Biển cấm đổ rác như ‘tàng hình’, rác chất đống lòng đường, vỉa hè, dạ cầu
Dạo quanh một vòng tại TP.HCM, không khó gặp những bãi rác mọc lên khắp nơi dưới chân cầu, cạnh trường học, dọc đường ray xe lửa…
Thậm chí ở những nơi có biển báo cấm đổ rác thì rác càng nhiều.
Hình ảnh trái ngược tại nơi có gắn biển cấm đổ rác – Ảnh: CHÂU TUẤN
Hầu hết các bãi đất trống trong thành phố đều “nghiễm nhiên” trở thành bãi rác của người dân. Dọc các tuyến đường lớn như Phan Văn Trị ( quận Bình Thạnh), Lương Ngọc Quyến ( quận Gò Vấp), Phạm Văn Đồng (TP Thủ Đức), quốc lộ 1 (TP Thủ Đức và quận 12)… tình trạng đổ rác gây ô nhiễm diễn ra ngày càng trầm trọng.
Khu vực gần sát Trường quốc tế Việt – Úc (đường Lương Ngọc Quyến, quận Gò Vấp), bất chấp biển cấm, một bãi rác khổng lồ tồn tại hơn 3 năm qua, từ quần áo, cơm thừa canh cặn đến những tấm đệm cũ… Thậm chí có những hôm rác tràn quá nửa đường, bốc mùi hôi thối nồng nặc khiến người đi qua ai cũng lắc đầu ngao ngán.
Bãi rác tồn tại nhiều năm qua trên đường Lương Ngọc Quyến (phường 5, quận Gò Vấp) – Ảnh: CHÂU TUẤN
Trong khi đó, người dân sống ở khu vực giao lộ Nguyên Hồng – Phan Văn Trị (quận Bình Thạnh) phản ảnh tại đây có tới ba tấm biển cấm đổ rác và ghi kèm các mức phạt với người vi phạm nhưng đâu rồi cũng vào đó, rác vẫn chất thành đống sau mỗi đêm.
Một người bán hàng ở khu vực này chia sẻ: mỗi ngày đều có người đến dọn dẹp và trông chừng. Nhưng tối đến, người ta không trông nữa là lại có người đem rác tới xả. Dần dần, nơi đây biến thành một điểm tập kết rác.
Đổ trên đường chán chê, nhiều người tiện tay ném rác xuống kênh rạch. Trời nắng, nước cạn lộ đáy, thấy rõ đàn chuột bò lúc nhúc. Đến ngày nước lên thì trăm loại rác thi nhau đổ về, trôi nổi trên dòng nước đen ngòm, bốc mùi nồng nặc.
Rác ngổn ngang dưới một cây cầu dân sinh tại phường 15, quận Bình Thạnh – Ảnh: CHÂU TUẤN
Sống gần Rạch Dừa, chị Hoàng Mai Uyên (22 tuổi, ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức) cho biết bản thân chứng kiến cảnh người dân hai bên rạch vứt rác xuống nước nhiều như cơm bữa.
“Tã bỉm, chai dầu ăn thừa, bồn cầu cũ… họ vứt tất cả những gì họ muốn xuống rạch. Phòng trọ của tôi rất nóng nhưng mở cửa ra toàn ngửi thấy mùi hôi nên đành đóng cửa suốt ngày. Chỗ này muỗi, chuột sinh sôi dữ lắm. Ở đây chắc người sợ chuột chứ không có chuyện ngược lại đâu”, chị Uyên thở dài.
Trồng cây xanh ngăn xả rác
Vào tháng 3-2022, với mục đích tuyên truyền cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường, nơi công cộng và không xả rác thải sinh hoạt ra đường, cống, rãnh… TP Thủ Đức tổ chức lễ phát động các phường đồng loạt ra quân tổng vệ sinh và trồng cây xanh.
Trong đó, phường Hiệp Bình Chánh có khoảng 100 người tham gia ra quân trồng cây và tổng vệ sinh khu vực. Khoảng 50 cây chuông vàng đã được trồng dọc hành lang đường sắt trên tuyến song hành – Kha Vạn Cân. Dự kiến trong năm nay, phường sẽ tiếp tục vận động trồng 2.500 cây trên địa bàn theo hình thức xã hội hóa.
Video đang HOT
Đủ loại rác thải người ta ném xuống kênh, rạch – Ảnh: CHÂU TUẤN
Nhiều bãi rác mọc lên dọc các tuyến đường khang trang – Ảnh: CHÂU TUẤN
Khu đất trống dọc quốc lộ 1 (quận 12) biến thành bãi rác – Ảnh: CHÂU TUẤN
Bị chèo kéo, chen lấn khi vui chơi ở chân cầu Thủ Thiêm 2
Tình trạng hàng quán lộn xộn, chèo kéo khách, rác xả quanh khu vực chân cầu Thủ Thiêm 2 khiến Công Việt (22 tuổi) e ngại trở lại lần sau.
Từ quận Gò Vấp chạy sang cầu Thủ Thiêm 2, Công Việt và bạn dựng xe bên lề, tranh thủ chụp vài kiểu ảnh.
Đây là lần thứ 2 anh dừng chân hóng mát tại nơi này vào cuối tuần. Từ khi cầu được khánh thành, nối khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vào trung tâm TP.HCM, thời gian đi lại của Việt rút ngắn 5-10 phút.
Chàng trai cho biết trước đây, nếu muốn qua khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ, anh phải chạy vòng xuống hầm Thủ Thiêm, mất thêm tầm 10 phút. Không chỉ di chuyển thuận tiện, nơi đây còn là điểm vui chơi mới nằm trong danh sách yêu thích của Việt.
Cầu Thủ Thiêm 2 thu hút nhiều bạn trẻ đến hóng mát, vui chơi vào buổi chiều.
Thiếu chỗ chơi
Theo Việt, các loại hình giải trí ở TP.HCM mở ra ngày càng nhiều nhưng số lượng không đi kèm với chất lượng. Dịch vụ đắt đỏ, tăng giá, mô hình xuống cấp, nhàm chán là những nguyên nhân khiến người trẻ không còn mặn mà với các tụ điểm này.
"Đi mãi vài chỗ cũng chán nên tôi thích đến những địa điểm mới. Gần nhà tôi có công viên nhưng chủ yếu dành cho cư dân tập thể dục, khuôn viên khá nhỏ. Tôi ra đây vì thích view hướng sông, tận hưởng khung cảnh tấp nập của thành phố", Việt bày tỏ.
Tương tự Công Việt, Đức Thuận (23 tuổi) cũng không còn thấy hứng thú với các loại hình giải trí, vui chơi lặp đi lặp lại bên trong nội thành.
Trước đây, anh và bạn bè thường hẹn nhau ăn uống rồi ghé một quán pub nghe nhạc, tán gẫu. Đây là hoạt động quen thuộc của nhóm vào mỗi cuối tuần và kéo dài suốt nhiều năm qua.
"Những tổ hợp vui chơi như Suối Tiên, Đầm Sen đã cũ kỹ. Phố đi bộ Nguyễn Huệ thì hàng rong chiếm đóng. Mỗi cuối tuần, việc đi đâu, làm gì sao cho vui vẻ, hợp túi tiền trở thành quyết khó khăn với chúng tôi", Thuận lý giải.
Thả diều là hoạt động nổi bật bên dưới chân cầu Thủ Thiêm 2.
Chiều 2/7, Thuận cùng bạn bè mua một con diều cỡ lớn. Thả diều là trò chơi anh mới khám phá gần đây. Mỗi cuối tuần, anh dành trọn thời gian để ngắm nhìn bầu trời đầy màu sắc cùng không gian thoáng đãng tại bãi đất trống dưới chân cầu Thủ Thiêm 2.
Trên thực tế, Thuận phải đi chặng đường khá xa để đến cầu. Nhưng theo anh, trải nghiệm này còn thú vị hơn so với việc xem phim, ngồi cà phê hoặc tham quan trong những trung tâm thương mại.
"Từ nhà tôi đến đây mất khoảng một giờ đồng hồ để di chuyển. Tuy vậy, để được thử trò chơi mới, tôi vẫn hào hứng và không thấy mệt mỏi", anh nói.
Nhiều bạn trẻ nán lại để chụp vài bức ảnh với công trình mới của thành phố.
Hàng quán tràn lan, thiếu chỗ gửi xe
Theo ghi nhận của Zing, chiều cuối tuần, cầu Thủ Thiêm 2 và khu vực bãi đất trống dưới chân cầu thu hút nhiều bạn trẻ, gia đình đến nghỉ chân hóng mát, đi dạo, chụp ảnh. Nơi đây cũng diễn ra nhiều bộ môn như đạp xe, thả diều, trượt ván...
Sau gần 3 tháng ra mắt, địa điểm này trở thành địa điểm tập trung mới của người trẻ. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề bất cập xuất hiện tại đây khiến trải nghiệm vui chơi không còn như kỳ vọng.
Nhiều người trẻ khó tìm kiếm địa điểm gửi xe ở chân cầu, do đó xếp xe dọc vỉa hè.
Đứng trên cầu Thủ Thiêm 2, Như Quỳnh (21 tuổi, TP Thủ Đức) cùng nhóm bạn cố gắng chụp những hình ảnh đẹp trước khi trời tắt nắng. Họ xếp 3 chiếc xe máy trải dài, nối tiếp nhau theo vỉa hè. Vừa chụp ảnh, họ vừa quan sát xe vì không có ai trông coi.
Như Quỳnh cho biết cô không tìm được bãi gửi xe, thấy phần lớn mọi người đều xếp xe như vậy nên đành làm theo.
"Chúng tôi đến cầu chủ yếu vì tò mò và mong muốn chụp ảnh check-in. Nhà khá xa, tôi không chắc mình sẽ quay lại nơi này để vui chơi", Như Quỳnh bộc bạch.
Dù tuyến đường dưới chân cầu vẫn chưa được lắp đèn, khu vực này vẫn thu hút nhiều người vào chiều tối.
Trong khi đó, thấy cảnh đông người tập trung ở cầu, Nhật Vy (24 tuổi, quận Gò Vấp) và Minh Cường (25 tuổi, quận 8) không dừng lại check-in mà di chuyển xuống bãi đất trống. Lần đầu tiên đến đây, cả hai lúng túng khi không tìm được nơi gửi xe công cộng ngoài chỗ giữ của các hàng quán.
Đảo vài vòng quan sát, đôi trẻ được người phụ nữ bán hàng rong đề nghị giữ giúp xe với điều kiện phải mua đồ. Hết cách, Vy và Cường đành chấp nhận.
Với giá chỉ khoảng 45.000 đồng cho hai ly nước lớn, Cường nhận xét đây là mức giá bình dân và dễ tiếp cận số đông, đặc biệt là các bạn trẻ.
Tuy nhiên, anh cũng tỏ ra nghi ngại khi hàng quán dựng dưới chân cầu, gây mất mỹ quan đô thị, cùng với hoạt động buôn bán không tổ chức khiến địa điểm vui chơi này sẽ kém hấp dẫn trong thời gian tới.
Các hàng quán xếp bàn ghế tràn ra đường. Người dân khó tìm được bãi gửi xe.
Công Việt cũng đồng tình với ý kiến trên. Bên cạnh những lợi ích, anh cho rằng nhược điểm của các khu vực công cộng là tính tự phát. Vì không có chỗ giữ xe, người dân để phương tiện ngay tại lề đường, đậu tràn ra ngoài chiếm không gian của người tham gia giao thông.
Quán ăn vặt, nước uống mọc ra lộn xộn kèm theo tình trạng xả rác tràn lan khiến nơi này trở nên bát nháo.
"Ngoài ra, tình trạng chèo kéo khách, chen lấn cũng khá phổ biến. Đây là điều tôi không hài lòng nhất và phân vân cho việc trở lại vào lần sau. Thế nhưng, bù lại giá nước, đồ ăn lại rất hợp túi tiền, dao động từ 20.000-50.000 đồng. Buổi chiều có thể ngắm thả diều, buổi tối thì nhìn đường phố lên đèn. Tôi nghĩ cần một biện pháp nào đó để giới trẻ có chỗ vui chơi mà vẫn đảm bảo an toàn".
Cầu Thủ Thiêm 2 được khởi công từ năm 2015 và chính thức thông xe vào ngày 28/4. Cầu được khánh thành vào dịp cả nước chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày thống nhất đất nước 30/4 và ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Chân cầu Thủ Thiêm 2 phía TP Thủ Đức kết nối đại lộ Vòng cung (tuyến R1) trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Về tổng thể, công trình đã hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định. Tuy nhiên, hệ thống chiếu sáng mỹ thuật - được xem là điểm nhấn của cầu Thủ Thiêm 2 đến nay vẫn chưa được triển khai.
Cầu Thủ Thiêm 2 được mong đợi đem lại diện mạo mới cho hai khu trung tâm sầm uất của thành phố. Công trình còn kết nối giao thông khu đô thị mới Thủ Thiêm với trung tâm thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Ùn ứ rác ở nội đô là do trời mưa Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, trời mưa khiến đường lên khu đổ rác không được ổn định, dẫn đến tình trạng ứ đọng rác trên địa bàn. Tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội chiều 1/7, ông Mai Trọng Thái, PGĐ Sở TN&MT trả lời về tình trạng ùn ứ rác trong tuần qua. Theo ông,...