BIDV giải thể hoạt động văn phòng tại Cộng hoà Séc
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV, mã BID, sàn HoSE) vừa có Nghị quyết phê duyệt giải thể hoạt động văn phòng tại Cộng hòa Séc.
Đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Hội đồng quản trị giao Tổng giám đốc chỉ đạo Văn phòng đại diện BIDV tại Cộng hòa Séc và các đơn vị, cá nhân liên quan triển khai các công việc để giải thể hoạt động.
Văn phòng tại Cộng hòa Séc của BIDV được thành lập từ năm 2012, ra đời với các nhiệm vụ chủ yếu như: thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Séc; thực hiện vai trò cầu nối giữa BIDV với các đối tác khách hàng tại Séc, hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ của BIDV cho đối tác và khách hàng tại Séc.
Văn phòng này cũng có nhiệm vụ khai thác tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam tại Séc; thực hiện công tác xúc tiến thương mại đến các đối tác khách hàng của Séc; thực hiện nghiên cứu, đánh giá về các cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Séc…
Trong các hoạt động hợp tác quốc tế gần đây, năm 2019 vừa qua, BIDV đã chính thức xác lập quan hệ hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tài chính Hana (Hàn Quốc). Đây là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển và hội nhập quốc tế của BIDV.
Đây là thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) lớn nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam, giao dịch bán cổ phần chiến lược cho KEB Hana Bank Hàn Quốc với tổng giá trị gần 20.300 tỷ đồng, đã giúp BIDV tăng quy mô vốn điều lệ lên 40.220 tỷ đồng. Và với năng lực tài chính được nâng cao, BIDV được Ngân hàng Nhà nước công nhận là một trong những Ngân hàng thương mại đủ điều kiện tuân thủ Thông tư 41 trước thời hạn từ ngày 01/12/2019.
Video đang HOT
Đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành; Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ, tiếp tục dẫn đầu thị trường về quy mô tín dụng bán lẻ… Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ.
Nguồn vốn huy động của BIDV đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%…
Các công ty, liên doanh, liên kết hoạt động ổn định, đóng góp 589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong hiệu quả chung của BIDV.
Chí Tín
Theo baodautu.vn
Cổ phiếu BID giảm sâu dù vừa báo lãi kỷ lục 10.768 tỷ năm 2019
Mặc dù vừa tiết lộ kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2019 với con số lãi khả quan vào cuối tuần, song cổ phiếu BID mở cửa phiên đầu tuần với việc quay đầu sụt giảm 2,14%, xuống giao dịch tại mức 50.200 đồng/cp gần kết phiên sáng 13/1.
Có thời điểm, BID đã giảm đến hơn 3% xuống 49.500 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh đó, các cổ phiếu ngân hàng như CTG, HDB, VCB... cũng giảm giá nhẹ khi mở cửa phiên đầu tuần.
Tính chung trong vòng 1 năm qua, cổ phiếu BID vẫn tăng gần 64% vào thời điểm kết phiên sáng 13/1. BIDV là ngân hàng có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường với 203,112 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIDV tăng lên 18,03% sau khi có sự tham gia cổ đông chiến lược KEB Hana Bank Hàn Quốc.
Biến động cổ phiếu BIDV trong vòng 1 năm qua (nguồn VietstockFinance)
Biến động cổ phiếu BID khá trái ngược với kết quả kinh doanh năm 2019 mà nhà băng này công bố vào cuối tuần qua.
Cụ thể, kết thúc năm 2019, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, BID) đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với cuối năm 2018. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 10.768 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành.
Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ. Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018. Trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%.
Năm 2020, BIDV xác định các mục tiêu kinh doanh chủ yếu với huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 14,5%; Tín dụng tăng trưởng khoảng 13%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.600 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%...
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất về quy mô tài sản Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của BIDV năm 2019 đạt 10.768 tỷ đồng, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 0,61% và 15,2%... Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Ngân hàng Thương mại...