Biden ký sắc lệnh nhiều kỷ lục trong tuần đầu nhiệm kỳ
Tổng thống Biden đã ký ít nhất 37 sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên sau khi nhậm chức, mức cao kỷ lục trong lịch sử Mỹ.
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1 tới nay, Tổng thống Mỹ thứ 46 Joe Biden đã ban hành số sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu nhiệm kỳ nhiều hơn bất cứ người tiền nhiệm nào. Truyền thông Mỹ cho biết 37 sắc lệnh hành pháp chưa phải là con số cuối cùng và thực tế có thể cao hơn.
Sắc lệnh hành pháp là một phần trong quyền lực to lớn của Tổng thống Mỹ, được người đứng đầu Nhà Trắng ban hành để nhanh chóng thực thi các chính sách mà không phải thông qua quốc hội. Sắc lệnh hành pháp mang tính ràng buộc về pháp lý, nhưng cũng dễ dàng bị tổng thống kế nhiệm đảo ngược.
Biden hôm 26/1 đã ký 4 sắc lệnh tập trung vấn đề bình đẳng sắc tộc. Sắc lệnh đầu tiên chỉ đạo Bộ Gia cư và Phát triển Đô thị Mỹ giải quyết vấn đề phân biệt đối xử về nhà ở. Sắc lệnh thứ hai hướng dẫn Bộ Tư pháp không gia hạn hợp đồng liên bang với các nhà tù tư nhân.
Sắc lệnh thứ ba yêu cầu chính phủ liên bang phối hợp cùng với các chính quyền bộ lạc, trong khi sắc lệnh thứ tư lên án những thành kiến chống người châu Á, ngày càng tăng mạnh kể khi Covid-19 bùng phát.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký sắc lệnh trong Nhà Trắng hôm 26/1. Ảnh: AFP.
Biden cũng ký 10 sắc lệnh liên quan tới việc áp dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng(DPA) và khởi động kế hoạch chống Covid-19. Tân Tổng thống còn ký 15 sắc lệnh giải quyết những khác biệt chính sách giữa ông và người tiền nhiệm.
Trong 15 sắc lệnh đó, Biden đã dừng quá trình xây dựng tường biên giới phía nam và bỏ lệnh cấm đi lại từ các quốc gia Hồi giáo. Đây là hai đề xuất nổi bật trong chiến dịch của cựu tổng thống Donald Trump.
Video đang HOT
Tân Tổng thống Mỹ cũng ký sắc lệnh tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới sau khi người tiền nhiệm Trump tuyên bố rút khỏi. Các sắc lệnh khác trong tuần đầu tại vị của Biden gồm hoãn trục xuất người nhập cư, hoãn thanh toán khoản vay cho sinh viên hay tăng cường chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Phát ngôn viên của chính quyền Biden hiện chưa bình luận về số sắc lệnh được ban bố kỷ lục trong tuần đầu tại vị của ông.
Trong những giờ đầu tiên sau khi nhậm chức hồi tháng 1/2017, cựu tổng thống Trump chỉ ký một sắc lệnh duy nhất tập trung vào việc “giảm thiểu gánh nặng kinh tế” của Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA), hay còn được gọi là Obamacare.
Những điểm khác thường trong lễ nhậm chức của Biden
Đại dịch Covid-19 và mối đe dọa bạo lực khiến buổi tuyên thệ của Joe Biden trở thành lễ nhậm chức tổng thống bất thường nhất trong lịch sử Mỹ.
Khoảng 200.000 lá cờ Mỹ, bang và lãnh thổ được cắm tại công viên quốc gia National Mall để đại diện cho những người không thể tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden vì Covid-19, đại dịch đã giết chết 400.000 người ở Mỹ. Trong các lễ nhậm chức trước đây, hàng trăm nghìn người thường tụ tập ở công viên này và khu vực trước Đồi Capitol để chứng kiến khoảnh khắc tân tổng thống tuyên thệ.
Khách mời và khán giả dự lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden tại tòa nhà quốc hội ở Washington hôm 20/1 (trái) và quang cảnh lễ nhậm chức của tổng thống Barack Obama ngày 20/1/2009. Ảnh: AP.
Năm nay, khách mời đến dự lễ nhậm chức ngồi cách nhau vài bước chân và đeo khẩu trang để ngăn chặn virus lây lan, khác với cảnh tượng quan khách ngồi sát vai, trò chuyện với nhau trong các sự kiện trước đây.
Năm 1961, thế giới có thể nhìn thấy mọi biểu cảm trên gương mặt của Tổng thống John F. Kennedy xuyên suốt lễ nhậm chức. Còn năm nay, Biden đeo khẩu trang kín mít trong hầu hết buổi lễ, chỉ tháo khẩu trang khi tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Tổng thống Joe Biden phát biểu trong lễ nhậm chức hôm 20/1, xung quanh là những người đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách (trái) và tổng thống John F Kennedy đọc diễn văn nhậm chức ngày 20/1/1961, xung quanh là những người ngồi sát nhau. Ảnh: AP.
Tòa nhà quốc hội, nơi xảy ra vụ bạo loạn hôm 6/1, được bao quanh bởi nhiều hàng rào thép nặng, phía trên là dây thép gai. Đường phố và cầu bị phong tỏa. Các giao lộ bị chặn bởi xe ben, xe cứu hỏa hạng nặng.
Phó tổng thống Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức tại tòa nhà quốc hội hôm 20/1, xung quanh bà là những người đeo khẩu trang (trái) và phó tổng thống Al Gore tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1/1993. Ảnh: AP.
Thay vì hàng loạt người Mỹ vẫy tay chào hàng trên đường phố, ước tính khoảng 25.000 thành viên Vệ binh Quốc gia có vũ trang tuần tra trong thành phố yên tĩnh đến kỳ lạ. Cuộc diễu hành lễ nhậm chức bị rút gọn, chủ yếu diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Các thành viên quốc hội và khách mời dự lễ nhậm chức của Biden hôm 20/1 (trái) và hàng nghìn người tập trung ở tòa nhà quốc hội dự lễ nhậm chức của tổng thống Bill Clinton ngày 20/1/1993. Ảnh: AP.
Trong tình trạng an ninh cao độ, đội quân nhạc và một đoàn môtô cảnh sát hộ tống dẫn đầu đoàn xe của Tổng thống Biden tới Nhà Trắng theo Đại lộ Pennsylvania sau buổi lễ nhậm chức. Biden ngồi trên chiếc xe limousine với biển số "46", được 6 nhân viên Mật vụ đeo khẩu trang vây quanh.
Dàn quân nhạc diễu hành gần Nhà Trắng trong lễ hộ tống Tổng thống, một phần của lễ nhậm chức, hôm 20/1 (trái) và một đơn vị quân đội diễu hành xuống Đại lộ Pennsylvania trong lễ diễu binh được tổ chức sau khi Ronald Reagan tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1/1981. Ảnh: AP.
Khi Biden bước xuống Đại lộ Pennsylvania và vào Nhà Trắng, chiếc khẩu trang đã che giấu cảm xúc của ông, một sự khác biệt rõ ràng với nụ cười của Jimmy Carter khi ông lên làm tổng thống năm 1977.
Tổng thống Joe Biden, Đệ nhất phu nhân Jill Biden và gia đình đi bộ tới Nhà Trắng hôm 20/1 (trái) và tổng thống Jimmy Carter vẫy tay chào đám đông trong khi đi bộ cùng vợ, Rosalynn và con gái Amy dọc Đại lộ Pennsylvania ngày 20/1/1977. Ảnh: AP.
Ý nghĩa những lá cờ trong lễ nhậm chức của Biden Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sẽ có sự xuất hiện của 5 lá cờ, tượng trưng cho lịch sử Mỹ và tân tổng thống. Ủy ban Nhậm chức Tổng thống tuần trước công bố chủ đề lễ nhậm chức ngày 20/1 của Biden là "Nước Mỹ thống nhất", thể hiện cam kết hàn gắn đất nước của...