BIDV đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 16,5% trong năm 2020
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV, mã chứng khoán BID – sàn HOSE) vừa công bố báo cáo thường niên, trong đó đặt kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 12.500 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ.
Đồng thời, BIDV đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 9%, huy động vốn tăng 9%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7% và tỷ lệ chi trả cổ tức dự kiến 7%.
Theo đó, BIDV sẽ triển khai các biện pháp nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn đúng quy định. Nỗ lực thực hiện phương án tăng vốn từ nguồn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu; tiếp tục xúc tiến tăng vốn từ phát hành cổ phiếu cho Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tài chính mới; đồng thời triển khai các biện pháp tăng vốn khác theo kế hoạch.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa sản phẩm – dịch vụ, nỗ lực đa dạng hóa nguồn thu, góp phần chuyển dịch cơ cấu thu nhập theo hướng bền vững; phát triển, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm phi tín dụng.
Ngoài ra, triển khai đồng bộ các giải pháp đa dạng hóa nguồn thu như gia tăng thu dịch vụ với khách hàng phi tín dụng; đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm và telesales, tăng cường thu dịch vụ trên cơ sở triển khai sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao.
Video đang HOT
Kết thúc năm 2019, BID ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất toàn ngân hàng đạt 10.732 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2018, hoàn thành 104% kế hoạch ĐHĐCĐ giao, chỉ tiêu ROA đạt 0,61%, ROE đạt 12,94%.
Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến 31/12/2019 đạt 1.325.737 tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tổ chức, dân cư và trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.134.503 tỷ đồng, tăng trưởng 12,2%, đảm bảo giới hạn tín dụng NHNN giao. Quy mô tín dụng của BIDV chiếm 13,8% thị phần toàn ngành và tiếp tục có
Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.374.765 tỷ đồng, tăng 12,1% so với đầu năm; trong đó huy động vốn tổ chức, dân cư đạt 1.187.093 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2018, vượt kế hoạch năm. Đặc biệt trong năm 2019, BIDV đã phát hành thành công trái phiếu tăng vốn với khối lượng chào bán thành công hơn 19.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng nâng cao năng lực tài chính.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/4, cổ phiếu BID đứng tại mức giá 32.100 đồng/cp, tương ứng mức P/E là 19.4 lần và giá trị sổ sách là 19.307 đồng/cp
Các ngân hàng rục rịch điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, thậm chí có nhà băng chấp nhận kịch bản tăng trưởng âm trong năm nay
Nhiều năm liền, các ngân hàng liên tục báo lãi "cao kỷ lục", "cao nhất từ trước đến nay", nhưng năm 2020 có thể là câu chuyện khác. Tác động của dịch Covid-19 lên các ngân hàng đang ngày càng rõ nét. Tín dụng tăng chậm và giờ đây, một số nhà băng đã buộc phải giảm mục tiêu lợi nhuận năm 2020, thậm chí chấp nhận tăng trưởng âm.
Theo Tổng cục thống kê, hoạt động ngân hàng trong quý 1/2020 chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tính đến thời điểm 20/3/2020, tổng phương tiện thanh toán mới tăng 1,55% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm trước tăng 2,54%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,51% (cùng kỳ năm 2019 tăng 1,72%); tín dụng của nền kinh tế tăng 0,68% (cùng kỳ năm trước tăng 1,9%). Riêng con số về tín dụng cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu đi vay giảm rõ rệt.
Có thể thấy, ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19 tới nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã ở ngay trước mắt. Theo nhiều ngân hàng, kế hoạch kinh doanh năm nay sẽ phải điều chỉnh lại. Một số vẫn đang cân nhắc và xem xét tình hình, bởi chỉ tiêu trình lên đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) cũng sẽ phải dời đến tháng 6 vì dịch Covid-19. Trong khi đó, một số đã tính toán và chấp nhận khả năng tăng trưởng âm trong năm nay.
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa hé lộ một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2020, dù chưa đến ĐHĐCĐ thường niên. Đáng chú ý, ngân hàng dự kiến dư nợ cho vay sẽ tăng 21,4%, nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất chỉ ở mức 800 tỷ đồng, tức giảm 13,47% so với năm 2019. Tổng tài sản dự kiến tăng 22,51%, huy động vốn tăng 22,41%, số lượng thẻ tín dụng tăng 34,56%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Mới đây, Nam A Bank cũng đã thông báo tới cổ đông về việc hoãn cuộc họp ĐHĐCĐ (lẽ ra là ngày 28/3) vì lý do bất khả kháng liên quan đến dịch bệnh.
Trong khi đó tại BIDV, ngân hàng đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 đạt 12.500 tỷ đồng, nhưng đó là trong trường hợp dịch bệnh chỉ kéo dài đến hết tháng 3. Lãnh đạo ngân hàng cho biết thêm, với tình hình hiện nay, kế hoạch kinh doanh có thể phải điều chỉnh. Trong 2 tháng đầu năm 2020, huy động vốn của ngân hàng giảm 1,6% trong khi dư nợ tín dụng bị giảm gần 2%.
Trong báo cáo thường niên vừa được phát hành, MBBank cũng cho biết, các mục tiêu kinh doanh năm 2020 thực sự là thách thức lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái vì dịch bệnh. Tuy nhiên ban lãnh đạo ngân hàng đang nỗ lực để tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh khó khăn này.
Bởi vậy, hỗ trợ các doanh nghiệp, và cũng là để cứu chính mình, các ngân hàng đang vào cuộc mạnh mẽ, tung ra các gói tín dụng với nhiều ưu đãi và lãi suất thấp để giảm thiếu tác động tiêu cực, đồng thời sẵn sàng bứt phá khi dịch bệnh kết thúc.
Hồi đầu tháng 3, NHNN cho biết, các ngân hàng thương mại đã đăng ký triển khi gói hỗ trợ tín dụng ưu đãi lãi suất từ 0,5-1,5% với tổng giá trị khoảng 285.000 tỷ đồng. Đồng thời, các ngân hàng xem xét giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu với mức lãi suất giảm từ 1% đến 3%; tiếp tục xem xét không tính lãi phạt, giảm phí các dịch vụ ngân hàng.
Với thông tư 01 vừa được NHNN ban hành, các ngân hàng thương mại đã có cơ sở hướng dẫn để cơ cấu thời hạn trả nợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Theo Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế, gói tín dụng hỗ trợ có thể sẽ còn tăng lên, song phụ thuộc vào khả năng cân đối tài chính của các ngân hàng. Một số ngân hàng cũng đang xem xét nâng quy mô gói tín dụng ưu đãi này. Chẳng hạn, Vietcombank ban đầu dự kiến dư nợ hỗ trợ cho các khách hàng bị ảnh hưởng khoảng 78.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp, Vietcombank đang xem xét mở rộng lên 120.000 tỷ.
Giảm mạnh lãi suất cho vay, NIM của các nhà băng có thể bị giảm. Lại đặt trong bối cảnh khó tăng trưởng tín dụng vì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngưng trệ, rõ ràng nguồn thu từ lãi sẽ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở mảng dịch vụ, các ngân hàng gần đây cũng cùng nhau miễn, giảm hàng loạt phí giao dịch online cho khách hàng.
Bộ phân phân tích của MBS nhận định, tăng trưởng kinh tế chậm lại bởi dịch Covid-19 sẽ tổn hại đến chất lượng tài sản và làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Chẳng hạn, giá bất động sản có thể giảm, gây thiệt hại lớn với các khoản cho vay thế chấp bằng bất động sản của ngân hàng.
Theo quan sát, một số ngân hàng cũng đã cơ cấu lại nhân sự, chính sách lương thưởng để giảm thiểu chi phí hoạt động, đảm bảo lợi nhuận.
Không chỉ kế hoạch lợi nhuận mà các kế hoạch khác như tăng vốn, chào bán cổ phiếu, niêm yết trên sàn chứng khoán của các nhà băng cũng bị ảnh hưởng. Quý 1 đã đi qua nhưng việc tăng vốn bằng nguồn ngân sách cho VietinBank và Vietcombank với quy mô khoảng 10.000 tỷ vẫn chưa có động tĩnh gì. Trong khi đó, tháng 11/ 2019, MSB đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu lên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), nhưng đến nay cũng chưa có thông tin mới.
Ngọc Bích
VDSC: BIDV đang có kế hoạch giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống 65%, bắt đầu ngay năm 2020 Theo VDSC, ngân hàng BIDV tiếp tục có kế hoạch phát hành thêm khoảng 10% vốn điều lệ nhằm đưa tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức 65%, bắt đầu ngay từ năm 2020. Theo báo cáo mới đây của chứng khoán Rồng Việt (VDSC), ngân hàng BIDV tiếp tục có kế hoạch phát hành thêm khoảng 10% vốn điều lệ nhằm...