Biden ra lệnh không kích dân quân thân Iran
Quân đội Mỹ không kích các nhóm dân quân thân Iran ở khu vục biên giới Iraq – Syria theo lệnh Biden, đáp trả các vụ tập kích bằng UAV.
“Theo mệnh lệnh của Tổng thống Biden, quân đội Mỹ đã tiến hành đợt không kích mang tính phòng thủ với độ chính xác cao nhằm vào cơ sở hạ tầng của các nhóm dân quân thân Iran ở khu vực biên giới Iraq – Syria. Những mục tiêu này được lựa chọn vì chúng được sử dụng trong những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào binh sĩ và cơ sở của Mỹ tại Iraq”, Lầu Năm Góc ra thông cáo cho biết hôm 27/6.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết mục tiêu gồm những cơ sở tác chiến và kho vũ khí nằm tại hai địa điểm ở Syria và một ở Iraq, do nhiều nhóm dân quân vận hành, trong đó có Kataib Hezbollah và Kataib Sayyid al-Shuhada.
Tiêm kích F-15E Mỹ làm nhiệm vụ tại Trung Đông. Ảnh: USAF .
Video đang HOT
“Tổng thống Biden đã khẳng định sẽ hành động để bảo vệ nhân lực của Mỹ. Chúng tôi đã áp dụng hành động cần thiết và phù hợp, được tính toán để ngăn nguy cơ leo thang, nhưng cũng gửi đi thông điệp răn đe rõ ràng và không thể nhầm lẫn. Nước Mỹ đã hành động phù hợp với quyền tự vệ và tuân thủ luật pháp quốc tế”, thông cáo có đoạn viết.
Đợt không kích được tiến hành sau loạt vụ tấn công bằng pháo phản lực (rocket) và UAV nhằm vào các căn cứ có lính Mỹ đóng quân ở Iraq. Tất cả những đợt tập kích đều không gây thương vong và chỉ để lại thiệt hại nhỏ về cơ sở hạ tầng.
Những nhóm dân quân tại Iraq thường sử dụng pháo phản lực và máy bay không người lái (UAV) giá rẻ để tập kích cơ sở quân sự có lính Mỹ đóng quân, cũng như đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad.
Các cuộc tấn công thường xuyên đã cản trở hoạt động của binh sĩ và nhà thầu quốc phòng Mỹ đang làm việc tại các căn cứ tại Iraq. Tập đoàn Lockheed Martin hồi đầu năm phải di dời lực lượng bảo dưỡng tiêm kích F-16 Iraq khỏi căn cứ al-Balad do lo ngại về an ninh.
Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 để lật đổ tổng thống Saddam Hussein, sau đó rút hoàn toàn lực lượng khỏi Iraq vào tháng 12/2011 theo lệnh của tổng thống Barack Obama, nhưng được triển khai trở lại từ năm 2014 để chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng theo đề nghị của chính phủ nước này.
Dù IS đã bị đánh bại, Mỹ vẫn duy trì hàng nghìn binh sĩ đồn trú tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này ngăn phiến quân trỗi dậy. Các cơ sở và lực lượng Mỹ tại Iraq từng nhiều lần bị tập kích bằng rocket hồi năm ngoái. Mỹ cáo buộc các lực lượng dân quân thân Iran đứng sau những vụ tấn công này và nhiều lần không kích đáp trả.
Biden nói Covid-19 giết nhiều người Mỹ hơn chiến tranh
Biden nói Covid-19 giết nhiều người Mỹ hơn các cuộc chiến tranh lớn trong thế kỷ qua, khi Nhà Trắng đang thúc đẩy nỗ lực tiêm chủng.
"Chúng ta đã mất 600.000 người Mỹ trong một năm. Con số này nhiều hơn tất cả người thiệt mạng trong Thế chiến I, II, trong chiến tranh Việt Nam, ở Iraq, Iran, Afghanistan. Người tử vong trong một năm nhiều hơn mọi cuộc chiến lớn của thế kỷ 20 và 21", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói tại bang Bắc Carolina hôm 24/6.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Bắc Carolina hôm 24/6. Ảnh: AFP.
Việc Biden đưa số người Mỹ thiệt mạng ở Iran vào thống kê này khiến nhiều người ngạc nhiên, vì Mỹ chưa từng tham gia cuộc chiến nào với quốc gia Hồi giáo này, dù căng thẳng song phương leo thang suốt nhiều thập kỷ kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
8 binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở Iran khi một trực thăng gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ giải cứu con tin năm 1980. Con số này thấp hơn số người Mỹ thiệt mạng trong hàng loạt cuộc xung đột nhỏ khác, như 19 lính Mỹ chết ở Grenada năm 1983 và Panama năm 1989.
Phát biểu của Biden được đưa ra khi ông đang vận động tiêm chủng vaccine Covid-19 ở Bắc Carolina. Gần 66% người trưởng thành Mỹ đã tiêm ít nhất một liều, trong khi 56,2% hoàn thành chương trình tiêm chủng, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
Biden khuyến khích người dân Mỹ tiêm phòng khi cảnh báo về những nguy cơ từ biến thể Delta dễ lây lan hơn. Ông cũng kêu gọi mọi người cư xử đúng đắn hơn về chính trị, khi nói rằng Mỹ "chưa từng chia rẽ như vậy kể từ sau Nội chiến".
Khe hẹp cho quan hệ Mỹ - Trung Hội đàm Mỹ - Trung đầu tiên dưới thời Biden bắt đầu căng thẳng, nhưng kết thúc với sự đồng thuận được cho mở ra khe hẹp cho quan hệ hai nước. Quan chức hai nước Mỹ - Trung Quốc đã có ba phiên trao đổi trong cuộc gặp tại Anchorage, bang Alaska vào ngày 18 - 19/3. Sau cuộc gặp, hai bên...