BIDV mua lại 2.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ đợt 1 năm 2018.
Ngày 25/10 vừa qua, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV, HoSE: BID) thông báo mua lại toàn bộ 2.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ đợt 1 năm 2018.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, và không phải là nợ thứ cấp của BIDV.
Trái phiếu được phát hành vào ngày 25/10/2018, với giá trị 2.000 tỷ đồng và kỳ hạn 2 năm. Nhà đầu tư và Tổ chức phát hành có quyền bán/mua lại sau 01 năm.
Trước đó, ngày 8/8/2019, BIDV mua lại toàn bộ 3.300 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2014. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV.
Vừa qua, nhà băng này cũng vừa chào bán 3.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 1/2019. Đồng thời hoàn tất 2 đợt phát hành trái phiếu năm 2019 với tổng giá trị 300 tỷ đồng kỳ hạn 7 năm, 10 năm.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong năm nay BIDV sẽ tăng vốn điều lệ thêm 28%. Đây là câu chuyện tiếp diễn từ năm trước, khi hệ số CAR của ngân hàng này chỉ cao hơn so với mức yêu cầu của Thông tư 36 là 9%.
Tại ngày 30/9/2019, nợ xấu nội bảng của BIDV là 22.436 tỷ đồng, tăng 19,3% so với đầu năm. Đáng chú ý, trong khi nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 giảm thì nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn của BIDV tăng tới 70% lên 12.194 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay khách hàng của BIDV tăng từ 1,90% hồi đầu năm lên 2,09% cuối tháng 9.
Hà Phương
Theo Doanhnghiepvn.vn
Xong thương vụ 880 triệu USD với KEB Hana Bank, BIDV tăng vốn điều lệ lên 40.200 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã CK: BID) vừa công bố thông tin cho biết đã phân phối hơn 603,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank giúp nâng quy mô vốn điều lệ lên mức 40.200,18 tỷ đồng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo đó, với mức giá bán là 33.640 đồng/cổ phiếu, BIDV thu về hơn 20.295 tỷ đồng (khoảng 880 triệu USD). Chi phí tạm tính (chưa tính đến các khoản chi phí bằng ngoại tệ chưa thanh toán hết) của đợt phát hành là 26,9 tỷ đồng. Do đó, tổng số tiền thu ròng của đợt chào bán của BIDV là hơn 20.208 tỷ đồng.
Được biết, số cổ phiếu của đợt phát hành này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 5 năm. Sau đợt chào bán, KEB Hana Bank đã trở thành cổ đông lớn của BIDV với tỷ lệ sở hữu ở mức 15% vốn điều lệ. Trong khi đó, quy mô vốn điều lệ của BIDV cũng được nâng lên mức 40.220,18 tỷ đồng.
Mặc dù BIDV cho biết đợt chào bán kéo dài từ ngày 28/10 - 31/10/2019, theo ghi nhận của VietTimes, hành trình "bán" vốn cho khối ngoại của nhà băng này đã diễn ra từ lâu theo chủ trương đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 thông qua.
Đáng chú ý, việc hoàn tất bán vốn KEB Hana Bank diễn ra ngay trước ngày đăng ký cuối cùng (8/11) để chốt danh sách cổ đông được hưởng cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 và 2018 của BIDV với tổng tỷ lệ trả cổ tức là 14%/cổ phiếu.
Tuy nhiên, khả năng cổ đông ngoại này hưởng cổ tức là không cao, bởi lẽ trong nghị quyết thông qua việc trả cổ tức, BIDV cũng cho biết việc chi trả sẽ "ngoại trừ cổ đông thống nhất không hưởng cổ tức năm 2017, 2018".
Ngoài việc phát hành cho cổ đông ngoại, BIDV còn huy động nguồn vốn khác từ trái phiếu với tổng giá trị ghi số tính tới ngày 30/9/2019 là 25.909 tỷ đồng (trong đó trái phiếu tăng vốn là 18.359 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, BIDV dự kiến phát hành tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 7 năm (đáo hạn vào 2026) và 500 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 10 năm (đáo hạn vào 2029). Mức lãi suất áp dụng được tính bằng lãi tiền gửi tiết kiệm của 4 ngân hàng (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) cộng với biên độ từ 1,3 - 1,4%/năm.
Kế hoạch sử dụng vốn trái phiếu cho đợt phát hành sắp tới của BIDV
Số tiền thu về được BIDV dành 1.800 tỷ đồng cho công nghiệp, thương mại công nghiệp; 1.100 tỷ đồng cho lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí đốt; 400 tỷ đồng cho xây dựng và 1.200 tỷ đồng cho lĩnh vực khác./.
Theo viettimes.vn
Kinh doanh kém khởi sắc, nợ xấu ngân hàng BIDV tiếp tục tăng Tính đến 30/9, tổng nợ xấu BIDV (không bao gồm nợ đã bán cho VAMC) tăng 4,7% so với quý II/2019; khoản nợ trái phiếu tại VAMC giảm hơn 63% so với quý II/2019. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã CK: BID) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2019, ghi nhận tình hình kinh doanh...