BIDV nỗ lực đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, chung tay hỗ trợ đồng bào miền Trung
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) vừa công bố Báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và của ngành ngân hàng trước sự tác động của dịch bệnh Covid-19, BIDV nỗ lực để duy trì hoạt động kinh doanh ổn định, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động… tuy vẫn còn một số khó khăn như quy mô tăng trưởng thấp, còn nhiều thách thức trong việc hoàn thành các chỉ tiêu hiệu quả…
BIDV nỗ lực đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, chung tay hỗ trợ đồng bào Miền Trung.
Theo đó, đến 30/09/2020, tổng tài sản hợp nhất của BIDV đạt khoảng 1,468 triệu tỷ đồng, giảm 1,5% so với đầu năm, chủ yếu do giảm ròng cấu phần tiền gửi tại NHNN.
Đối với hoạt động huy động vốn, tiền gửi khách hàng đạt trên 1,145 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,8% (tăng ròng trên 30.840 tỷ đồng) so với đầu năm; mức tăng phù hợp với quy mô tăng trưởng tín dụng, nhằm đảm bảo hiệu quả cân đối vốn – sử dụng vốn toàn hệ thống.
Đối với hoạt động tín dụng, cho vay khách hàng đạt trên 1,145 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 2,5% (tăng ròng hơn 28.360 tỷ đồng) so với đầu năm.
Theo BIDV, nguyên nhân dẫn đến dư nợ tăng chậm tại ngân hàng này cũng như một số ngân hàng khác chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19; các gói tín dụng hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cần có thời gian để phát huy hiệu quả và phụ thuộc vào sức hấp thụ của thị trường. Tỷ lệ nợ xấu cho vay tổ chức và cá nhân của riêng khối ngân hàng thương mại được kiểm soát ở mức l,87%. Hiện nay, BIDV đang rà soát tổng thể nền khách hàng (tình hình tài chính, khả năng trả nợ, mức độ thiệt hại của từng khách hàng) để có biện pháp ứng xử phù hợp, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu.
Video đang HOT
Cùng với đó, hoạt động thu phi lãi ghi nhận kết quả tích cực khi thu dịch vụ ròng (không gồm thu phí từ hoạt động bảo lãnh) đạt hơn 3.667 tỷ đồng, tăng trưởng 21,5% (tăng ròng 648 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 1.254 tỷ đồng, tăng trưởng 16,4% (tăng ròng 177 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh và hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lần lượt đạt 479 tỷ đồng và 1.009 tỷ đồng, mức tăng ròng lần lượt là 217 tỷ đồng và 1.275 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Chênh lệch thu chi hợp nhất đạt hơn 23.181 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 7.062 tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, mức tăng trưởng phù hợp trong bối cảnh BIDV sử dụng nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế và khách hàng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. BIDV thực hiện trích đầy đủ dự phòng rủi ro theo phân loại nợ. Các chỉ tiêu an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu “lấy khách hàng là trung tâm, BIDV đã tổ chức thành công lễ phát động Chuyển đổi số nền khách hàng với chủ đề “BIDV Digi Up – Thay đổi để dẫn đầu”.
BIDV cũng là ngân hàng tiên phong trong ứng dụng công nghệ blockchain trong tài trợ thương mại tại Việt Nam. Thành công thử nghiệm bước đầu của việc phát hành LC bằng công nghệ blockchain là động lực quan trọng để BIDV nỗ lực đẩy mạnh số hóa các giao dịch tài trợ thương mại nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán xuất nhập khẩu trong nước;…
Với tinh thần tương thân tương ái “Vì miền Trung thương yêu”, trong bối cảnh đồng bào các tỉnh Miền Trung gặp nhiều khó khăn của đợt mưa lũ lịch sử đang diễn ra, BIDV dành ngân sách 8 tỷ đồng để hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào nhằm chia sẻ một phần thiệt hại do thiên tai. BIDV tích cực phối hợp với chính quyền địa phương các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam… để trực tiếp chuyển tới đồng bào thông qua các hình thức nhu yếu phẩm, hiện vật… phục vụ cho cuộc sống thiết yếu của đồng bào trong và sau khi lũ đi qua.
Trong quý IV/2020, BIDV sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình hệ thống, rà soát mức độ tác động của dịch Covid-19 và thiên tai để điều hành hoạt động kinh doanh theo hướng tập trung gia tăng các nguồn thu phi lãi, tăng cường các dịch vụ ngân hàng điện tử, tối đa hóa các nguồn thu và kiểm soát chi phí nhằm hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2020 đã đề ra.
Ngân hàng rục rịch báo lãi quý 3/2020
Một số ngân hàng mới đây đã hé lộ kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, trong đó có nhà băng đã hoàn thành kế hoạch cả năm.
Ngân hàng TMCP Liên Việt (LienVietPostBank - LPB) mới đây cho biết, tính đến 30/9/2020, vốn điều lệ của ngân hàng là 9.769 tỷ đồng, tổng tài sản của ngân hàng đạt 214.000 tỷ đồng, huy động thị trường 1 đạt 175.000 tỷ đồng và cho vay thị trường 1 đạt 160.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, lợi nhuận 9 tháng đầu năm của Ngân hàng đã vượt kế hoạch cả năm 2020 (1.700 tỷ đồng) khi đạt hơn 1.740 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo LienVietPostBank dự báo quý cuối năm, nền kinh tế tiếp tục phục hồi, nhu cầu vay kinh doanh, vay tiêu dùng sẽ tăng mạnh trở lại, tin tưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 của ngân hàng sẽ vượt kết quả năm 2019 và đạt mức cao nhất trong 12 năm hoạt động của ngân hàng.
Tại ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB), trong 9 tháng đầu năm, tổng tài sản của ngân hàng hợp nhất đã đạt hơn 166 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 98% kế hoạch 2020; lợi nhuận trước thuế đạt 1.666 tỷ đồng, vượt kế hoạch của cả năm 2020 (1.439 tỷ đồng) và tăng khoảng 56% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 1.328 tỷ đồng, bằng 127% tổng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2019.
MSB cho biết đã hoàn tất việc xử lý toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC theo đúng cam kết đối với cổ đông trong Đại hội Cổ đông thường niên của ngân hàng hồi tháng 5/2020. Theo đó, thời gian tới ngân hàng sẽ không phải trích lập dự phòng cho khoản trái phiếu VAMC, trong khi lại có thể gia tăng lợi thế vốn cũng như đảm bảo việc nâng cao chất lượng tài sản trong bối cảnh kinh tế biến động và dịch bệnh diễn biến khó lường.
VIB cũng công bố kết quả kinh doanh ấn tượng. Trong quý 3 VIB đạt 1.668 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 30% so với quý 2/2020 và tăng 52% so với quý 3/2019.
Lũy kế 9 tháng, tổng doanh thu của VIB đạt 7.854 tỷ đồng, tăng 34%; lợi nhuận trước thuế đạt 4.025 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ đạt 1.637 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21% tổng doanh thu, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu duy trì ở mức 40%. Chi phí dự phòng tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. ROE bình quân đạt 28,9%, thuộc nhóm cao nhất ngành.
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của ngân hàng VIB đạt trên 213 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt trên 151 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% so với đầu năm, cao gần gấp 3 lần so với trung bình ngành. Tỷ lệ nợ xấu thấp dưới 2%, giảm so với quý 2.
Ngoài 3 ngân hàng trên đã công bố kết quả kinh doanh ấn tượng sau 9 tháng đầu năm, những ngân hàng khác cũng sẽ sớm công bố BCTC trong thời gian tới. Tuy nhiên, theo dự báo của các công ty chứng khoán, lợi nhuận của đa số ngân hàng lớn trong quý 3/2020 vẫn sẽ tăng trưởng dương so với cùng kỳ.
Theo bộ phận phân tích của chứng khoán SSI, trong 9 ngân hàng lớn, dự báo chỉ Sacombank có lợi nhuận giảm trong quý 3, thấp gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến 9 tháng đầu năm 2020, lợi nhuận trước thuế ước tính của Sacombank đạt 2.400 tỷ đồng, giảm 3,7%.
Trong khi đó, SSI ước tính lãi trước thuế của ACB tăng 23%, đạt 2.370 tỷ đồng trong quý 3. VietinBank được dự báo lợi nhuận trước thuế 3.240 tỷ đồng trong quý 3, tăng 3,8% so với cùng kỳ.
Với BIDV, SSI Research cho rằng lãi trước thuế quý 3/2020 phụ thuộc nhiều vào chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý 3 ước đạt 2.400 tỷ đồng, tăng 3,5% so với cùng kỳ.
SSI cho rằng MB có thể ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 25-30% trong quý 3/2020, đạt 3.400 - 3.600 tỷ đồng. Lợi nhuận Techcombank quý 3 ước đạt 3.260 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, TPBank được dự báo lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng trong quý 3, tăng 30% so với cùng kỳ. HDBankđược dự báo lợi nhuận quý này tăng 30%, đạt hơn 1.600 tỷ đồng.
Hơn 3.700 nhà đầu tư mua gần 2.500 tỷ đồng trái phiếu VietinBank Gần 11,8 triệu trái phiếu 2028 được bán cho 2.789 nhà đầu tư, trong khi có 932 nhà đầu tư mua 12,8 triệu trái phiếu đáo hạn vào năm 2030. Tiền thu về từ đợt chào bán sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn cho vay ngành sản xuất và phần phối điện, công nghiệp và chế biến chế tạo, khai khoáng... VietinBank...