BIDV ‘mắc nghẹn’ với khoản nợ xấu hơn 2.000 tỷ tại ‘con tàu chìm’ Việt Hải
Khoản nợ của Công ty Việt Hải tại BIDV tính đến ngày 17/9 là hơn 85 triệu USD (khoảng 1.977 tỷ đồng) và 67 tỷ đồng. Tức tổng cộng hơn 2.000 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa có thông báo lựa chọn doanh nghiệp thẩm định giá khoản nợ tại CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải (UPCoM: VSP).
Theo đó, giá trị khoản nợ của Công ty Việt Hải tại BIDV tính đến ngày 17/9 là hơn 85 triệu USD (khoảng 1.977 tỷ đồng) và 67 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ gốc là 43 triệu USD và 19,5 tỷ đồng, còn dư nợ lãi là 42 triệu USD và 47 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho tổng khoản nợ hơn 2.000 tỷ đồng này của VSP chính là 2 lô đất trong dự án Khu đô thị và sân golf Mê Linh (Vĩnh Phúc, nay là Hà Nội) với diện tích lần lượt là 46.991 m2 và 137.620 m2.
Tuy nhiên, năm 2018, UBND TP. Hà Nội đã đưa ra chi tiết nhóm các dự án cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu đề xuất thu hồi trong đó có nhiều dự án là khu đô thị, biệt thự cao cấp bỏ hoang tới cả thập kỷ như dự án khu đô thị mới và sân golf Mê Linh của Việt Hải.
Ngoài ra, tài sản bảm đảm cho khoản vay trên còn có máy chính tàu 54.000 DWT tại Công ty đóng tàu Dung Quất và tài sản hình thành từ vốn vay là các con tàu chở hàng rời đang thi công dở dang tại các nhà máy đóng tàu Dung Quất, Bạch Đằng.
Và các khoản vay nay có sự bảo lãnh của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC).
Hiện không rõ cơ cấu cổ đông của Việt Hải, song theo thông tin hồi tháng 1/2019, SBIC đã quyết định thay đổi người đại diện phần vốn tại Việt Hải, tương ứng chiếm 26% vốn.
Việt Hải đã “chìm” đau đớn như thế nào?
Điều đáng nói, Việt Hải đã tạm dừng hoạt động từ tháng 3/2016 sau 5 năm cố gắng khắc phục nhưng bất thành. Nguyên nhân là do hậu quả tài chính để lại quá nặng nề cùng với bộ máy điều hành hoạt động ngày càng mỏng và dần thiếu tính hợp tác, phối hợp hoạt động để xử lý tái cơ cấu công ty.
Video đang HOT
Đồng thời Cục thuế TP.HCM đã có quyết định cưỡng chế công ty nên Việt Hải không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Thời điểm đó, Việt Hải cũng đề cập khả năng công ty phải thực hiện phá sản vì bị các chủ nợ kiện do không trả được nợ.
Việt Hải từng là một trong những cổ phiếu nổi đình đám trên thị trường chứng khoán những năm đỉnh cao 2007-2008. Tuy nhiên chỉ một cú sảy chân cũng như ảnh hưởng của ngành vận tải biển đã đẩy doanh nghiệp sụp đổ.
Ngược thời gian trước, Việt Hải được thành lập năm 2002, với hoạt động chính là vận tải gas, xăng dầu.
Năm 2007, khi thị trường vận tải biển thế giới ở mức đỉnh, giá cho thuê tàu tăng chóng mặt theo ngày, Việt Hải đã nắm bắt cơ hội khi quyết định huy động thêm cả nghìn tỷ vốn chủ cũng như vốn vay để đầu tư 3 con tàu có tải trọng lớn. Đồng thời Việt Hải còn ấp ủ một số dự án bất động sản quy mô lớn.
Do là thời kỳ đỉnh cao của thị trường chứng khoán, cổ phiếu của Việt Hải tăng vọt từ 160.000 đồng/cp vào tháng 10/2007 đã vọt lên 305.000 đồng/cp khi chuẩn bị chốt quyền mua ưu đãi cổ phiếu.
Chính điều đó đã giúp Việt Hải dễ dàng huy động được 1.200 tỷ đồng vốn vào đầu năm 2008, gấp 10 lần vốn chủ sở hữu thời điểm đó.
Tuy nhiên, sau cú huy động vốn khủng, cổ phiếu VSP của Việt Hải bắt đầu lao dốc không phanh xuống còn 37.000 đồng/cp vào ngày 6/6/2008, rồi lại dựng ngược trở lại lên 238.000 đồng/cp vào 2 tháng sau đó.
Nghịch lý ở chỗ, cũng trong năm 2008 đó, cước vận tải biển sụp đổ hết sức khốc liệt. Giá cho thuê ba con tàu tải trọng hơn 60.000 tấn mà Việt Hải sở hữu giảm từ 85.000USD/ngay vào tháng 5/2008 xuông con khoang 3.000 USD/ngay vào cuối năm 2008.
Từ chỗ lãi ròng gần 300 tỷ đồng năm 2008, sang năm 2009 Việt Hải mới thực sự thấm đòn khi lỗ tới 360 tỷ đồng và đỉnh điểm là năm 2012 lỗ tới hơn 2.000 tỷ đồng.
Công ty xoay sở trước khó khăn bằng cách đổi tên vào năm 2010 từ CTCP Đầu tư Vận tải dầu khí Vinashin thành CTCP vận tải biển và bất động sản Việt Hải.
Đồng thời, Việt Hải tập trung đầu tư vào mảng bất động sản nhằm cứu cánh cho công ty. Các dự án tâm điểm lúc đó chính là Khu đô thị sân golf Mê Linh, góp vốn vào dự án Khu đô thị Long An và Khu giải trí tổng hợp phục vụ công nghiệp cảng Cái Lân.
Tuy nhiên Việt Hải lỗ vẫn hoàn lỗ. Tính chung trong giai đoạn 2009-2013, Việt Hải đã lỗ tổng cộng 3.200 tỷ đồng. Đến cuối năm 2013, vốn chủ sở hữu âm hơn 1.800 tỷ trong khi tổng các khoản nợ phải trả lên đến 2.700 tỷ đồng. Còn các số liệu từ năm 2014 đến nay đều không được hé lộ.
Trước tình cảnh đó, Việt Hải buộc phải bán dần các tài sản nhưng vẫn không cứu vãn được tình thế, nguồn thu eo hẹp trong khi các khoản nợ hàng nghìn tỷ vẫn còn đó.
Cổ phiếu VSP cũng bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 5/4/2016 tại mức giá 1.100 đồng/cổ phiếu.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Rủi ro tiềm ẩn từ việc bùng nổ cho vay tiêu dùng lợi nhuận cao
Mặc dù không có số liệu bóc tách cụ thể, nhưng chắc chắn cho vay tiêu dùng cũng đóng góp một phần không nhỏ vào bức tranh nợ xấu chung của ngành ngân hàng.
Công bố báo cáo tài chính từ các ngân hàng mới nhất cho thấy nhiều biến động bất ngờ từ con số nợ xấu. Ở không ít ngân hàng nợ xấu tăng nhanh, nhất là nợ có khả năng mất vốn.
Cụ thể, qua báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại, tính đến cuối tháng 9/2019, có 23 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng. SHB có tỷ lệ nợ xấu tăng 39%, lên 7.227 tỷ đồng; Techcombank tăng 32%, lên 3.704 tỷ đồng; MBBank tăng 30% lên 3.730 tỷ đồng so với đầu năm 2019.
Nhóm các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, VietinBank nợ xấu cũng tăng. Vietcombank, chỉ 9 tháng đầu năm, nợ xấu đã tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng, đưa tổng nợ lên hơn 7.600 tỷ đồng, cao hơn so với các năm trước. BIDV có số nợ xấu là 22.436 tỷ đồng, tăng 19% so với đầu năm 2019...
Tính chung, tổng số nợ xấu của 23 ngân hàng là hơn 94 nghìn tỷ đồng, tăng 16,15% so với đầu năm. Đáng chú ý, với một số ngân hàng, ngay cả khi tín dụng tăng trưởng chậm, thậm chí không tăng trưởng so với cuối năm 2018 thì nợ xấu vẫn tăng nhanh.
Rủi ro tiềm ẩn từ việc bùng nổ cho vay tiêu dùng lợi nhuận cao. Ảnh minh họa
Không những thế, nhiều ngân hàng còn có nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh. Chẳng hạn Vietcombank có nợ nhóm 5 chiếm gần 64% trong tổng số 7.600 tỷ đồng nợ xấu; BIDV có nợ nhóm 5 tăng tới 70% lên 12.194 tỷ đồng,...
Tính chung của 23 ngân hàng, nợ nhóm 5 tăng 16,32% so với đầu năm, lên mức hơn 52,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 55,9% tổng nợ xấu.
Một chuyên gia ngân hàng cho rằng, sở dĩ các ngân hàng đổ xô cho vay tiêu dùng là để tối đa hóa lợi nhuận.
"Tăng trưởng tín dụng ngày càng được siết chặt hơn để ngăn ngừa rủi ro cho hệ thống. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng sẽ có xu hướng đẩy vốn vào những lĩnh vực có biên lợi nhuận cao như cho vay tiêu dùng để tối đa hóa lợi nhuận, bởi lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn nhiều lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực khác", vị chuyên gia ngân hàng này cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia này, lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn so với lãi suất cho vay thương mại chủ yếu là do mức độ rủi ro đối với cho vay tiêu dùng cao hơn. Bởi về nguyên tắc, mức độ rủi ro càng cao đòi hỏi lãi suất cho vay phải lớn mới đủ để bù đắp rủi ro. Ngay cả cơ quan quản lý những năm trước đây cũng xem cho vay tiêu dùng có mức độ rủi ro cao và không khuyến khích cho vay đối với lĩnh vực này.
Nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh mảng bán lẻ bởi có lãi suất cao và giúp tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, điều đáng ngại là một số ngân hàng đã hạ thấp chuẩn khách hàng vay tiêu dùng nhưng lại tăng lượng tiền cho vay để cạnh tranh giành thị phần. Nhiều ngân hàng đang cho khách hàng vay và thấu chi những khoản lớn qua thẻ tín dụng.
Theo giới tài chính, lĩnh vực vay tiêu dùng tăng mạnh, nhất là với những quốc gia có thu nhập thấp thì rủi ro rất cao. Cho vay dễ dãi, nếu gặp khó khăn, sẽ gây ra hậu quả rất lớn.
Vũ Đậu (T/h)
Theo Doisongphapluat.com
Thu phí không đạt, BIDV xin giữ nguyên nhóm nợ đối với Dự án BOT cầu Việt Trì mới Nguy cơ phát sinh nợ xấu là hiển hiện đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đối với khoản vay hơn 1.000 tỷ đồng để thực hiện Dự án BOT cầu Việt Trì mới. Tính đến cuối tháng 10/2019, dư nợ của BIDV tại Dự án BOT cầu Việt Trì mới đã lên tới 1.049 tỷ đồng...