Biden tuyên bố sẽ ‘cứng rắn’ với Trung Quốc nếu đắc cử
Cựu phó tổng thống Mỹ Biden nói ông sẽ “kiên quyết” và “cứng rắn” trong cách tiếp cận với Trung Quốc nếu đắc cử trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Phát biểu khi tới vận động tranh cử ở Delaware hôm 23/9, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố ông không coi mối quan hệ Mỹ – Trung là một “trò chơi có tổng bằng không”. “Có rất nhiều nguy cơ trong mối quan hệ này”, Biden nói.
“Tôi sẽ kiên quyết về việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, quân sự hóa ở Biển Đông và nhiều vấn đề khác. Các phân tích gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc biết tôi sẽ rất thẳng thắn nhưng họ cũng lo ngại rằng tôi sẽ cứng rắn. Tôi không phủ nhận điều đó, chẳng có gì phải bào chữa”, cựu phó tổng thống Mỹ nói.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trả lời báo giới tại sân bay New Castle, bang Delaware, Mỹ, hôm 23/9. Ảnh: AFP.
Bình luận được ứng viên tổng thống đảng Dân chủ đưa ra sau bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 22/9, khẳng định Bắc Kinh chuộng hòa bình, “không có ý định gây chiến tranh lạnh hay nóng với bất kỳ quốc gia nào” và không muốn tham gia vào trò chơi có tổng bằng không.
Video đang HOT
Trong khi đó, bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Trump cũng tại kỳ họp chỉ trích cách Trung Quốc phản ứng với Covid-19 và kêu gọi Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về “virus Trung Quốc”.
Quan hệ xấu đi giữa Bắc Kinh và Washington đang trở thành vấn đề quan trọng trước cuộc bầu cử Mỹ vào 3/11. Trump chỉ trích Biden quá “mềm mỏng” với Trung Quốc và cho rằng cựu phó tổng thống là ứng cử viên ưu tiên của Bắc Kinh. Trong khi đó, Biden chỉ trích Trump đã nhường lại tầm ảnh hưởng toàn cầu của Washington cho Bắc Kinh bằng việc làm suy yếu các đồng minh của Mỹ.
Chính quyền của Trump đã tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc khi phát động chiến tranh thương mại, cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp tài sản trí tuệ và ban hành các lệnh cấm nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, cấm các ứng dụng của Trung Quốc như TikTok, WeChat. Mỹ cũng ra lệnh trừng phạt Bắc Kinh liên quan vấn đề Biển Đông, Hong Kong, và Tân Cương.
William Evanina, Giám đốc Trung tâm An ninh và Phản gián Quốc gia Mỹ (NCSC) dẫn một báo cáo tình báo của Mỹ hồi tháng 8 cho thấy Bắc Kinh không muốn Trump tái đắc cử vào tháng 11 vì ông được cho là người “không thể đoán trước”.
Ngó lơ Trung Quốc, EU thúc đẩy đầu tư vào Đài Loan
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa EU và Trung Quốc, các nước trong khối đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan.
15 quốc gia châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Hà Lan, Italy và Tây Ban Nha,... hôm 21/9 đã khởi động chiến dịch chung thúc đẩy đầu tư giữa EU và Đài Loan. Đây là tín hiệu cho thấy mối quan hệ nồng ấm giữa EU với hòn đảo này trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Diễn đàn đầu tư mang tính bước ngoặt giữa EU và Đài Loan được tổ chức bởi Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, cơ quan ngoại giao của EU tại Đài Loan, diễn ra khi các nước châu Âu ngày càng nghi ngờ Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc gần đây, các quan chức châu Âu đã thúc giục Bắc Kinh mở cửa thị trường và tôn trọng nhân quyền như những yêu cầu cơ bản cho mối quan hệ song phương. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của EU và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của liên minh này.
Các nước EU đang tìm cách thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đài Loan. (Ảnh: Nikkei Asian Review)
Hôm 21/9, lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn, cho biết EU là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Đài Loan và hòn đảo này đã tạo ra môi trường đầu tư mạnh mẽ không chỉ để phục vụ nhu cầu ở Đài Loan mà còn để xây dựng mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ hơn.
"Giống như EU, chúng tôi khuyến khích các quan hệ đối tác toàn cầu cùng có lợi bằng cách cung cấp một hoạt động kinh doanh công bằng. Đài Loan sẵn sàng trở thành một trong những đối tác hàng đầu của EU trong các lĩnh vực thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ sinh học, y tế và di chuyển", bà Thái Anh Văn cho hay
Filip Grzegorzewski, người đứng đầu Văn phòng Kinh tế và Thương mại châu Âu, cho biết đại dịch COVID-19 đã phơi bày những lỗ hổng của các chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Tốt hơn là chúng ta nên thay đổi. EU và Đài Loan có những khả năng độc đáo để làm việc cùng nhau và nắm lấy những cơ hội mới trong thế giới đang thay đổi... Và điều quan trọng là hai bên cùng chia sẻ các giá trị của hệ thống thương mại quốc tế mở, minh bạch và công bằng", ông Grzegorzewski nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc diễn đàn.
Trước khi diễn đàn EU - Đài Loan diễn ra, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu cho biết, Đài Loan từ lâu đã tập trung đầu tư vào một quốc gia duy nhất là Trung Quốc. Tuy nhiên, khi môi trường đầu tư ở đó đang thay đổi, nhiều công ty có trụ sở tại hòn đảo này đang cân nhắc chuyển hướng đầu tư.
"Chúng tôi rất vui khi thấy EU đang chào đón các công ty Đài Loan đầu tư vào đó. EU chia sẻ cùng các giá trị dân chủ, tự do và nhân quyền với Đài Loan. Chúng tôi kêu gọi các công ty Đài Loan đến EU và đầu tư", ông Joseph Wu cho hay.
Bên cạnh đó, ông Joseph Wu cũng cho rằng, Đài Loan là một địa điểm lý tưởng cho các nước châu Âu và các nước khác đầu tư, bất chấp những lời đe dọa gần như liên tục của Trung Quốc. "Trên thực tế, EU đã là nhà đầu tư lớn nhất vào Đài Loan vào năm 2019", ông Joseph Wu nói.
Sự ấm lên của quan hệ EU - Đài Loan diễn ra sau các động thái của Mỹ nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ với Đài Loan, khi chính quyền Donald Trump tìm cách lôi kéo thêm đồng minh về phía mình trong cuộc xung đột địa chính trị với Trung Quốc.
"Vũ khí mới" cực uy lực Mỹ có thể dùng để "nắn gân" Trung Quốc Theo nhà phân tích chính sách đối ngoại Ấn Độ Amrita Dhillon, căng thẳng Trung-Ấn rõ ràng có lợi cho Mỹ và Washington có thể sử dụng tranh chấp Ladakh giữa Ấn Độ và Trung Quốc để gây áp lực lên Bắc Kinh. Binh lính Ấn Độ nghỉ ngơi cạnh khẩu pháo trước khi di chuyển tới Ladakh ngày 16/6. (Ảnh: Reuters) Tình...