BIDV: Nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 433 tỷ đồng sau soát xét
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2020, BIDV ghi nhận nợ dưới tiêu chuẩn giảm hơn 432 tỷ đồng so với trước khi soát xét. Đồng thời, nợ có khả năng mất vốn tăng thêm hơn 433 tỷ đồng.
Chênh lệch chất lượng nợ vay bán niên trước và sau soát xét 2020 của BIDV. Đvt: Tỷ đồng
Sau soát xét, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) chuyển 432 tỷ đồng nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) sang nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Theo đó, nợ nhóm 3 sau soát xét giảm từ hơn 4,238 tỷ đồng xuống còn gần 3,806 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn tăng thêm 433 tỷ đồng, từ 13,343 tỷ đồng lên 13,776 tỷ đồng.
Với việc dịch chuyển nhóm nợ, tổng nợ xấu và dư nợ cho vay của BIDV không thay đổi nên tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng vẫn ở mức 2% so với trước khi soát xét.
So với đầu năm 2020, tổng nợ xấu của BIDV đã tăng 17% do nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) cùng tăng 21%. Trong khi đó, dư nợ cho vay khách hàng chỉ tăng nhẹ 2% so với đầu năm khiến tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 1.75% lên mức 2%.
Video đang HOT
Chênh lệch kết quả kinh doanh bán niên trước và sau soát xét 2020 của BIDV. Đvt: Tỷ đồng
Về kết quả kinh doanh, do dịch chuyển nhóm nợ từ nợ dưới tiêu chuẩn sang nợ có khả năng mất vốn, BIDV đã tăng thêm hơn 219 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, khiến lãi ròng của Ngân hàng giảm hơn 83 tỷ đồng, tương đương giảm 2% sau soát xét.
So với cùng kỳ năm 2019, lãi ròng của BIDV giảm nhẹ 8%, còn hơn 3,392 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 04/09/2020, giá cổ phiếu BID dừng ở mức 42,100 đồng/cp, giảm gần 9% so với đầu năm 2020.
BIDV phấn đấu đưa lợi nhuận tăng bình quân 13%-16%/năm
Đảng bộ BIDV sẽ tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện chuyển đổi số toàn hàng trên cơ sở tận dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 đồng bộ, toàn diện, hiệu quả.
Toàn cảnh Đại hội Đảng bộ BIDV. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Đảng bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2020-2025) với sự tham gia của 247 đại biểu đại diện cho 4.304 đảng viên trong Đảng bộ.
Tại Đại hội lần này, Đảng bộ BIDV đã đưa ra mục tiêu cho giai đoạn 2020-2025: Tổng tài sản tăng trưởng bình quân 9%-13%/năm; huy động vốn tăng trưởng bình quân 11%-14%/năm; dư nợ tín dụng tăng trưởng theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, bình quân 9%-13%/năm; tỷ lệ nợ xấu nội bảng hàng năm
Ông Phan Đức Tú-Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV nhấn mạnh: Chặng đường 2015-2020 là một giai đoạn đặc biệt, đầy thử thách để Đảng bộ và toàn hệ thống BIDV thể hiện bản lĩnh, tình đoàn kết, thể hiện cốt cách BIDV, truyền thống văn hóa BIDV cũng như khả năng chống chịu, vượt qua mọi khó khăn... để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, tạo thế và lực cho giai đoạn phát triển mới của hệ thống.
[BIDV tiếp tục giảm lãi suất cho vay thêm 0,5% kể từ ngày 1/7]
Trong nhiệm kỳ qua, Đảng bộ đã lãnh đạo toàn hệ thống BIDV hoàn thành đồng bộ, vượt trội các mục tiêu, chỉ tiêu lớn. Đó là việc hoàn thành trước hạn nhiều chỉ tiêu quan trọng của Đề án tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2016-2020, hoàn thành phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài - giao dịch M&A lớn nhất lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam, đưa vốn điều lệ của BIDV lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Bên cạnh đó, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng ổn định và bền vững; chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng; cơ cấu tài sản nợ-có, danh mục tài sản sinh lời.
Ngoài ra, việc bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại BIDV được thực hiện tốt, ngân hàng lọt tốp 10 nộp ngân sách hàng năm của các doanh nghiệp Việt Nam. BIDV cũng khẳng định vai trò của định chế tài chính có quy mô lớn nhất nước trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ; thực thi tốt chính sách tiền tệ quốc gia.
Đại hội Đảng bộ BIDV nhận định, trong giai đoạn 2020-2025, ngành ngân hàng sẽ phải tái cấu trúc mạnh mẽ và đón bắt 5 xu thế chính trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hậu COVID-19: Xu hướng phát triển tài chính-ngân hàng số, gồm cả thanh toán không tiền mặt, tiền điện tử, tiền kỹ thuật số; cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa hệ thống ngân hàng thương mại với Fintech, Bigtech; hệ thống ngân hàng cần tiếp tục tái cơ cấu (tăng thu nhập dịch vụ, thoái vốn, xử lý nợ xấu, giảm dần sở hữu Nhà nước...), thành lập hệ sinh thái tài chính tốt hơn cho khách hàng; hướng tới chuẩn mực (như Basel II, III), ngày càng hội nhập sâu rộng và phát triển tài chính xanh.
Từ đó, Đảng bộ BIDV xác định mục tiêu tổng quát cho nhiệm kỳ tới là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh kinh doanh trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại trong toàn hệ thống; thực hiện thành công Đề án chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030, chủ động, tích cực thực thi chính sách tài chính tiền tệ, giữ vững vai trò là lực lượng chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường; góp phần thực hiện hiệu quả các cân đối vĩ mô và phát triển kinh tế-xã hội đất nước.
Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng bộ BIDV xác định 5 nhiệm vụ trọng tâm bao quát toàn diện các mặt hoạt động và 2 khâu đột phá: Tập trung vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực BIDV và thực hiện chuyển đổi số toàn hàng trên cơ sở tận dụng thành tựu của cách mạng công nghệ 4.0 đồng bộ, toàn diện, hiệu quả.
Đại hội cũng đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2020-2025 gồm 35 người; bầu Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 11 người.
Theo đó, ông Phan Đức Tú-Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV được bầu tiếp tục giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2020-2025. Đại hội cũng đã bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ III với 10 đại biểu chính thức, 3 đại biểu dự khuyết./.
Một số kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020 của BIDV: Tăng trưởng tổng tài sản bình quân là 18%/năm (kế hoạch là 16%/năm), là ngân hàng thương mại cổ phần đứng đầu về tổng tài sản; tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân là 20,6%/năm (kế hoạch là 17,5%/năm); tăng trưởng dư nợ tín dụng bình quân là 19,6%/năm (kế hoạch là 17%/năm); tăng trưởng lợi nhuận trước thuế bình quân là 11,3%/năm (kế hoạch là 10%/năm).
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 2% (kế hoạch là dưới 2,5%); tỷ trọng thu dịch vụ/tổng thu nhập bình quân là khoảng 11%-14%, là một trong những ngân hàng dẫn đầu về tỷ trọng thu dịch vụ; tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối kỳ đạt 13,3% (kế hoạch là 9%); bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước: vốn chủ sở hữu của BIDV cuối 2019 đạt 77.653 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với đầu 2015 (33.606 tỷ đồng); nộp Ngân sách Nhà nước lũy kế trong 5 năm đạt 26.924 tỷ đồng, thuộc top 10 doanh nghiệp nộp Ngân sách Nhà nước cao nhất.
Giá USD hôm nay 12/8 Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng mạnh. Giá USD hôm nay 12/8 ổn định. Ảnh: TTXVN Tỷ giá ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD ổn định và đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng mạnh. Lúc 8 giờ 25...