BIDV quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt với 4.786 tỷ đồng
Với tổng cộng hơn 3,41 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, BIDV sẽ chi ra khoảng hơn 4.786 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức này.
Giao dịch tại BIDV. (Nguồn: BIDV)
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo về việc chi trả cổ tức, theo đó tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 và 2018 là 14% bằng tiền mặt.
Cụ thể, cổ tức năm 2017 là 7%/cổ phiếu, tức mỗi cổ phiếu sẽ được nhận 700 đồng. Cổ tức năm 2018 cũng là 7%/cổ phiếu, tương đương mỗi cổ phiếu nhận 700 đồng. Tổng tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt hai năm 2017 và 2018 là 14%/cổ phiếu, mỗi cổ phiếu nhận 1.400 đồng.
Với tổng cộng hơn 3,41 tỷ cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, BIDV sẽ chi ra khoảng hơn 4.786 tỷ đồng cho đợt chia cổ tức này. Ngày đăng ký cuối cùng là ngày 8/11/2019 và ngày dự kiến thanh toán là 12/12/2019.
Thông tin này khá bất ngờ với thị trường nói chung và nhiều nhà đầu tư nói riêng khi BIDV cùng với VietinBank vẫn là những ngân hàng luôn mong muốn được chi trả cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn trong năm nay, giữa bối cảnh gọi vốn rất khó khăn còn áp lực của Basel II ngày càng nặng nề.
Về việc này Ngân hàng Nhà nước cũng nhiều lần kiến nghị lên Chính phủ nội dung tương tự đối với nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Video đang HOT
BIDV cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng với mức tiết giảm chi phí hoạt động lên tới 500 tỷ đồng giúp lợi nhuận thuần 9 tháng năm nay tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, BIDV tiếp tục trích lập dự phòng thêm 5.756 tỷ đồng trong quý 3 nên lợi nhuận trước thuế lũy kế đến hết quý 3 của BIDV ghi nhận ở mức 7.028 tỷ đồng.
Tổng thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 34.258 tỷ đồng. Bên cạnh đó, do chi phí hoạt động giảm 4,6%, tương đương giảm hơn 500 tỷ đồng còn 10.729 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng đạt 23.529 tỷ đồng, tăng 8,8%.
Tín dụng – mảng kinh doanh cốt lõi của BIDV – vẫn ghi nhận tăng trưởng thu nhập lãi thuần trong 9 tháng với mức thu nhập lãi thuần đem về là 26.398 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, mảng dịch vụ đem về 3.019 tỷ đồng lãi thuần, tăng 19%. Mảng kinh doanh ngoại hối đem về 1.077 tỷ đồng lãi thuần, tăng 35%. Mảng mua bán chứng khoán kinh doanh ghi nhận 262 tỷ đồng lãi thuần.
Ngoài ra, BIDV cũng ghi nhận 3.592 tỷ đồng lãi thuần từ các hoạt động khác, tăng 25%.
Tính đến hết ngày 30/9, tổng tài sản ngân hàng này ở trên mức 1,42 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,6%, đạt 1,07 triệu tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách tăng 9,6%, đạt hơn 1,08 triệu tỷ đồng. Hiện nay nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) của ngân hàng này đều giảm.
Về vốn chủ sở hữu của BIDV đến hết ngày 30/9 ở mức 59.377 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm. Giao dịch bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có nhiều chuyển biến tích cực, ngày 22/7 Hội đồng quản trị BIDV đã thông qua các văn kiện chào bán hơn 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc) với tổng giá trị hơn 20.295 tỷ đồng.
Ngày 25/10, BIDV cũng đã nhận được văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo nhận đủ hồ sơ đăng ký phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank, đây là cơ sở để 2 bên triển khai các thủ tục cuối cùng tiến tới hoàn tất giao dịch./.
Theo Hồng Hạnh (Vietnam )
UBCKNN công bố tin nóng về thương vụ M&A cao nhất lịch sử ngành ngân hàng
Giao dịch mua bán cổ phần giữa BIDV và KEB Hana Bank được coi là thương vụ M&A có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Ngày 25/10/2019, UBCK Nhà nước đã công bố thông tin mới nhất về thương vụ này.
Theo thông tin Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán BID) vừa cho biết, ngày 25/10/2019, BIDV đã nhận được văn bản số 6479/UBCK-QLCB của UBCK Nhà nước thông báo nhận đủ hồ sơ đăng ký phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank. Đây chính là cơ sở để 2 bên triển khai các thủ tục cuối cùng tiến tới hoàn tất giao dịch.
Theo đó, UBCK Nhà nước công bố đã nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo Giấy đăng ký chào bán riêng lẻ ngày 02/08/2019 của BIDV và đã công bố trên website của UBCK Nhà nước.
Trước đó, ngày 22/7/2019, Hội đồng quản trị BIDV đã thông qua các văn kiện chào bán hơn 603 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank với tổng giá trị hơn 20.295 tỷ đồng.
Hiện tại, vốn chủ sở hữu của BIDV đến hết ngày 30/9/2019 ở mức 59.377 tỷ đồng, tăng 8,8% so với đầu năm.
Ngay từ khi thông tin thương vụ KEB Hana Bank được công bố, trên thị trường chứng khoán, mã cổ phiếu BID đã bắt đầu tăng đều. Chốt phiên giao dịch ngày 25/10, thị giá dừng ở mức 40.200 đồng/cổ phiếu. Tính chung từ đầu quý 3 đến nay, mã BID đã tăng giá tới hơn 28%. Vốn hoá thị trường theo đó vào khoảng 137.774 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong ngày 25/10/2019, BIDV phát đi một tín hiệu mừng cho các Nhà đầu tư khi thông báo về việc chi trả cổ tức, theo đó tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2017 và 2018 là 14% bằng tiền mặt (1 cổ phiếu nhận được 1.400 đồng); Ngày chốt danh sách cổ đông là 08/11/2019, ngày thanh toán là 12/12/2019.
Trước đó, ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu năm 2019 với kết quả khả quan. Nhờ tiết giảm chi phí hoạt động lên tới 500 tỷ đồng, lợi nhuận thuần 9 tháng năm nay của ngân hàng này tăng tới tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, BIDV tiếp tục trích lập dự phòng thêm 5.756 tỷ đồng trong Quý III nên lợi nhuận trước thuế lũy kế đến hết Quý III của BIDV ghi nhận ở mức 7.028 tỷ đồng.
R iêng trong quý 3 vừa qua, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 8.752 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trong Quý 3 cũng tăng 28% lên mức 1.050 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh từ lỗ 3,2 tỷ đồng chuyển sang lãi hơn 175 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 342 tỷ đồng; thu nhập khác cũng ở mức 1.491 tỷ đồng.
Đặcbiệt, chi phí hoạt động quý 3 giảm tới 17% xuống còn 3.513 tỷ, sau khi trừ đi khoản chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, BIDV báo lãi trước thuế riêng Quý 3 đạt 2.319 tỷ đồng, tăng 1,5%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, tổng thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 34.258 tỷ đồng; bên cạnh đó, do chi phí hoạt động giảm 4,6%, tương đương giảm hơn 500 tỷ đồng còn 10.729 tỷ đồng nên lợi nhuận thuần trước trích lập dự phòng đạt 23.529 tỷ đồng, tăng 8,8%.
Tính đến hết ngày 30/9/2019, tổng tài sản ngân hàng này ở trên mức 1,42 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,6%, đạt 1,07 triệu tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách tăng 9,6%, đạt hơn 1,08 triệu tỷ đồng. Theo phần thuyết minh, hiện nay nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nhóm 4) của ngân hàng này đều giảm.
Không chỉ có kết quả kinh doanh khả quan, ngân hàng này còn đưa ra nhiều chính sách lãi suất, sản phẩm để hỗ trợ nền kinh tế. Cụ thể, từ ngày 01/08/2019 đến ngày 31/12/2019, BIDV giảm mức trần lãi suất 0,5%/năm so với trước đó và thấp hơn 1,0%/năm so với trần quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dành cho các đối tượng khách hàng ưu tiên theo quy định của NHNN. Trước đó, từ ngày 10/01/2019, BIDV đã giảm lãi suất cho vay 0,5%/năm đối với tất cả lĩnh vực ưu tiên (từ mức 6,5%/năm về mức 6,0%/năm).
Bên cạnh việc giảm trần lãi suất cho 03 nhóm đối tượng ưu tiên nêu trên, kể từ ngày 01/08/2019 đến ngày 31/12/2019, BIDV triển khai 2 gói tín dụng với quy mô lên tới 70.000 tỷ đồng với lãi suất giảm 0,5%/năm so với hiện nay. Trong đó, gói tín dụng dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô 60.000 tỷ đồng; gói tín dụng ngắn hạn dành cho Doanh nghiệp siêu nhỏ, Doanh nghiệp khởi nghiệp với quy mô 10.000 tỷ đồng.
P.V
Theo Petrotimes.vn
Lãi ròng BIDV giảm, nợ xấu nhích tăng Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm của BIDV đạt hơn 5.645 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,9%, trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,9% lên 2,09%. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã BID) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng đầu 2019 với lợi nhuận trước và sau...