BIDV đấu giá khoản nợ 85 tỷ đồng của PXA
Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,9% hồi đầu năm lên 2,09% cuối tháng 9, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) ráo riết đấu giá các khoản nợ để xử lý nợ xấu.
Sau khi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu chính thức được Quốc hội thông qua vào tháng 8/2017, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh việc thu hồi và thanh lý tài sản đảm bảo. Trong đó, BIDV là ngân hàng có nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đứng đầu hệ thống cũng đang rất tích cực công bố thu hồi và thanh lý tài sản đảm bảo và các khoản nợ.
Cụ thể, tính hết ngày 30/9, nợ xấu nội bảng của BIDV là 22.436 tỷ đồng, tăng 19,3% so với đầu năm. Nợ nhóm 5 tăng 70% lên 12.194 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,90% hồi đầu năm lên 2,09% cuối tháng 9.
BIDV từng đưa ra kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là 10.500 tỷ đồng nhưng sau đó điều chỉnh giảm ở mức 10.300 tỷ đồng. Với 200 tỷ đồng được điều chỉnh giảm trong phần lợi nhuận, BIDV sẽ dùng để tăng vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Điều này chứng tỏ BIDV chưa thực sự kỳ vọng nhiều vào việc xử lý nợ xấu của mình.
BIDV Nghệ An tiếp tục đấu giá khoản nợ hơn 85 tỷ đồng tại PXA.
Đứng trước tình thế đó, BIDV đã và đang ráo riết thông báo về lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản đảm bảo, thông báo thu giữ tài sản, thông báo phát mại tài sản thế chấp,… gồm bất động sản, thiết bị khai thác thủy sản,…
Đáng chú ý, trong đó có khoản rao bán khoản nợ của PXA.
Trong ngày 13/11, BIDV chi nhánh Nghệ An (BIDV Nghệ An) đã thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ hơn 85 tỷ đồng tại PXA.
Theo đó, tổng dư nợ của PXA tại BIDV Nghệ An tính đến thời điểm ngày 23/10 là hơn 85 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là gần 40 tỷ, còn lại là dư lãi trong hạn và phạt lãi quá hạn.
Tài sản thế chấp cho khoản vay nay là dự án Tòa nhà Dầu khí theo hợp đồng thế chấp ngày 12/11/2011 giữa PXA và PVFC Thanh Hóa (nay là PVcombank).
Trong đó, tài sản thế chấp tại BIDV Nghệ An là 8 tầng văn phòng cho thuê (từ tầng 15-22) diện tích sử dụng mỗi tầng khoảng 733 m2. Giá khởi điểm của khoản nợ này là hơn 85 tỷ đồng.
Hồi đầu tháng 10 trước đó, BIDV Nghệ An đã từng một lần rao bán khoản nợ này tính đến thời điểm 15/7 là hơn 84 tỷ đồng.
Được biết, PXA hoạt động kinh doanh liên tục thua lỗ từ năm 2016 đến nay. Theo báo cáo tài chính gần nhất được Công ty công bố, lợi nhuận chưa phân phối tại thời điểm 30/6 đã ghi nhận mức âm tới 137 tỷ đồng, sắp ngốn hết vốn góp của chủ sở hữu (151 tỷ đồng).
Video đang HOT
Cũng tại thời điểm ngày cuối quý 2, tổng tài sản của PXA ở mức 142 tỷ đồng nhưng nợ ngắn hạn đã sắp đuổi kịp với gần 141 tỷ đồng.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Quyết định chơi mạnh tay, khối tiền 150 tỷ USD nổi sóng
Hàng loạt quỹ ngoại tiếp tục đổ vốn vào cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam và có những dự báo tích cực đối với một thị trường chứng khoán đang tăng trưởng nhanh. Nhiều quỹ lớn nhỏ hoạt động khác tích cực.
Quỹ ngoại dồn tỷ USD
Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund của Phần Lan (tiền thân là Mutual Fund Elite) vừa công bố một báo cáo nâng vọt triển vọng dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam với dự báo chỉ số VN-Index sẽ tăng lên 1.800 điểm (so với mức hơn 1.000 điểm như hiện tại) dựa vào các yếu tố tích cực của nền kinh tế cũng như sự tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết.
Theo Pyn Elite Fund, việc Luật chứng khoán sửa đổi được kỳ vọng sẽ thông qua vào kỳ họp Quốc Hội cuối tháng 11 sẽ là yếu tố tích cực giúp nâng hạng thị trường, giải quyết bài toán room ngoại và phát hành Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) trong những năm tới.
Tính tới cuối tháng 10/2019, giá trị danh mục Pyn Elite Fund đạt 453 triệu USD, trong đó tỷ trong cổ phiếu chiếm 91% và 9% là tiền mặt. Trong cơ cấu danh mục Pyn Elite Fund, Mobile World (MWG) là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất với 16,98%, xếp tiếp theo lần lượt là TP Bank (10,41%), HD Bank (9,87%), VEAM (8,21%), CII (6,33%), Khang Điền (4,6%), CEO (3,28%), PAN (3,16%), Nam Long (3,03%),...
Pyn Elite Fund dự báo VN-Index sẽ lên 1.800 điểm. Bảng danh mục cổ phiếu Pyn nắm giữ tính tới cuối tháng 10/2019.
Pyn Elite Fund là một trong các quỹ ngoại lớn và giao dịch thường xuyên trên thị trường và giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao. Quỹ đầu tư này đã từng nắm giữ và đảo danh mục đầu tư rất nhiều cổ phiếu.
Thành lập từ năm 1999 tại Phần Lan, Pyn Elite Fund là cái tên khá quen thuộc với giới đầu tư Việt Nam. Trước kia, quỹ này chủ yếu tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán Thái Lan, Hong Kong. Nhưng trong hơn nửa thập kỷ qua, quỹ này đã cơ cấu danh mục và tập trung vào thị trường Việt Nam.
Theo phần giới thiệu của quỹ, Pyn Elite Fund là quỹ đầu tư vốn rủi ro cao (high risk equity fund). Giá trị khoản đầu tư có thể biến động mạnh và do đó PYN Elite Fund khuyến cáo các nhà đầu tư tham gia quỹ có thể phải đối mặt với rủi ro.
MSCI vừa công bố báo cáo cơ cấu danh mục định kỳ quý 4/2019 với rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Theo đó, MSCI Frontier Markets Index thêm mới cổ phiếu HD Bank (HDB) của Việt Nam vào danh mục, giảm số lượng cổ phiếu thị trường Kuwait.
Tính tới cuối 10/2019, thị trường Việt Nam đứng thứ 2 trong rổ MSCI Frontier Markets Index với 18,77%, xếp sau Kuwait (với 30,21%).
Trước đó, hồi đầu tháng 6, MSCI cũng đã loại Argentina hoàn toàn khỏi danh mục (do thị trường này đã được nâng hạng lên thị trường mới nổi - emerging market) thì tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index được nâng lên 18,22%.
Top 10 cổ phiếu lớn nhất trong danh mục MSCI Frontier Markets Index, trong đó có Vingroup, Vinhomes và Vinamilk của Việt Nam.
Với thêm 1 mã vừa được bổ sung, Việt Nam sẽ có tổng cộng 12 trong tổng số 92 mã trong danh sách này, gồm: Vingroup, Vinamilk, Vinhomes, Masan, Vietcombank, Hòa Phát, Sacombank, HDBank...
Tập trung vào cổ phiếu lớn
Top 10 cổ phiếu lớn nhất trong danh mục MSCI Frontier Markets Index có tới 3 cái tên đến từ Việt Nam gồm: Vingroup, Vinamilk và Vinhomes.
Việc TTCK Việt Nam chưa được nâng hạng đã giúp nhiều cổ phiếu Việt Nam được các quỹ ngoại đẩy mạnh mua vào.
Morgan Stanley Capital International (MSCI) - có trụ sở tại New York - là công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính và xây dựng các chỉ số tham chiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường cổ phiếu, trái phiếu để đo lường hiệu quả hoạt động đầu tư.
Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục MSCI Frontier Markets Index chiếm tới 18,77%.
Hiện có khá nhiều quỹ chủ động có quy mô hàng trăm triệu USD đang sử dụng MSCI Frontier Markets Index cho hoạt động đầu tư, với những cái tên như: Templeton Frontier Markets Fund, Morgan Stanley Institutionam Fund, Magna Umbrella Fund,...
Quỹ Tundra Vietnam đến từ Thụy Điển cũng vừa công bố báo cáo kết quả đầu tư tháng 10/2019 với việc nâng tỷ trọng cổ phiếu Vinhomes và FPT, đồng thời thay Vietinbank cho Hòa Phát trong top 10 danh mục đầu tư.
Tundra Vietnam cũng hạ tỷ lệ tiền mặt xuoogns còn 2%, so với mức 6% trong tháng trước. Tỷ trọng nhóm ngân hàng tăng lên, trong khi tỷ trọng nhóm bất động sản và hàng tiêu dùng thiết yếu giảm xuống.
Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trong lớn nhất và các cổ phiếu hoạt động tốt nhất/tệ nhất trong danh mục của Tundra.
Trong top 10 cổ phiếu có tỷ trọng lớn nhất, FPT đứng đầu với 8,1%; Masan Group (MSN) đứng thứ 2 với 5,9%; Vimhomes đứng thứ 3 với 5,3%. Vietinbank bất ngờ tăng lên với tỷ trọng 3,7% và loạt top 10.
Ngay từ đầu năm, do lo ngại cung vượt cầu cũng như lãi suất tăng, Tundra đã đưa đánh giá thấp nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng trong năm 2019.
Tundra cũng dự đoán về một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong năm 2019 và đó sẽ là tác nhân cần thiết để giá cổ phiếu Việt Nam phản ánh được các yếu tố cơ bản và nền kinh tế mạnh mẽ hiện tại.
Gần đây, nhóm cổ phiếu họ Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng bùng nổ đã giúp hàng loạt các quỹ ngoại, trong đó có Dragon Capital, hưởng lợi khi nắm tỷ trong lớn. Cổ phiếu VHM của Vinhomes gần đây giao dịch khởi sắc do có doanh thu và lợi nhuận tăng vọt, đi ngược so với xu hướng chung của thị trường bất động sản.
Diễn biến chỉ số VN-Index từ đầu năm cho tới ngày 8/11/2019: chinh phục ngưỡng 1.000 điểm.
Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) thuộc Dragon Capital với 1,54 tỉ USD tài sản đang quản lí hiện phân bổ 115 triệu USD vào cổ phiếu VHM, tương đương tỉ trọng 7% danh mục.
Không chỉ các quỹ, gần đây rất nhiều nhà đầu tư ngoại lớn trực tiếp đổ tiền vào nắm cổ phần tại các doanh nghiệp lớn trong nước.
Hồi cuối tháng 10/2019, Ngân hàng BIDV đã hoàn tất phát hành riêng lẻ hơn 603,3 triệu cổ phiếu cho KEB Hana Bank với giá bán 33.640 đồng/cổ phiếu, thu về gần 20,3 ngàn tỷ đồng (khoảng 870 triệu USD). Vốn điều lệ của BIDV qua đó tăng từ mức 34,2 ngàn tỷ đồng lên hơn 40,2 ngàn tỷ đồng (sở hữu nhà nước giảm từ 95% xuống còn 80,8%), cao nhất trong hệ thống ngân hàng. KEB Hana Bank đã trở thành cổ đông lớn của BIDV sở hữu 15% cổ phần.
Dòng vốn ngoại đổ vào các cổ phiếu trụ cột.
Cũng trong năm 2019, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã thực hiện thành công thương vụ M&A có giá trị nhất lên tới 1 tỷ USD sau khi bán cổ phần cho tập đoàn năng lượng SK của Hàn Quốc đầu tư.
Vingroup cũng đã thu về 400 triệu USD từ phát hành cổ phần ưu đãi (giá gần 111 ngàn đồng/cp) cho Công ty quản lý quỹ Hanwha của Hàn Quốc.
Trước đó, trong năm 2018, Vinhomes - đơn vị quản lý mảng bất động sản của Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng cũng đã hút được 1,35 tỷ USD từ các nhà đầu tư ngoại trong phiên chào sàn hôm 17/5.
Techcombank (TCB) trong năm 2018 ghi nhận thương vụ bán cổ phần khủng cho các nhà đầu tư nước ngoài, tổng cộng thu về khoảng 920 triệu USD. Còn Masan Group bán cổ phiếu quỹ trị giá 470 triệu USD cho Tập đoàn SK Group của Hàn Quốc và bán 52 triệu cổ phần trị giá 200 triệu USD cho quỹ GIC của Chính phủ Singapore.
Chỉ trong khoảng 2 năm qua, dòng tiền cả chục tỷ USD đã được các nhà đầu tư trong khu vực đổ vào các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam, không chỉ Vingroup, Masan, mà còn cả VietJet (VJC) của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, PAN Group của ông Nguyễn Duy Hưng, FPT của ông Trương Gia Bình, Vinamilk...
Tính tới cuối tháng 10/2019, giá trị vốn hóa trên HOSE đạt gần 3,4 triệu tỷ đồng (146 tỷ USD), trong khi trên sàn HNX đạt khoảng 130 ngàn tỷ (5,6 tỷ USD).
M. Hà
Theo vietnamnet.vn
Xong thương vụ góp vốn khủng nhưng chỉ số kinh doanh 9 tháng đi lùi, có nên mua cổ phiếu BIDV vào lúc này? Keb Hana Bank và BIDV vừa hoàn thành thương vụ góp vốn mua cổ phần có giá trị cao nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam tính đến nay. Cổ phiếu BID cũng nhờ đó mà đang liên tục lập đỉnh trong những ngày qua dù các chỉ số hoạt động kinh doanh cơ bản 9 tháng đi lùi. Các chỉ...