Biden sẽ bác bỏ ‘Chiến tranh Lạnh mới’
Một quan chức Mỹ cho hay Biden sẽ phản bác ý kiến Washington đang lao vào “ Chiến tranh Lạnh mới” trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc.
“Tổng thống Biden ngày mai sẽ truyền thông điệp rằng ông không tin vào khái niệm Chiến tranh Lạnh mới, thế giới bị chia rẽ thành nhiều khối. Ông tin vào cạnh tranh mạnh mẽ, dựa theo nguyên tắc”, một quan chức cấp cao Mỹ hôm 20/9 cho biết về bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của Liên Hợp Quốc vào 21/9.
“Tổng thống sẽ đưa ra thông điệp rằng việc chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan đã khép lại một chương tập trung vào chiến tranh, mở ra chương mới về ngoại giao Mỹ tập trung vào cá nhân, mục đích, hiệu quả”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden xuất phát từ Nhà Trắng hôm 20/9 tới New York dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc trên cương vị tổng thống, Biden sẽ nhấn mạnh Washington luôn làm việc với đồng minh và đối tác “để giải quyết các vấn đề không thể giải quyết bằng quân sự”.
Lãnh đạo Mỹ sẽ đưa ra lời kêu gọi hợp tác toàn cầu để chấm dứt Covid-19, đại dịch tàn phá thế giới từ đầu năm 2020. Quan chức Mỹ cũng cho hay Biden đang đợi điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron với hy vọng sửa chữa rạn nứt do thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Mỹ và Australia, khiến thương vụ bán tàu ngầm của Pháp cho Canberra bị hủy.
Biden đã “yêu cầu được nói chuyện với Tổng thống Macron về con đường tương lai” và thảo luận về cách hai đồng minh lâu năm có thể hợp tác chặt chẽ với nhau trên toàn thế giới, đặc biệt ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, quan chức Mỹ cho hay.
“Chúng tôi hiểu lập trường của Pháp. Chúng tôi không đồng quan điểm với họ”, quan chức Mỹ nói, trong bối cảnh Ngoại trưởng Pháp cáo buộc Washington “đâm sau lưng”. “Cả hai người đều rất tôn trọng nhau”, quan chức Mỹ nhắc tới Biden và Macron.
Nhà Trắng tính lập "điện thoại đỏ" kết nối thẳng với Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho đang tính tới việc lập một đường dây nóng khẩn cấp tại Nhà Trắng kết nối với Trung Quốc nhằm làm giảm rủi ro xung đột có thể xảy ra giữa 2 nước.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tại phòng làm việc ở Nhà Trắng (Ảnh: Reuters).
Truyền thông Mỹ dẫn các nguồn thạo tin cho hay, Washington dường như đang xem xét khả năng lập ra đường dây nóng với Trung Quốc trong Nhà Trắng. Mô hình này tương tự với "đường điện thoại đỏ" mà Mỹ và Liên Xô từng lập ra từ thời Chiến tranh Lạnh nhằm đối thoại trực tiếp khi cần thiết để ngăn nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân.
Các nguồn tin cho biết, kế hoạch này dường như vẫn trong tình trạng sơ khai và chưa có đề xuất nào được đưa ra với Trung Quốc. Tuy nhiên, chính quyền Biden được cho muốn lập ra một biện pháp liên lạc nhanh trong nỗ lực nhằm làm giảm rủi ro xung đột giữa 2 nước nếu có xảy ra.
Theo nguồn tin, mô hình đường dây nóng tới Bắc Kinh có thể cho phép Tổng thống Biden hoặc các quan chức cấp cao trong nhóm an ninh quốc gia của ông gửi các thông điệp hoặc thực hiện các cuộc điện thoại được mã hóa tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoặc những người dưới quyền ông.
Ý tưởng về việc lập ra đường dây nóng với Trung Quốc được cho có từ thời ông Barack Obama, nhưng nó chưa được hệ thống hóa. Chính quyền Biden dường như quyết định tiếp tục theo đuổi ý tưởng này, nhưng vẫn còn rất nhiều điều bỏ ngỏ, ví dụ như liệu phía Bắc Kinh có đồng ý đề nghị hay không. Mỹ có một đường dây nóng kết nối với Trung Quốc từ Lầu Năm Góc nhưng chỉ được sử dụng riêng cho các vấn đề quân sự và hiếm khi được kích hoạt.
Hồi đầu năm, ông Kurt Campbell, điều phối viên cấp cao khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thừa nhận rằng, Washington có đường dây nóng với Trung Quốc, nhưng khi họ thử gọi vào đó vài lần, nó chỉ rung chuông mà không có ai nhấc máy.
Kế hoạch của phía Mỹ được đưa ra dựa trên thực tế là Washington ngày càng quan ngại rằng các động thái của Trung Quốc có thể dẫn tới những tính toán sai lầm và cần gia tăng hoạt động thông tin liên lạc giữa 2 bên.
"Có một sự thiếu hụt đáng lo ngại các công cụ nhằm kiểm soát các sự cố trong quan hệ Mỹ - Trung. Việc Mỹ muốn lập đường dây liên lạc với Trung Quốc là nhằm giúp họ có thêm cách để phản ứng với khủng hoảng hoặc ngăn chặn khủng hoảng", Danny Russel, một cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ nhấn mạnh rằng họ quan tâm tới việc "cạnh tranh với Trung Quốc sẽ được kiểm soát một cách có trách nhiệm để không dẫn tới xung đột".
Các nước giàu có thể phải vứt bỏ hơn 100 triệu liều vaccine Cựu thủ tướng Anh Brown cảnh báo hơn 100 triệu liều vaccine Covid-19 sẽ hết hạn và bị vứt bỏ nếu không được chia sẻ kịp với các nước nghèo. "Chúng ta cần kế hoạch phân phối vaccine sử dụng ngay để ngăn thảm họa lãng phí vaccine khi hết hạn. Thật là điều không tưởng và vô lương tâm khi 100 triệu...