BIDV họp cổ đông sớm, xuất hiện phương án cổ tức bằng cổ phiếu, tiếp tục chào bán tăng vốn
Khác với mọi năm, thường chờ tới cuối tháng Tư, năm nay, BIDV tổ chức ĐHĐCĐ thường niên sớm hơn tới gần 2 tháng.
Ảnh minh họa.
Cụ thể, ngày 7/3 tới, BIDV sẽ tiến hành ĐHĐCĐ thường niên năm 2020.
Lên kế hoạch lợi nhuận 12.500 tỷ đồng, chia cổ tức 7%
Theo nội dung tài liệu được công bố, năm 2020, BIDV đặt mục tiêu huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 9%. Tín dụng tăng trưởng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước (hiện BIDV được giao là 9%); lợi nhuận trước thuế hợp nhất kế hoạch 12.500 tỷ đồng, tăng trưởng 15% so với năm 2019; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%; tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 7%.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ tập trung hoàn thành đầy đủ và toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Cấu trúc lại toàn diện hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu bảo toàn vốn và tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động đầu tư bao gồm tập trung cấu trúc lại các khoản đầu tư mà BIDV có tỷ lệ sở hữu lớn và/hoặc chi phối; triển khai thoái vốn các khoản đầu tư không hiệu quả; tiếp tục thực hiện rà soát hoạt động đối với các Văn phòng đại diện nước ngoài.
Video đang HOT
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2019, Hội đồng Quản trị BIDV dự kiến trình đại hội kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 7%, trả bằng cổ phiếu – hình thức mà những năm qua không chỉ BIDV mà cả VietinBank cùng Vietcombank nhiều lần đề xuất nhưng không được đầu mối chức năng chấp thuận.
Tiếp tục bàn chuyện tăng vốn
Cũng tại đại hội lần này, BIDV dự kiến sẽ tiếp tục trình phương án tăng vốn điều lệ.
Theo Ban lãnh đạo ngân hàng, bên cạnh việc kiểm soát hợp lý tài sản có rủi ro, BIDV cần có kế hoạch tăng vốn nhằm đảm bảo nhu cầu vốn trong cả điều kiện kinh doanh thông thường và điều kiện căng thẳng, trong đó tăng vốn điều lệ là một trong những nguồn tăng giữ vai trò nền tảng, tạo điều kiện cho các nguồn tăng thứ cấp khác.
Tăng vốn điều lệ cũng giúp ngân hàng cải thiện các kết quả định hạng tín nhiệm của các tổ chức quốc tế, nâng tầm uy tín trong hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo đó, BIDV dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ thêm 5.329 tỷ đồng (tương đương tăng 13,25%), lên 45.549 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (7%) và chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ (6,25%).
Ngoài ra, trên cơ sở phương án đã được ĐHĐCĐ thường niên các năm 2018, 2019 phê duyệt và phương án đã trình Ngân hàng Nhà nước, BIDV tiếp tục đề xuất thực hiện phương án phát hành ESOP trên cơ sở phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trước đó, hồi giữa tháng 11/2019, BIDV chính thức hoàn tất thương vụ hợp tác với nhà đầu tư chiến lược nước ngoài KEB Hana Bank với tổng giá trị gần 20.300 tỷ đồng, qua đó tăng quy mô vốn điều lệ lên 40.220 tỷ, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng ở Việt Nam.
Với sự hợp tác này, BIDV cho biết sẽ triển khai hợp tác với KEB Hana Bank trên 6 lĩnh vực bao gồm quản trị chiến lược phát triển ngân hàng; quản lý hệ thống công nghệ và ngân hàng số; tăng cường phát triển ngân hàng bán lẻ; đa dạng hóa danh mục tài sản sinh lời; quản trị rủi ro; và đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
TRẦN THÚY
Theo bizlive.vn
BIDV có phải chi 844 tỷ đồng trả cổ tức cho KEB Hana Bank?
Câu hỏi trên đặt ra ngay sau khi BIDV hoàn tất giao dịch chào bán riêng lẻ cổ phiếu cho KEB Hana Bank.
Ảnh minh họa.
Ngày 01/11 vừa qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thông báo đã hoàn tất giao dịch chào bán thành công cho đối tác KEB Hana Bank (Hàn Quốc) trong ngày 31/10/2019.
Việc chào bán hoàn tất, diễn ra ngay trước thềm BIDV triển khai kế hoạch trả cổ tức cho năm 2017 và 2018 với tổng 14% bằng tiền mặt.
Ngay sau sự kiện trên, trên một số diễn đàn, cổ đông và nhà đầu tư đặt câu hỏi: vậy KEB Hana Bank có được nhận cổ tức đợt này không, hay BIDV có phải trả cổ tức cho cổ đông mới và phần vốn góp mới không?
Theo lượng chào bán và giao dịch thành công vừa hoàn tất, KEB Hana Bank góp thêm 6.033 tỷ đồng vốn điều lệ tính theo mệnh giá (ứng với tỷ lệ sở hữu 15% sau phát hành); vốn điều lệ của BIDV theo đó tăng từ 34.187 tỷ đồng lên 40.220 tỷ đồng, cùng với khoản thặng dư lớn hơn 14.000 tỷ đồng.
Giả sử, với tỷ lệ trả cổ tức 14% nói trên, số tiền BIDV phải chi trả trên 6.033 tỷ đồng vốn điều lệ KEB Hana Bank góp mới nói trên là khoảng 844 tỷ đồng.
Câu hỏi trên đặt ra khi vào tuần tới, ngày 08/11 là ngày đăng ký cuối cùng, chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả cổ tức 14% cho năm 2017 và 2018.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của BizLIVE, phần vốn đầu tư mới của KEB Hana Bank không liên quan đến đợt chi trả 14% bằng tiền mặt lần này; tức là BIDV không phải chi trả thêm khoảng 844 tỷ đồng đó.
Cụ thể, chính sách chi trả cổ tức đợt này BIDV thực hiện cho năm 2017 và 2018, hai năm chưa có phần vốn cổ phần góp mới của KEB Hana Bank. Theo đó, danh sách chốt và thực hiện chi trả được tính cho các cổ đông trên cơ sở vốn điều lệ cũ là 34.187 tỷ đồng trong hai năm tài chính đó.
THANH BÌNH
Theo Bizlive.vn
Tiền cổ tức doanh nghiệp có vốn Nhà nước tiếp tục đổ về ngân sách Sau phương án trả cổ tức liền hai năm của BIDV, Bảo Việt cũng vừa quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%. Ảnh minh họa Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH) vừa phê duyệt kế hoạch chi trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 10%. Cổ tức được chi trả toàn bộ bằng tiền mặt vào ngày 10/12....