Biden sẽ xem xét lại thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung
Chính quyền Biden sẽ rà soát các biện pháp an ninh quốc gia của Trump, bao gồm thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một ký tháng 1/2020.
“Mọi thứ mà chính quyền trước đây đưa ra đều đang được xem xét do chúng liên quan đến cách tiếp cận an ninh của chúng tôi, vì thế tôi không cho rằng mọi thứ đang được thúc đẩy”, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói trong cuộc họp báo ngày 29/1, sau khi được hỏi liệu Tổng thống Joe Biden có xem thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung giai đoạn một còn hiệu lưc hay không.
Psaki cho biết chính quyền Biden tập trung vào tiếp cận quan hệ Mỹ – Trung “trên vị thế sức mạnh”. “Điều này có nghĩa là phối hợp và trao đổi với các đồng minh cùng đối tác của chúng tôi về cách chúng tôi sẽ làm việc với Trung Quốc”, Psaki cho biết.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trước khi ký một số sắc lệnh tại Nhà Trắng, ngày 28/1. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Mỹ và Trung Quốc ngày 15/1 ký thỏa thuận thương mại giai đoạn một để cùng nhau “sửa chữa sai lầm quá khứ” sau gần hai năm thương chiến. Theo thỏa thuận, Trung Quốc đồng ý mua thêm 200 tỷ USD hàng Mỹ trong hai năm tới, cũng như đảm bảo vấn đề sở hữu trí tuệ cho công nghệ Mỹ. Đổi lại, Mỹ sẽ giảm nửa mức thuế 15% đối 120 tỷ USD hàng tiêu dùng Trung Quốc, trong đó có hàng may mặc.
Biden hồi tháng 8/2020 nói thỏa thuận này “thất bại thảm hại” do không thể thực thi, “đầy những cam kết mơ hồ, yếu kém và lặp đi lặp lại” từ Trung Quốc, cho phép nước này “tiếp tục cung cấp các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước của họ và ăn cắp ý tưởng của Mỹ”.
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung nổ ra vào năm 2018 với những đòn thuế “ăn miếng trả miếng”, khiến hai nền kinh tế đều tổn hại và đe dọa tăng trưởng thương mại toàn cầu. Xung đột bùng phát do Mỹ cáo buộc hoạt động thương mại của Trung Quốc không công bằng khi ưu ái doanh nghiệp trong nước, ép công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ, đánh cắp tài sản trí tuệ và thao túng tiền tệ.
Nhà Trắng lý giải việc Biden ký sắc lệnh nhiều kỷ lục
Thư ký Nhà Trắng nói Biden ký hơn 40 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tại vị nhằm "thực hiện các cam kết trong phát biểu nhậm chức".
"Trước tiên, tôi phải nói rằng một phần của quá trình đoàn kết đất nước là giải quyết các vấn đề mà người dân Mỹ đang phải đối mặt và nỗ lực liên hệ với các thành viên lưỡng đảng để thực hiện chính xác điều đó. Tổng thống đã liên hệ với nhiều nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa, ngài ấy đang thực hiện nhiều cuộc gọi hơn trong hôm nay", Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết hôm 28/1, khi được hỏi về số sắc lệnh hành pháp cao kỷ lục mà Tổng thống Joe Biden ký trong tuần đầu nhiệm kỳ.
Psaki cho biết việc tân Tổng thống Biden ban hành hơn 40 sắc lệnh trong thời gian qua là một phần trong việc thực hiện các cam kết ông đã nêu trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1.
"Ngài ấy ra tranh cử với cam kết hành động ngay lập tức để giải quyết nỗi đau và khó khăn mà người dân Mỹ đang gánh chịu, bao gồm việc đảo ngược một số chính sách và hành động bất lợi, gây hại hay thậm chí là đi ngược đạo đức của chính quyền tiền nhiệm", Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói thêm.
Psaki cũng bác bỏ những chỉ trích cho rằng việc Tổng thống Biden "lạm dụng" các sắc lệnh hành pháp, quy trình có thể giúp ông "phớt lờ" quốc hội, đã đi ngược lại lời hứa đoàn kết của ông.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh trong Nhà Trắng hôm 26/1. Ảnh: AFP.
Các đảng viên Cộng hòa, trong đó gồm nhiều người từng ngợi ca cựu tổng thống Donald Trump khi ông ký loạt sắc lệnh hành pháp, lại công khai chỉ trích Biden bỏ qua các quy trình dân chủ để ban hành những sắc lệnh mà thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio gọi là "chương trình nghị sự cực tả".
Thư ký Báo chí Nhà Trắng cũng nói rằng gói cứu trợ kinh tế 1,9 nghìn tỷ USD đã được người dân ủng hộ mạnh mẽ và Nhà Trắng sẵn sàng làm việc với các nghị sĩ lưỡng đảng để thông qua. Tuy nhiên, một số đảng viên Cộng hòa cho rằng con số 1,9 nghìn tỷ USD quá lớn và Biden có thể đối mặt khó khăn nếu muốn quốc hội thông qua gói cứu trợ này.
Sắc lệnh hành pháp là một phần trong quyền lực to lớn của Tổng thống Mỹ, được người đứng đầu Nhà Trắng ban hành để nhanh chóng thực thi các chính sách mà không phải thông qua quốc hội. Sắc lệnh hành pháp mang tính ràng buộc về pháp lý, nhưng cũng dễ dàng bị tổng thống kế nhiệm đảo ngược.
Cựu tổng thống Donald Trump trong những giờ đầu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng 1/2017 chỉ ký một sắc lệnh duy nhất tập trung vào việc "giảm thiểu gánh nặng kinh tế" của Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), hay còn được gọi là Obamacare.
Trung Quốc tan 'ảo mộng' về chính quyền Biden Những quyết sách ban đầu của Biden, cùng thái độ cứng rắn của nội các mới, dường như khiến Trung Quốc tiêu tan hy vọng "phá băng" quan hệ. Gần cuối tháng 11/2020, vài tuần sau khi truyền thông xướng tên Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mới gửi điện chúc mừng và bày tỏ...