Biden rơi nước mắt khi nghe y tá kể về Covid-19
Biden trở nên xúc động và lấy khăn chấm nước mắt khi nghe một y tá về cuộc khủng hoảng Covid-19 mà bà đang đối mặt.
Tổng thống đắc cử Joe Biden hôm 18/11 trò chuyện trực tuyến với 4 nhân viên tuyến đầu gồm một lính cứu hỏa, một nhân viên nhà dưỡng lão, một y tá khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) và một giáo viên, để thảo luận về những trải nghiệm của họ trong thời kỳ đại dịch Covid-19.
Mary Turner, chủ tịch Liên đoàn Điều dưỡng Quốc gia chi nhánh bang Minnesota, đã khóc khi kể về việc điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại khoa ICU của bệnh viện bà làm việc từ hồi tháng hai. Turner cho hay các y tá đang phải tái sử dụng khẩu trang N95 do thiếu thiết bị bảo hộ.
“Bản thân tôi đã nắm tay của nhiều bệnh nhân hấp hối khóc nhớ những người thân mà họ không thể gặp”, Turner nói trong nước mắt.
Khoảnh khắc đó khiến ông Biden không kìm được xúc động và cúi xuống dùng khăn lau nước mắt. Biden nói khi còn là phó tổng thống, ông từng mang bữa tối tới cho các y tá ICU làm việc ca đêm ở Trung tâm Y tế Walter Reed. Con trai ông, Beau, đã qua đời vì ung thư não năm 2015. Anh trải qua 10 ngày cuối đời tại bệnh viện quân đội này.
“Cô làm tôi xúc động”, Biden nói. “Bất kỳ ai từng trải qua thời gian khó khăn trong ICU, như tôi từng trải qua suốt nhiều tháng, đều thấy được sự căng thẳng tinh thần rất lớn của các y tá ở đó”.
Biden xúc động khi nghe y tá Turner chia sẻ. Video: CNN .
Khi Covid-19 đang gia tăng trở lại ở Mỹ, các nhân viên y tế cho hay bệnh viện của họ rơi vào tình trạng không đủ nhân lực và thiếu thốn trang thiết bị để điều trị cho số bệnh nhân ngày một cao. 800 y tá ở Pennsylvania tuần này đã tổ chức đình công để gây áp lực buộc các bệnh viện tăng nhân lực.
Trong một cuộc khảo sát với 15.000 y tá, 42% nói rằng tình hình nhân sự gần đây trở nên thiếu hụt ở các mức độ khác nhau.
Trong cuộc gặp trực tuyến trên, y tá Turner đã kể về những khó khăn mà đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện của bà đối mặt từ tháng 3, như thiếu khẩu trang, thiếu giờ nghỉ cho những y tá đã nhiễm nCoV và việc xét nghiệm còn hạn chế. Turner đã không xét nghiệm Covid-19 suốt năm qua do việc xét nghiệm cho nhân viên y tế bị hạn chế.
Hồi tháng 5, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật HEROES, trong đó cho phép các nhân viên tuyến đầu như y tá được hưởng thêm trợ cấp 25.000 USD cho đến cuối năm 2020. Tuy nhiên, Thượng viện không thông qua dự luật này.
“Không từ ngữ nào đủ để ca ngợi các bạn”, Biden nói. “Chúng tôi phải bảo vệ các bạn. Chúng tôi phải trả lương cho các bạn. Các bạn xứng đáng có người lãnh đạo lắng nghe mình”.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận hơn 11 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 250.000 ca tử vong. Tuy nhiên, việc Tổng thống Donald Trump không thừa nhận chiến thắng của Biden trong cuộc bầu cử vừa qua đang khiến ông và nhóm chuyên trách gặp khó khăn trong việc chuẩn bị ứng phó với những vấn đề quan trọng như đại dịch Covid-19.
Tổng thống đắc cử hôm 16/11 cảnh báo nhiều người sẽ chết nếu Trump tiếp tục trì hoãn quá trình chuyển giao quyền lực, đặc biệt về kế hoạch phân phối vaccine.
“Thêm nhiều người có thể chết nếu chúng tôi không phối hợp. Làm thế nào để hơn 300 triệu người Mỹ được tiêm chủng? Đó là việc vô cùng quan trọng cần phải làm”, Biden nói.
Triều Tiên sẽ dành cho ông Biden "bất ngờ" trước Ngày Nhậm chức?
Triều Tiên đã thử tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Liệu Bình Nhưỡng có dành bất ngờ tương tự cho ông Biden như 1 lời nhắc nhở về vị trí của nước này trong các ưu tiên của Mỹ?
"Bất ngờ" trước Ngày Nhậm chức
Triều Tiên có lẽ sẽ tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm gửi "một thông điệp mạnh mẽ" tới ông Joe Biden và đảm bảo rằng Bình Nhưỡng tiếp tục là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại ở Washington.
Ngày 7/11, NBC News cùng các hãng truyền thông lớn khác như Fox News, CNN, AP tuyên bố ông Biden chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020, 4 ngày sau Ngày Bầu cử (3/11). Tổng thống Trump hiện vẫn chưa thừa nhận kết quả bầu cử, đồng thời gửi hàng loạt đơn kiện lên các bang chiến địa với những cáo buộc chưa có bằng chứng về gian lận bầu cử và các phiếu bầu bất hợp pháp.
Người dân Hàn Quốc đang theo dõi hình ảnh Triều Tiên thử tên lửa tại một ga tàu ở Seoul ngày 21/3/2020. Ảnh: AFP
Các chuyên gia cho biết ưu tiên của ông Biden sẽ là đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19 và những lo ngại về nền kinh tế Mỹ, nhưng Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử tên lửa để buộc "chính quyền của ông Biden" phải chú ý tới nước này.
"Trong những tuần tới, chúng ta có lẽ sẽ chứng kiến Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân hoặc thử tên lửa đạn đạo tầm xa nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ đến chính quyền kế nhiệm của Mỹ", Evans Revere, một học giả cấp cao tại Viện Brookings cho hay.
"Mặc dù ông Biden sẽ muốn tập trung vào những vấn đề khác, chẳng hạn như các mối quan tâm trong nước, trong danh sách các vấn đề ưu tiên hàng đầu, nhưng Bình Nhưỡng sẽ có cách buộc Mỹ phải chú ý đến họ".
Waqas Adenwala, một nhà phân tích châu Á tại Đơn vị Tình báo Economist, cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu thuộc tạp chí The Economist (Nhà kinh tế) cũng nhất trí với nhận định trên.
"Triều Tiên muốn tiếp tục là một chủ đề trong các cuộc thảo luận qua việc tiến hành các vụ thử tên lửa khác nhau. Điều này sẽ đảm bảo Bình Nhưỡng vẫn là một ưu tiên quan trọng trong chính sách đối ngoại của Washington", chuyên gia này cho hay.
Bình Nhưỡng đã tiến hành phóng tên lửa vào đầu nhiệm kỳ của cả Tổng thống Obama và Tổng thống Trump. Mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên cũng chứng kiến không ít thăng trầm trong suốt 4 năm qua.
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đe dọa và khiêu khích nhau năm 2017 nhưng sau đó đã 2 lần gặp nhau tại các Hội nghị Thượng đỉnh năm 2018 và 2019 nhằm thảo luận về việc phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Mỹ đã đề xuất các điều kiện nới lỏng lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc áp lên Triều Tiên từ năm 2006 nhưng các cuộc trao đổi về vấn đề này không đạt được nhiều tiến triển.
Chính sách của ông Biden với Triều Tiên
Tỷ phú Ai Cập Naguib Sawiris, người có doanh nghiệp nhận được giấy phép kinh doanh viễn thông ở Triều Tiên nhận định với CNBC rằng ông Biden nên tiếp tục chính sách của ông Trump với Bình Nhưỡng.
"Tôi đã làm việc ở Triều Tiên và tôi hiểu suy nghĩ của họ. Những lời đe dọa hay các hành động cứng rắn đều sẽ không có hiệu quả với họ. Điều có hiệu quả với họ là chúng ta cần tiếp cận họ và thể hiện thiện chí hòa bình".
Ông Naguib Sawiris cũng đánh giá: "Việc để Trung Quốc lãnh đạo thế giới và đưa Triều Tiên về phía họ không phải là lợi ích của chúng ta".
Chuyên gia Sharon Squassoni tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliot, Đại học George Washington thì cho rằng ông Biden sẽ áp dụng một hướng tiếp cận mang tính nguyên tắc hơn với Triều Tiên, mà theo đó, ủng hộ "các mục tiêu giải trừ quân bị và đảm bảo các lợi ích an ninh dài hạn của Mỹ".
Theo nhà phân tích này, Triều Tiên sẽ "là một mục tiêu hàng đầu về chính sách đối ngoại với ông Biden ngay từ đầu", thậm chí cả khi ông Kim Jong Un không tiến hành các vụ thử tên lửa nhằm khiêu khích Mỹ.
Bà Sharon Squassoni cho rằng ông Biden biết việc phớt lờ sẽ không phải là giải pháp khi đối phó với Triều Tiên.
"Tình hình có vẻ sẽ yên ắng hơn về mặt ngoại giao so với những gì ông Trump từng làm nhưng tôi nghĩ vấn đề Triều Tiên vẫn sẽ là một ưu tiên".
Những đồng minh Đông Bắc Á
Các chuyên gia hiện cũng đang xem xét về việc chính quyền ông Biden sẽ có các chiến lược như thế nào với các nước Đông Bắc Á khác. Các lãnh đạo từ Nhật Bản và Hàn Quốc đã chúc mừng ông Biden, đồng thời nói rằng họ muốn hợp tác với Mỹ trong các liên minh.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã cân nhắc đến việc giảm sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc và cho thấy Washington muốn Seoul trả nhiều tiền hơn cho việc quân đội Mỹ đồn trú tại nước này sau khi thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng hết hạn năm 2019.
"Việc yêu cầu Hàn Quốc chi trả nhiều hơn cho các chi phí quân đội Mỹ đồn trú tại nước này là điều dễ hiểu với bất kỳ chính quyền nào ở Washington", ông Revere cho hay, đồng thời dẫn ra việc Hàn Quốc đã nhất trí tăng các khoản đóng góp này.
"Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã bác bỏ việc tăng thêm đáng kể chi phí này và vẫn đòi hỏi thêm".
Ông Revere cho biết các đòi hỏi mà ông Trump đưa ra được cho là "quá mức, không công bằng và không có tính tương trợ", đồng thời nhận định, chính quyền Tổng thống Trump không nhận ra rằng việc duy trì sự hiện diện quân sự tại Hàn Quốc không chỉ có ý nghĩa bảo vệ Hàn Quốc mà còn có lợi với cả Mỹ.
"Tôi cho rằng rõ ràng chính quyền ông Biden sẽ hiểu điều này và nhanh chóng có một thỏa thuận phù hợp với các đồng minh Hàn Quốc.
Leif-Eric Easley, một giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul nhận định, ông Biden sẽ "yêu cầu các khoản gia tăng chi phí phù hợp hơn" trong việc chia sẻ ngân sách quốc phòng mà không cần đe dọa đến việc rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia này đánh giá chính quyền ông Biden sẽ nhạy cảm hơn với việc chia sẻ các gánh nặng quốc tế khi cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra ở Mỹ.
Về phía Nhật Bản, Mỹ cũng sẽ tăng cường hơn nữa các mối quan hệ với nước này.
Theo chuyên gia Adenwala, điều đó là bởi ông Biden sẽ không theo đuổi một "chính sách khó đoán định và chỉ chú trọng đến lợi ích".
"Ông Biden và Thủ tướng Suga Yoshihide không chia sẻ những điểm chung cá nhân như ông Trump và ông Shinzo Abe nhưng họ có thể hợp tác với nhau "dựa trên các lợi ích chung như thương mại và đặc biệt trong các vấn đề an ninh khi đối mặt với các chính sách ngày càng quyết đoán từ Trung Quốc", chuyên gia Adenwala đánh giá.
Chuyên gia Revere của Viện Brookings thì cho rằng đã có "sự băn khoăn đáng kể" ở Nhật Bản về chính sách của ông Trump với Triều Tiên. Tuy nhiên, theo nhà phân tích này, ông Biden có thể đối phó với Triều Tiên và giải quyết tốt các cuộc đàm phán về chia sẻ ngân sách quốc phòng, cũng như "khôi phục niềm tin vào khả năng thúc đẩy mối quan hệ an ninh và quốc phòng song phương của Mỹ"./.
Tỷ lệ ủng hộ Duterte cao kỷ lục, bất chấp Covid-19 91% người Philippines ủng hộ Tổng thống Duterte, mức cao chưa từng có, dù khủng hoảng Covid-19 dai dẳng tàn phá nền kinh tế nước này. Kết quả khảo sát của Pulse Asia được công bố hôm 5/10 cho thấy 91% người được hỏi đều ủng hộ hiệu suất công việc và tính cách của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, tăng lần lượt...