của Quế Thương và cầu mong người phụ nữ “bất hạnh” sẽ có một cuộc sống an yên, đúng như nguyện vọng của Thương: ” Mong cuộc đời mẹ từ nay sẽ toàn hạnh phúc và yêu thương”.
Quang cảnh từ cửa nhà bước vào.
Khu vực bếp. Đứng từ ban công có thể nhìn ra khu vực này và nhìn ra cửa nhà.
Phòng khách mở.
Căn bếp tiện nghi Quế Thương thích nhất là chiếc bàn đảo (bàn bar).
Cạnh tủ thờ, cô cho làm thêm 1 chiếc bàn làm việc để khi các con, các cháu đến chơi cần làm việc/học thì ko ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt.
Phòng của người mẹ.
Thương cho biết, mẹ mình 64 tuổi nhưng vẫn thích đọc sách, lướt FB bằng máy tính nên cô làm 1 bàn làm việc nho nhỏ ở trong phòng.
Phòng của cô con gái. “Dù nhà cách có mấy km thôi nhưng mình muốn cứ cuối tuần sẽ cho các con ra ở lại nhà bà”, Quế Thương cho hay.
"Đừng cho con gái mặc đẹp quá mức" - lời khuyên của vị giáo sư khiến đa số phụ huynh kịch liệt phản đối, rồi lại ngậm ngùi suy ngẫm khi nghe hết lý do
Nếu cha mẹ quá chú trọng đến các giá trị vật chất bên ngoài thì trẻ có thể học theo tính cách này, trở nên ngưỡng mộ những thứ phù phiếm.
Mỗi đứa trẻ đều là viên ngọc quý của cha mẹ. Chúng ta yêu thương và muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất trên đời, từ vật chất đến tinh thần. Tuy nhiên điều gì quá cũng không tốt. Nó chẳng những không đem lại lợi ích mà còn gây hại cho con. Câu chuyện dưới đây là một minh chứng.
Chị Tiểu Châu (Trung Quốc) rất thích ăn diện nhưng thời trẻ, do gia cảnh khó khăn nên phải chi tiêu tùng tiệm. Sau khi lập gia đình, chị Châu chăm chút cho con gái từng ly từng tí, một phần để bù đắp thiếu thốn của bản thân ngày trước. Con chị thường xuyên được mẹ cho mặc quần áo đẹp, cực kỳ ăn diện.
Khi trường mẫu giáo chuẩn bị khai giảng, nếu các phụ huynh khác bận rộn mua đồ dùng học tập thì chị Châu lại vội vàng ra trung tâm thương mại để sắm sửa thêm váy áo sành điệu cho con. Dù chồng khuyên con đã có rất nhiều quần áo, mua thêm sẽ lãng phí nhưng chị Châu chẳng nghe. Bà mẹ trẻ nói: "Học kỳ mới phải có diện mạo mới. Nếu không con gái đi học mẫu giáo bị coi thường thì sao?".
Con gái chị Châu giống như công chúa Disney trong tập thể lớp. (Ảnh minh họa)
Ngày nhập học, con gái chị Châu quả thực nổi bật nhất lớp. Trong khi các bạn đều ăn mặc bình thường thì cô bé lại lộng lẫy như công chúa Disney. Cô nhóc mới học mẫu giáo nhưng cũng ý thức được sự nổi bật của mình nên khá kiêu ngạo với bạn bè xung quanh. Tuy nhiên, mọi điều sau đó không mấy tốt đẹp. Vừa tan học, con gái chị Châu đã khóc òa lên, kể lể với mẹ chuyện các bạn không muốn chơi với mình.
Chị Châu vội gọi cho cô giáo và được xác nhận sự việc. Đến lúc này, bà mẹ trẻ mới ngẩn ra: "Ăn mặc đẹp hơn có sai không?".
Mặc đẹp không sai, nhưng quá khác thường cũng không tốt!
Thực chất ở độ tuổi quá nhỏ, trẻ chưa thể phân biệt hết đúng sai và cũng chưa có ý thức về chuyện ăn mặc. Khái niệm xấu, đẹp là do cha mẹ áp đặt. Nhiều cha mẹ cho con ăn mặc thật sành điệu, trải chuốt nhằm mục đích phô trương khả năng tài chính của mình. Chính điều này vô tình gây hại cho con. Theo đó, việc luôn trở thành tâm điểm trong một thời gian dài sẽ tác động không tốt đến sự phát triển của trẻ.
Bà Lý Mai Cẩn, giáo sư nổi tiếng tại Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc cho hay: "Tôi đã từng nhắc nhở các bậc phụ huynh rất nhiều về chuyện: "Đừng cho con gái mặc đẹp quá". Đây không phải lời cảnh báo suông bởi thực tế cho thấy, việc để trẻ ăn diện quá mức có thể gây ra 3 ảnh hưởng tiêu cực sau:
- Ảnh hưởng đến việc học
Chọn lựa trang phục đẹp mỗi ngày là một công việc tốn nhiều thời gian và sức lực. Trẻ còn nhỏ, việc học tập nên là ưu tiên hàng đầu, thay vì suy nghĩ lung tung mai mặc mốt gì, phối áo này với chân váy nào? Bị phân tâm như vậy thì trẻ khó lòng bảo đảm việc học.
Giáo sư Lý Mai Cẩn.
- Khiến trẻ tăng tính phù phiếm
Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của con. Nếu cha mẹ quá chú trọng đến các giá trị vật chất bên ngoài thì trẻ có thể học theo tính cách này, trở nên ngưỡng mộ những thứ phù phiếm. Điều này có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.
- Khiến trẻ hình thành quan điểm sai lầm về tiêu dùng
Cha mẹ cho con ăn diện quá mức có thể khiến con nghĩ rằng việc mua sắm xa hoa là bình thường. Con dễ bị nghiện mua sắm, và nghĩ chỉ cần mình thích thì đắt tiền nên mấy cũng cứ mua! Đây là quan điểm tiêu dùng cực kỳ sai lầm. Bên cạnh đó, trẻ quen với nếp sống trưng diện từ nhỏ thì khi lớn lên, thói quen này sẽ ăn sâu vào nếp sống hàng ngày. Thực tế, nhiều cô gái sẵn sàng hy sinh những giá trị đạo đức để thỏa mãn giá trị bề ngoài.
Bà Phương Hằng - CEO Đại Nam tiết lộ rằng có thể dành một nửa tài sản "cống hiến" cho miền Trung vì một lý do Lý do để bà Phương Hằng và ông chủ Đại Nam không tiếc tài sản cống hiến cho miền Trung là gì? Mới đây, bà Phương Hằng - CEO Đại Nam cũng đã lên tiếng chia sẻ về việc mình và chồng đã từng và sẽ tiếp tục "cống hiến" cho miền Trung "Biết đâu sau này một nửa tài sản hơn chúng...