Biển báo có cũng như không
Trên địa bàn Hà Nội, nhằm đảm bảo thông thoáng và trật tự an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông, ngành chức năng đã tổ chức cắm nhiều biển báo cấm ô tô dừng đỗ, lấn chiếm lòng lề đường. Tuy nhiên, nhiều chủ phương tiện ý thức kém đã thản nhiên dừng đỗ, bất chấp biển cấm. Tình trạng này khiến trật tự an toàn giao thông trở nên phức tạp, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có những biện pháp mạnh tay hơn để chấn chỉnh. Vi phạm tràn lan
Theo ghi nhận thực tế tại nhiều địa bàn như: Hà Đông, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng… trên các tuyến phố, tình trạng phương tiện vô tư chiếm dụng lòng đường làm nơi dừng đỗ, gây cản trở giao thông vẫn diễn ra.
Ô tô dừng đô trên đường Tô Hiệu, quận Hà Đông
Cụ thể, tại quận Hà Đông, theo quan sát tại các trục đường như Tô Hiệu, Quang Trung, đường trục chính qua Khu đô thị Văn Phú đoạn khu nhà TT20… cảnh ô tô dừng đỗ dưới lòng đường tương đối phổ biến. Cá biệt, tại đường Trần Phú, khu vực số nhà 197 dù lượng người và phương tiện lưu thông qua đây cao, song vẫn có hàng chục ô tô nối nhau đỗ san sát dưới lòng đường.
Còn tại tuyến phố Cầu Mới (quận Đống Đa), do là điểm nối giữa đường Láng và đường Nguyễn Trãi nên tuyến phố này tương đối nhỏ hẹp, để đảm bảo các phương tiện được lưu thông thông suốt, các ngành chức năng đã cắm biển một chiều. Tuy nhiên, tình trạng đậu, đỗ xe vô tội vạ ngay dưới lòng đường khiến giao thông trên tuyến phố bị cản trở, thu hẹp. Việc dừng đỗ trái phép của hàng loạt phương tiện, đã khiến con phố này thường xuyên chịu cảnh ùn tắc.
Phương tiện dừng đỗ ngay trước biển cấm trên trục đường Nguyễn Trãi
Tương tự, tại đường Giáp Nhất, Thượng Đình (quận Thanh Xuân), đường Nguyễn Thượng Hiền (quận Hai Bà Trưng), đường Yết Kiêu (quận Hoàn Kiếm)… dù ngay đầu đường đã được cắm biến cấm song nhiều ô tô vẫn ngang nhiên vi phạm. Tại những khu vực này, tình trạng vi phạm dừng đỗ đặc biệt nổi cộm vào khung giờ 11h sáng đến 13h chiều, khi vắng bóng tuần tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Một điểm chung khác là, do phần lớn các tuyến đường nơi cắm biển cấm dừng đỗ đều có mặt cắt lòng đường nhỏ, hẹp chỉ đủ cho 2 làn xe. Bởi vậy, ô tô nối đuôi nhau dừng đỗ ngay dưới lòng đường khiến việc di chuyển của các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn.
Cần quyết liệt chấn chỉnh
Khách quan nhìn nhận, tình trạng xe ô tô dừng đỗ sai quy định là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc, mất an toàn giao thông tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng đã nhiều lần tổ chức ra quân, xử lý vi phạm. Minh chứng dễ thấy là ở các đợt xử lý vi phạm cao điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội và Mệnh lệnh 02 của Giám đốc Công an Thành phố, trật tự an toàn giao thông về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, do bất cập của hạ tầng nên tình trạng dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường vẫn tái diễn. Nói cách khác, trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu điểm đỗ xe tĩnh như hiện nay, việc xử lý các trường hợp dừng, đỗ tại các tuyến không tên, mặt cắt lòng đường nhỏ rất khó khăn.
Được biết, trên địa bàn Thành phố, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới đáp ứng được 8-10% nhu cầu, còn lại 90-92% số phương tiện đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, lòng đường, sân trường, bệnh viện, hoặc tại các khu đất trống chờ dự án. Những vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm đỗ có vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ…
Khách quan nhìn nhận, tình trạng xe ô tô dừng đỗ sai quy định là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ùn tắc, mất an toàn giao thông tại các thành phố lớn, nhất là Hà Nội. Trước thực trạng này, các lực lượng chức năng đã nhiều lần tổ chức ra quân, xử lý vi phạm.
Minh chứng dễ thấy là ở các đợt xử lý vi phạm cao điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội và Mệnh lệnh 02 của Giám đốc Công an Thành phố, trật tự an toàn giao thông về cơ bản đã có những chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, do bất cập của hạ tầng nên tình trạng dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường vẫn tái diễn. Nói cách khác, trong hoàn cảnh Hà Nội đang thiếu điểm đỗ xe tĩnh như hiện nay, việc xử lý các trường hợp dừng, đỗ tại các tuyến không tên, mặt cắt lòng đường nhỏ rất khó khăn.
Được biết, trên địa bàn Thành phố, diện tích đất dành cho giao thông tĩnh và các điểm, bãi đỗ xe công cộng mới đáp ứng được 8-10% nhu cầu, còn lại 90-92% số phương tiện đang đỗ tại các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, sân cơ quan, lòng đường, sân trường, bệnh viện, hoặc tại các khu đất trống chờ dự án. Những vị trí này đều không được cấp phép và rất nhiều điểm đỗ có vi phạm về trật tự xã hội, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ…
Trở lại câu chuyện phương tiện dừng, đỗ tràn lan dưới lòng đường, theo tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ đã quy định khá rõ về mức xử lý vi phạm. Chẳng hạn, đối với người điều khiển phương tiện phải tuân thủ chấp hành hệ thống biển báo hiệu đường bộ trên đường. Với các tuyến đường có cắm biển cấm, tài xế chỉ cần dừng xe ô tô, dù vẫn nổ máy và ngồi trên xe cũng vẫn bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt với lỗi “Dừng xe không đúng nơi qui định”, phạt tiền từ 300-400.000 đồng.
Còn trường hợp tài xế cho xe ô tô đỗ trên tuyến đường này thì bị sẽ bị lập biên bản xử phạt mức từ 600 – 800.000 đồng. Và trường hợp ô tô dừng đỗ trên đường, gây cản trở, ùn tắc giao thông có thể bị các lực lượng chức năng như Công an phường sở tại, Thanh tra Giao thông quận, Đội CSGT trật tự cơ động quận hoặc Đội CSGT thuộc Phòng CSGT Công an TP Hà Nội đến lập biên bản xử phạt theo quy định.
Thiết nghĩ, thời gian tới để khắc phục tình trạng này, các cơ quan chức năng cần mạnh tay chấn chỉnh tình trạng dừng, đỗ phương tiện gây cản trở giao thông. Tuy nhiên, về lâu dài đây chỉ là biện pháp tạm thời, điều quan trọng nhất vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Bởi, xét cho cùng vi phạm thì phải bị xử lý, nhưng không phải lúc nào lực lượng chức năng cũng có mặt kịp thời để xử lý vi phạm.
Luyện Đinh
Theo LĐTĐ
Hà Nội phân luồng giao thông thi công đường vành đai 2 trên cao
Để phục vụ thi công tuyến đường vành đai 2 trên cao (Vĩnh Tuy-Ngã Tư Sở), Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có phân luồng, tổ chức giao thông cho các phương tiện lưu thông theo hướng cầu Vĩnh Tuy đi cầu Mai Động.
Đoạn đầu đường Trường Chinh-Ngã Tư Vọng thuộc dự án xây dựng đường vành đai 2. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Cụ thể, trên tuyến đường Minh Khai (Vĩnh Tuy-Mai Động), các đơn vị thi công sẽ rào chắn 1/2 mặt cắt đường Minh Khai hướng trái tuyến (phía khu đô thị Time City) tại 6 phân đoạn thi công.
Sở Giao thông Vận tải sẽ tổ chức giao thông một chiều cho các phương tiện lưu thông theo hướng cầu Vĩnh Tuy đi cầu Mai Động trên phần đường mới hoàn thiện; tổ chức giao thông một chiều cho các phương tiện lưu thông theo hướng cầu Mai Động đi cầu Vĩnh Tuy trên đường Minh Khai. Thời gian rào chắn và phân luồng giao thông thực hiện từ 25/12/2018 đến 25/1/2019.
Trên tuyến đường Kim Ngưu (khu vực gần nút giao Cầu Mai Động-Kim Ngưu-Minh Khai) thi công cống D1250 dọc tuyến Vành đai 2 mở rộng. Vì vậy, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ rào chắn tuyến đường Kim Ngưu đồng thời tổ chức giao thông hai chiều cho các phương tiện lưu thông trên phần đường tạm mở rộng. Thời gian rào chắn và phân luồng giao thông thực hiện từ 25/12/2018 đến 10/1/2019.
Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội yêu cầu Tập đoàn Vingroup-Công ty cổ phần và nhà thầu trước khi tiến hành công tác rào chắn, phải phối hợp với Ban Duy tu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) và đơn vị quản lý đường để thống nhất khối lượng bàn giao mặt bằng hiện trạng giữa các bên có liên quan trên tuyến đường Minh Khai (đoạn từ Vĩnh Tuy đến Mai Động) và các tuyến đường có liên quan.
Các đơn vị thi công bố trí đầy đủ hệ thống biển báo đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động tại khu vực thi công, hệ thống chiếu sáng; chịu hoàn toàn trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn giao thông trên toàn tuyến và khu vực nhà dân 2 bên đường.
Các phương tiện phục vụ thi công (xe chở vật liệu, phế thải...) phải đăng ký xin giấy phép của cấp có thẩm quyền mới được phép vào khu vực thi công...
Được biết, dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở kết hợp với mở rộng đoạn đường bằng từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng với tổng mức đầu tư gần 9.500 tỷ đồng theo hình thức BT (xây dựng-chuyển giao) khởi công vào ngày 22/4/2018. Trong đó, giai đoạn 1 từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở có thể thi công trong vòng 15 tháng.
Tuyến đường vành đai 2 trên cao được xây mới hoàn toàn gồm 1 cầu chính và 3 cầu dẫn nối từ các điểm đầu là Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở. Tổng chiều dài toàn tuyến là 5,1km, rộng 19m, có 3 vị trí lên xuống có bề rộng cầu là 17m. Tuyến đường được thiết kế hệ thống chiếu sàng, thoát nước, tường chống ồn, hệ thống biển báo và an toàn giao thông.
Phần đường đi bằng Vĩnh Tuy-Chợ Mơ-Ngã Tư Vọng được thực hiện mở rộng với mặt cắt từ 53,5m-63,5m theo chỉ giới đường đỏ đường vành đai 2 với tổng chiều dài 3,1km. Sau khi được mở rộng, đường vành đai 2 có quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn xe dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng từ 4-6m mỗi bên...
Đường vành đai 2 (trên cao và đi bằng) đi qua 4 quận là Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và Đống Đa với tổng mức đầu tư gần 9.500 tỷ đồng trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 4.194 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2018-2020./.
Theo Vietnam
Hà Nội: Nữ tài xế lái CX5 bất ngờ lao thẳng xe xuống... mương nước thải Nữ tài xế lái xe Mazda CX5 biển số 30F - 394.72 do mất lái nên lao thẳng xe xuống mương nước thải tại ngõ 325 Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Chiếc xe Mazda CX5 lao thẳng xuống mương nước thải. Theo thông tin từ người dân có mặt tại hiện trường, khoảng hơn 11 giờ trưa ngày 20/11, một phụ...