BIDV bị đề nghị thu hồi hơn 1.600 tỉ trong đại án ngân hàng
VKSND Tối cao có kháng nghị đề nghị thu hồi hơn 1.600 tỉ đồng BIDV có được từ trong đại án ngân hàng Phạm Công Danh giai đoạn 2.
VKSND Tối cao vừa có quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm sửa một phần bản án cố ý làm trái và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam – VNCB nay là CB (còn gọi là đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2).
Theo đó, VKS đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao giám đốc thẩm theo hướng tuyên không thu hồi trả cho ông Danh số tiền 4.500 tỉ đồng nâng vốn điều lệ của VNCB và giữ nguyên bản án sơ thẩm thu hồi 1.633 tỉ đồng của BIDV để khắc phục hậu quả vụ án.
Theo VKSND Tối cao, việc hai cấp toà sơ và phúc thẩm tuyên thu hồi 4.500 tỉ để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo là không có căn cứ. Viện phân tích thực chất vốn điều lệ của VNCB vẫn là 3.000 tỉ đồng, chưa được nâng hay hạch toán với số tiền 4.500 tỉ đồng ông Danh cho là nộp vào tài khoản CB tại Ngân hàng nhà nước. Nguồn gốc số tiền này không phải là tiền của ông Danh mà do ông đi vay bằng cách thực hiện hành vi trái pháp luật và đã bị xử lý trong vụ án giai đoạn 1.
Ngoài ra, số tiền này đã hòa chung vào các nguồn tiền khác tại VNCB. Chính ông Danh chỉ đạo sử dụng hết cho mục đích cá nhân, gây ra thiệt hại cho VNCB. Vì vậy không có cơ sở để hoàn trả số tiền này cho ông một lần nữa.
Bị án Phạm Công Danh
Video đang HOT
Cạnh đó, VKSND Tối cao còn cho rằng bản án phúc thẩm của TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên BIDV không phải trả tiền cho CB là không có căn cứ và gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà nước. Số tiền này được cho là có liên quan đến việc ông Trần Bắc Hà khi làm tại BIDV phê duyệt cho ông Danh vay 1.600 tỉ đồng.
Hồi tháng 8-2018, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên Danh 20 năm tù, tổng hợp với án cũ là 30 năm (mức án cao nhất của tù có thời hạn); ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) 4 năm tù, và 44 đồng phạm từ 2 năm án treo đến 10 năm tù.
Về dân sự, tòa nhận định trong số tiền hơn 6.100 tỉ đồng vay được của các ngân hàng, Danh và đồng phạm đã chuyển 4.500 tỉ đồng vào tài khoản của VNCB tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tăng vốn điều lệ. Không có căn cứ cho thấy Danh tăng vốn điều lệ cho cá nhân mình nên tòa ghi nhận đây là số tiền tăng vốn điều lệ cho CB là có căn cứ, cần thu hồi trả cho ông Danh để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo, đảm bảo ngân sách nhà nước. Và cấp sơ thẩm đề nghị thu hồi hơn 1.600 tỉ đồng từ BIDV để khắc phục thiệt hại cho VNCB.
Xử phúc thẩm cuối năm 2018, TAND Cấp cao tại TP.HCM giữ nguyên bản án sơ thẩm về phần hình phạt đối với các bị cáo.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm tuyên thu hồi 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ trả cho ông Danh để cấn trừ vào thiệt hại.
Tuy nhiên HĐXX chấp nhận kháng cáo của BIDV, sửa án, tuyên ngân hàng này không phải bồi thường cho CB hơn 1.600 tỉ đồng…
HOÀNG YẾN
Theo PLO
Vì sao cựu Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà bị khởi tố bổ sung?
Ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Ông Trần Bắc Hà khi còn công tác (ảnh BIDV).
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đang điều tra vụ án hình sự "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số Chi nhánh thuộc BIDV.
Căn cứ kết quả điều tra mở rộng vụ án, ngày 08.01.2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/C03-P13 về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng BIDV Chi nhánh Hà Thành, Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng, cùng ngày đã ra các Quyết định, Lệnh tố tụng đối với các đối tượng có liên quan.
Đáng chú ý, trường hợp bị can Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV, Cơ quan điều tra đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố bị can về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" quy định tại Điều 206, Bộ luật Hình sự năm 2015, với hành vi sai phạm liên quan đến việc phê duyệt cấp tín dụng cho Công ty TNHH Thương mại và du lịch Trung Dũng.
Trước đó vào cuối tháng 11.2018, ông Trần Bắc Hà bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại BIDV.
Cùng bị khởi tố vụ ông Trần Bắc Hà trong vụ án này còn có Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng Giám đốc BIDV, Kiều Đình Hòa, nguyên Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh, Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh.
Do là vụ án đang điều tra nên Cơ quan Công an chưa thể công bố chi tiết về vụ án này. Tuy nhiên tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Lê Đình Sơn đã đã cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến những sai phạm tại dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà. Dự án liên quan đến những sai phạm của ông Trần Bắc Hà.
Theo ông Lê Đình Sơn, dự án chăn nuôi bò của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà là một dự án lớn về nông nghiệp, được chính quyền và người dân đều hy vọng dự án sẽ làm đầu kéo, thúc đẩy cho nông nghiệp tỉnh nhà phát triển, đặc biệt là chăn nuôi. Tuy nhiên Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố ông Trần Bắc Hà các bị can liên quan đến dự án trên. Theo vị Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, để trả lời chắc chắn về sai phạm xảy ra tại dự án chăn nuôi bò của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà phải chờ đợi khi có kết luận của Cơ quan điều tra.
Trước khi vướng vào lao lý, ông Trần Bắc Hà đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương khai trừ khỏi Đảng, do phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Liên quan đến vụ án này, vào năm 2017, khi điều tra bổ sung vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng, Cơ quan điều tra xác định: Ông Trần Bắc Hà và một số cá nhân có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh, cựu cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng vay tiền nhưng kết quả giám định cho thấy BIDV không có thiệt hại xảy ra nênông Trần Bắc Hà và một số nhân tại BIDV không phạm tội vi phạm quy định về cho vay. Cơ quan điều tra đã kiến nghị kiểm điểm, hành chính với hành vi của ông Trần Bắc Hà và một số người liên quan.
Theo Danviet
Phong tỏa tài sản của ông Trần Bắc Hà ở Bình Định Cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đã phong tỏa toàn bộ tài sản của cựu Chủ tịch HĐQT BIDV - Trần Bắc Hà để phục vụ công tác điều tra. Ngày 12/12, cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đang làm các thủ tục yêu cầu của Bộ Công an phong tỏa tài sản liên quan đến ông Trần Bắc Hà, nguyên...