BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận 12.600 tỷ đồng trong năm 2020
Ngân hàng đặt mục tiêu đưa nợ xấu xuống dưới 1,6% trên tổng dư nợ.
Ngày 8/1, Ngân hàng BIDV đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Thông tin tại hội nghị cho biết, năm 2019, BIDV đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng; quy mô và hiệu quả tăng trưởng khá, năng lực tài chính được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu tại Phương án cơ cấu lại BIDV giai đoạn 2016-2020; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, người lao động và phục vụ tốt nhất khách hàng…
Đến 31/12/2019, tổng tài sản BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, tăng trưởng 13,7% so với năm 2018, tiếp tục là ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô tài sản lớn nhất Việt Nam.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2019 đạt 1.299.997 tỷ đồng; trong đó, dư nợ tín dụng đạt 1.098.912 tỷ đồng, tăng trưởng 12,4% so với năm 2018, chiếm 13,4% thị phần tín dụng toàn ngành; Riêng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng 21,5%, quy mô đến 31/12/2019 đạt 374.526 tỷ, chiếm tỷ trọng 34,1% tổng dư nợ, tiếp tục dẫn đầu thị trường về quy mô tín dụng bán lẻ… Tổng dư nợ đối với các lĩnh vực ưu tiên theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước chiếm tỷ trọng trên 60% tổng dư nợ.
Nguồn vốn huy động của BIDV đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo cân đối an toàn, hiệu quả. Tổng nguồn vốn huy động năm 2019 đạt 1.349.279 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2% so với năm 2018; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.167.995 tỷ đồng, tăng trưởng 12,7%, thị phần tiền gửi khách hàng chiếm 11,5% toàn ngành.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.768 tỷ đồng, ROA đạt 0,61%, ROE đạt 15,2%…
Thị giá cổ phiếu BID tăng trưởng 42,5% so với đầu năm; Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại BIDV tăng lên 18,03%; BIDV là ngân hàng có mức vốn hóa lớn thứ 3 trên thị trường, phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư vào tiềm năng phát triển của BIDV sau khi có sự tham gia cổ đông chiến lược KEB Hana Bank Hàn Quốc.
Các công ty, liên doanh, liên kết hoạt động ổn định, đóng góp 589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong hiệu quả chung của BIDV.
Video đang HOT
BIDV cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước và đảm bảo lợi ích tối đa của cổ đông. Năm 2019, BIDV nộp Ngân sách Nhà nước 8.550 tỷ đồng, trong Top 10 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam hiện nay. BIDV cũng đã thực hiện chi trả cổ tức 2 năm 2017-2018 bằng tiền mặt cho cổ đông với tổng giá trị gần 4.800 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ chi trả đạt 7%/năm.
Phát biểu tại Hội nghị, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng ghi nhận, biểu dương kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt, tăng trưởng tích cực; chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng hiện đại, ứng dụng giao dịch công nghệ mới, số hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; chủ động, đi đầu thực hiện chính sách tiền tệ, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội các địa phương; cùng toàn ngành làm tốt công tác an sinh xã hội… Đặc biệt việc đàm phán thành công giao dịch có quy mô lớn nhất trong hệ thống với KEB Hana Bank, giúp BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Thống đốc cũng bày tỏ tin tưởng BIDV sẽ tiếp tục tiên phong thực thi chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, phát huy truyền thống, bản lĩnh, cốt cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện thắng lợi những mục tiêu của Ngành năm 2020.
Thống đốc Lê Minh Hưng
Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Túbày tỏ sự cảm ơn đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành, địa phương, đối tác, khách hàng đã hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành cùng BIDV.
Theo ông Tú, năm 2020 là năm hoàn thành Đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu theo tinh thần Nghị quyết 42 của Quốc hội và quyết định số 1058/QĐ-TTg của Chính phủ, năm đầu thực hiện chiến lược phát triển đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, BIDV xác định các mục tiêu kinh doanh chủ yếu: Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn, tăng trưởng khoảng 14,5%; Tín dụng tăng trưởng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 13%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 12.600 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,6%…
Với phương châm hoạt động: “Kỷ cương – Trách nhiệm – Hiệu quả – Bứt phá”, toàn hệ thống BIDV sẽ triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp, biện pháp thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ, gia tăng chất lượng hoạt động, hiệu quả kinh doanh; tạo điều kiện và phục vụ tốt mọi nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
"Điệp khúc" thiếu vốn vẫn xuất hiện
Cả ngân hàng thương mại Nhà nước đã áp dụng xong chuẩn mực Basel 2 và ngân hàng chưa thể áp dụng đều mong muốn đươc tăng vốn...
Vấn đề thiếu vốn của 4 ngân hàng thương mại nhà nước không chỉ bây giờ mới được nhắc tới mà đã được phản ánh ở mức độ bức thiết tại các hội nghị toàn ngành và hội nghị từng ngân hàng.
Mới đây, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng 2020, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV cho rằng, tăng vốn là một trong những điều kiện tiên quyết đối với các tổ chức tín dụng để đáp ứng được các chỉ số an toàn cũng như gia tăng nguồn lực phục vụ đầu tư phát triển kinh tế.
"Ngoài việc sớm xem xét cấp vốn thông qua trực tiếp hay thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu, các cấp có thẩm quyền cần giảm thiểu thủ tục hành chính trong xét duyệt phương án bán chiến lược của các tổ chức tín dụng, phát hành cổ phiếu riêng lẻ, cổ phiếu ESOP...", ông Tú kiến nghị.
Về phía Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị cũng tiếp tục đề nghị được chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn.
"Trong nghị quyết 01 ban hành đầu năm 2020 của Chính phủ, một nội dung được nhắc tới là đảm bảo đủ vốn điều lệ, đáp ứng nhu cầu an toàn vốn tối thiểu cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, Vietcombank xin đề xuất được giữ lại lợi nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu là 70% trong giai đoạn 3 năm 2018-2020", ông Thành ý kiến.
Sau hội nghị toàn ngành nêu trên, VietinBank là ngân hàng thương mại Nhà nước đầu tiên tổ chức tổng kết năm 2019. Tại đây, ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch VietinBank cho biết, mặc dù vốn điều lệ chưa được tăng như kế hoạch nhưng ngân hàng vẫn có kết quả kinh doanh tốt nhờ tập trung vào cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, so với năm 2018, tốc độ tăng về hiệu quả tăng cao gấp 5 lần tốc độ tăng về quy mô kinh doanh.
Trong đó, tăng trưởng tín dụng 7,2%; thu nhập thuần từ dịch vụ tăng 43% so với năm 2018, tỷ lệ thu ngoài lãi chiếm 22% tổng doanh thu hoạt động, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 1,2%, giảm đáng kể so với cuối năm 2018 (1,59%), tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt trên 120%, tăng mạnh so với 93% của năm 2018.
Tuy nhiên, ông Thọ cho biết thêm, hiện hệ số an toàn vốn (CAR) của VietinBank nếu tính theo Thông tư 36 và các Thông tư sửa đổi bổ sung đang là 9,25%.
Do đó, ngân hàng đang đứng trước thách thức phải nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng các chuẩn mực Basel 2 tại Thông tư 41, song các biện pháp được thực hiện đã tới giới hạn. Điều này không chỉ tác động tiêu cực tới việc mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đáp ứng các chuẩn mực an toàn vốn tối thiểu mà còn dẫn đến khả năng khó ứng phó với các rủi ro tài chính bất khả kháng.
"VietinBank đã đáp ứng toàn diện các yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel 2 về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin. Ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt tăng vốn và thực hiện tăng vốn điều lệ, VietinBank sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của chuẩn mực Basel 2", ông Thọ khẳng định.
Tại Agribank, ngân hàng thương mại Nhà nước còn lại, ông Tiết Văn Thành, Tổng giám đốc cũng có chung mong muốn tăng vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, cung ứng vốn cho nền kinh tế nhưng vẫn chưa được đáp ứng.
Về phía Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong 5 năm qua, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã đóng góp cho ngân sách khoảng trên 92.000 tỷ đồng, trong đó 60.000 tỷ đồng từ thuế và 32.000 tỷ đồng từ cổ tức. Vì vậy, Chính phủ, các Bộ, ngành cũng rất ủng hộ việc tăng vốn cho nhóm ngân hàng này.
"Chính phủ đã có chủ trương, như VietinBank được giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2017 và 2018. Sắp tới, VietinBank cũng cần báo cáo Bộ Tài chính để có kế hoạch tăng vốn 2019 và 2020, dựa trên đánh giá tăng trưởng và kết quả kinh doanh", ông Hưng yêu cầu.
Ngoài ra, Thống đốc gợi ý thêm, theo quy định mới của Thông tư 33 về phát hành trái phiếu để tăng vốn cấp 2, các ngân hàng trên 50% vốn nhà nước được chủ động phát hành trái phiếu riêng lẻ mà không cần xin phép Ngân hàng Nhà nước. Điều này nhằm giảm thiểu thủ tục tài chính giúp các ngân hàng thương mại Nhà nước hoàn toàn chủ động trong việc phát hành tăng vốn.
Bên cạnh các cơ chế mở hơn về tăng vốn, ông Lê Minh Hưng yêu cầu ngân hàng đồng thời phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro, củng cố tình hình tài chính. Đồng thời, ngân hàng cũng cần thoái khoản đầu tư ngoài ngành chưa thực hiện trong thời gian qua.
Theo Đào Hưng
Vneconomy
Năm 2020, vốn cho thị trường bất động sản sẽ đến từ những nguồn nào? Theo các chuyên gia, từ năm 2018 đến nay, khi dòng vốn tín dụng đổ vào bất động sản bị siết chặt, thị trường luôn rơi vào tình trạng khát vốn. Ảnh: Tieudung.vn Siết tín dụng: Doanh nghiệp khát vốn, dự án "đứng hình" Trong giai đoạn từ 2014 - 2018, thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên từ...