Biden nói sẽ không có vaccine Covid-19 trong vài tháng tới
Biden khẳng định quy trình phê duyệt vaccine phải theo sự chỉ dẫn của khoa học và cảnh báo sẽ không thể có vaccine Covid-19 trong những tháng tới.
“Quy trình phê duyệt vaccine Covid-19 phải theo sự chỉ dẫn của khoa học để dân chúng tự tin rằng nó an toàn và hiệu quả”, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden cho hay trong bài phát biểu tại thành phố Wilmington, bang Delaware, hôm 9/11. “Điểm mấu chốt là tôi sẽ dồn toàn bộ nỗ lực để xoay chuyển tình hình đại dịch, ngay khi chúng tôi tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1″.
Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu tại thành phố Wilmington, bang Delaware, hôm 9/11. Ảnh: AFP .
Những phát biểu của Biden được đưa ra sau khi hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech, công ty công nghệ sinh học Đức, công bố vaccine Covid-19 của họ có hiệu quả phòng ngừa trên 90% sau liều tiêm thứ hai một tuần.
Đề cập tới vaccine của Pfizer, Biden hoan nghênh dữ liệu ban đầu đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm và gọi đây là “lý do để hy vọng”. Tuy nhiên, ông cảnh báo ngay cả khi vaccine đã sẵn sàng, vẫn cần thêm nhiều tháng trước khi việc tiêm chủng được triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
Video đang HOT
“Tôi khẩn cầu mọi người hãy đeo khẩu trang. Hãy làm như vậy vì bản thân các và những người hàng xóm. Khẩu trang không phải là tuyên bố chính trị”, Biden nói thêm.
Tổng thống Donald Trump hồi đầu tháng 9 chỉ trích Biden và “phó tướng” Kamala Harris cố cản trở chính quyền của ông phát triển nhanh vaccine Covid-19 trước thềm bầu cử nhằm mục đích chính trị. Đáp lại, Biden cáo buộc Tổng thống Mỹ đang chính trị hóa vấn đề vaccine để có thể tái đắc cử, nói thêm rằng với những sai lầm của Trump trong đại dịch, việc ông đảm bảo về một loại vaccine an toàn là “không thể tin tưởng”.
Hôm 9/11, Trump tiếp tục chỉ trích việc Pfizer công bố vaccine sau ngày bầu cử.
“FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) và phe Dân chủ không muốn tôi có một vaccine chiến thắng trước ngày bầu cử, nhưng nó lại được công bố 5 ngày sau đó”, Trump viết trên Twitter, đồng thời cảnh báo “nếu Biden làm tổng thống, sẽ không có vaccine trong 4 năm tới”.
Trong bài phát biểu trên, Tổng thống đắc cử Biden tuyên bố chính quyền của ông sẽ “khôi phục” vị thế lãnh đạo của Mỹ trong lĩnh vực y tế toàn cầu, cam kết tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới. Ông cũng thông báo danh sách nhóm chuyên trách ứng phó Covid-19 gồm 3 đồng chủ tịch và 10 thành viên là các chuyên gia y tế.
Các chuyên gia sẽ định hình cách tiếp cận của chính quyền Biden với Covid-19 tại Mỹ, đồng thời bảo đảm vaccine an toàn có thể được phân phối hiệu quả nhằm bảo vệ các cộng đồng dân cư dễ tổn thương. Đây là tín hiệu cho thấy chính quyền Biden dự kiến ưu tiên đối phó Covid-19 ngay khi lên nắm quyền.
Nguyên nhân khiến Indonesia không kiểm soát được dịch Covid-19
Tỷ lệ xét nghiệm thấp, truy vết tiếp xúc ở mức tối thiểu, hạn chế phong toả và kiểu chữa trị không khoa học khiến Indonesia bị virus corona lấn lướt.
Mới chỉ tuần trước, Bộ trưởng Hàng hải Indonesia Luhut Pandjaitan đồng thời là người thân thiết với Tổng thống Indonesia còn ca ngợi nước măng cụt thảo dược là một phương thuốc trị Covid-19.
Những gì quan chức này nói tới là cách mới nhất trong một loạt kiểu chữa trị không chính thống được nội các của Tổng thống Indonesia đưa ra trong 6 tháng qua, từ cầu nguyện tới cơm gói trong lá chuối, hay đeo vòng cổ làm từ cây bạch đàn. Những kiểu chữa trị đó phản ánh hướng đi thiếu khoa học trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Indonesia.
Hiện tỷ lệ làm xét nghiệm phát hiện virus corona tại Indonesia thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Việc truy vết tiếp xúc cũng ở mức tối thiểu và nhà chức trách phản đối phong toả ngay cả khi các ca nhiễm tăng vọt.
Theo Reuters, không có dấu hiệu nào cho thấy Indonesia kiểm soát được dịch. Hiện tỷ lệ lây nhiễm ở nước này là nhanh nhất ở Đông Á, với 17% số người làm xét nghiệm cho kết quả dương tính, và gần 25% với khu vực ngoại ô thủ đô Jakarta. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 5% đã được coi là dịch chưa được kiểm soát.
"Virus đã lan khắp Indonesia. Những gì chúng tôi làm hiện giờ chỉ là miễn dịch cộng đồng", Prijo Sidipratomo, Trưởng khoa Nội thuộc Bệnh viện Phát triển quốc gia tại Jakarta nói.
Miễn dịch cộng đồng được mô tả là một kịch bản mà ở đó phần đông dân số nhiễm virus, rồi sau đó miễn dịch rộng khắp sẽ ngăn bệnh dịch lây lan.
Phát ngôn viên Chính phủ Indonesia Adisasmito không trả lời các câu hỏi chi tiết của Reuters. Quan chức này cho hay, số ca nhiễm virus là "lời cảnh báo với Indonesia để tiếp tục tăng cường các nỗ lực đối phó" và các ca dương tính theo đầu người ở Indonesia thấp hơn hầu hết các quốc gia khác.
Indonesia hiện có 144.945 ca nhiễm virus đã được xác nhận trong tổng dân số 270 triệu người, ít hơn so với Mỹ, Brazil và Ấn Độ cũng như nước láng giềng Philippines. Tuy nhiên, quy mô thực sự của dịch ở Indonesia vẫn còn chưa bộc lộ. Bởi lẽ so với Indonesia, Ấn Độ và Philippines tiến hành lượt xét nghiệm cao gấp 4 lần theo đầu người, còn Mỹ cao hơn 30 lần.
Thống kê theo chương trình Our World của dự án nghiên cứu Data cho thấy, Indonesia xếp thứ 83 trong số 86 quốc gia được khảo sát về số ca xét nghiệm tính theo đầu người.
"Lo lắng của chúng tôi là dịch vẫn chưa đạt đỉnh, tới tháng 10 có lẽ mới tới và đến hết năm, dịch vẫn chưa lùi bước", Iwan Ariawan, một nhà dịch tễ học tại Đại học Indonesia cho hay. "Ngay lúc này, chúng tôi không thể nói dịch đã được kiểm soát".
Ngay từ khi dịch Covid-19 bắt đầu, Chính phủ Indonesia được cho là phản ứng khá chậm và còn ngần ngại tiết lộ cho công chúng. Bất chấp việc số ca nhiễm ở các nước láng giềng tăng vọt và có tới 3.000 bộ xét nghiệm được cấp vào đầu tháng 2, Chính phủ Indonesia nói cho tới 2/3, chỉ có chưa đầy 160 xét nghiệm được tiến hành.
Ngày 13/3, Tổng thống Indonesia Widodo tuyên bố, chính phủ nước này rút lại thông tin để không gây hoảng loạn. Trong hai tuần đầu tiên của tháng 3, Chính phủ Indonesia không công bố ít nhất nửa số ca nhiễm hàng ngày mà họ biết, Reuters dẫn lời hai người được tiếp cận với dữ liệu các ca nhiễm. Hai nhân vật này sau đó bị cấm xem dữ liệu gốc.
WHO: Thế giới cần chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nhân loại cần chuẩn bị kỹ càng hơn cho đại dịch tiếp theo bằng cách đầu tư hơn vào sức khỏe cộng đồng. "Đây chưa phải là đại dịch cuối cùng. Lịch sử dạy chúng ta rằng dịch bệnh và các đợt bùng phát là một thực tế của cuộc sống. Nhưng khi đại...