Biden khó hòa giải xung đột Israel – Palestine

Theo dõi VGT trên

Với Tổng thống Biden, xung đột nổ ra giữa Israel và Palestine là một cuộc khủng hoảng ông không mong đợi và cũng chưa sẵn sàng đối mặt.

Bước chân vào Nhà Trắng với rất nhiều thách thức chính sách đối ngoại đặt ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần nêu rõ những ưu tiên của mình, nhấn mạnh hiện tại ông muốn tập trung cao độ vào vấn đề Trung Quốc, cũng như khởi động lại các cuộc đàm phán nhằm hồi sinh hiệp ước hạt nhân Iran và nỗ lực đối phó với Nga trên trường quốc tế.

Theo các quan chức Nhà Trắng, xử lý xung đột Israel – Palestine, vốn từng làm đau đầu nhiều thế hệ tổng thống Mỹ, là vấn đề ít cấp bách hơn nhiều. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng từ bỏ “giải pháp hai nhà nước”, gạt Palestine khỏi các cuộc đàm phán ngoại giao, đồng thời ngừng hỗ trợ người Palestine thông qua các quỹ cứu trợ Liên Hợp Quốc.

Biden khó hòa giải xung đột Israel - Palestine - Hình 1

Một tòa nhà ở Gaza bị đổ sập sau các cuộc không kích của Israel sáng 18/5. Ảnh: AP.

Chiến lược của Trump bắt nguồn từ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với các chính sách cứng rắn mà Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu theo đuổi, phớt lờ người Palestine để thiết lập những mối quan hệ ngoại giao giữa Israel và một số quốc gia Arab. Điều này đã mang lại thành công bước đầu, dẫn đến sự công nhận của nhiều quốc gia Arab đối với nhà nước Israel.

Nhưng chiến lược đó đang đứng trên bờ vực sụp đổ trước chỉ trích từ các lãnh đạo Arab về những động thái gần đây của Israel ở Jerusalem nhằm trục xuất người Palestine ra khỏi nơi họ đã sinh sống suốt nhiều thế hệ, hay việc cảnh sát Israel bắn đạn cao su vào Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa trong buổi lễ cầu nguyện kết thúc tháng ăn chay Ramadan 10 ngày trước.

Không rõ ai là người đã khiến các cuộc biểu tình quanh nhà thờ Al-Aqsa trở nên bạo lực, mở màn cho những màn nã rocket, pháo kích đáp trả lẫn nhau giữa Israel và Hamas, nhóm chiến binh Hồi giáo lớn nhất ở Palestine. Giờ đây, xung đột đã leo thang đến bờ vực chiến tranh toàn diện.

Cuộc xung đột lần này có gì khác với lần đụng độ cách đây 7 năm giữa hai phe? Bạo lực đã mở rộng thành xung đột giữa người Arab ở Israel và người Do Thái trong các cộng đồng trải khắp đất nước, vượt ra khỏi lãnh thổ Palestine. Dù Israel chưa mở chiến dịch trên bộ xâm chiếm Dải Gaza, mức độ các cuộc không kích đang ngày càng trở nên khốc liệt.

Và sự ủng hộ chính trị từ Mỹ dành cho các chính sách của Israel dưới thời Trump cũng đã thay đổi. Phe tiến bộ trong đảng Dân chủ của Tổng thống Biden đang gây áp lực yêu cầu chính quyền Mỹ phải có một cách tiếp cận công bằng hơn, công nhận các quyền của người Palestine, bất chấp những ủng hộ trong quá khứ mà Mỹ dành cho Israel, đồng minh thân cận nhất ở Trung Đông và nước nhận viện trợ quân sự lớn nhất từ Washington.

Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Robert Menendez, một người ủng hộ mạnh mẽ Israel, hồi cuối tuần qua cũng phải ra tuyên bố chỉ trích cuộc không kích của Israel nhằm vào tòa nhà đặt trụ sở hàng loạt tờ báo, hãng thông tấn quốc tế ở Gaza như AP, BBC, Al Jazeera.

Thủ tướng Netanyahu cho biết tòa nhà trên cũng là nơi đặt đầu não tình báo quân sự của Hamas, song không cung cấp bằng chứng cụ thể.

Cuộc không kích này cùng con số thương vong dân thường đang tăng lên mỗi ngày ở Gaza khiến 28 thượng nghị sĩ Mỹ khác phải đưa ra tuyên bố bày tỏ quan ngại. Một số cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine đã nổ ra trên khắp nước Mỹ hồi cuối tuần qua.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, hiện ở Đan Mạch, đang đứng trước áp lực phải hành động nhiều hơn nữa và có thể phải đích thân đến Trung Đông nếu điều kiện cho phép.

Nhưng nỗ lực của Mỹ nhằm làm trung gian hòa giải giúp dẫn tới một lệnh ngừng bắn cho xung đột Israel – Palestine đang đối mặt nhiều rào cản.

Chính quyền Biden không có nhà ngoại giao cấp cao ở Israel, không đại sứ, không tổng lãnh sự mà chỉ duy trì một phái viên cấp thấp, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hadi Amr.

Mặt khác, vị thế của hai lãnh đạo Israel và Palestine hiện tại cũng tương đối yếu. Thủ tướng Netanyahu đang bị cáo buộc tham nhũng, mất quyền thành lập chính phủ mới sau khi đảng của ông không thể giành đủ 61 ghế tại quốc hội để chiếm thế đa số trong cuộc bầu cử hồi tháng ba.

Vị thế của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thậm chí yếu đến mức ông không dám tổ chức các cuộc bầu cử theo kế hoạch vào mùa xuân vì sợ thất bại trước các đối thủ cấp tiến hơn.

Trong khi đó, Mỹ không công khai đàm phán với Hamas vì liệt nhóm này vào danh sách khủng bố. Thay vào đó, họ chỉ giữ liên lạc qua các đầu mối ở Ai Cập và Qatar.

Ngoài ra, một thách thức khác nằm ở việc các bên liên quan chính trong cuộc đối đầu lần này có rất ít lý do để xuống thang căng thẳng. Cả Thủ tướng Netanyahu và Hamas đều muốn củng cố sức mạnh chính trị của mình thông qua hành động quân sự lâu dài.

Thông qua giao tranh với Hamas, Thủ tướng Netanyahu muốn khơi dậy tinh thần dân tộc, nhằm giành được ủng hộ ở trong nước và lấy lại ảnh hưởng. Trong khi đó, việc đối đầu với Israel giúp Hamas có thể cạnh tranh quyền lực với chính quyền Palestine và giành quyền kiểm soát khu vực Bờ Tây.

Nếu có bất kỳ cơ hội đạt được lệnh ngừng bắn nào trong giai đoạn hiện nay thì đó có thể là bởi cả Thủ tướng Netanyahu và các lãnh đạo Hamas đều tin rằng họ đã đạt được các mục tiêu chính trị của mình, bình luận viên Andrea Mitchell từ NBC News đánh giá.

Xung đột Israel - Hamas như đường hầm không lối thoát

Dù chưa gây nhiều thương vong như cuộc chiến tại Gaza năm 2014, xung đột Israel - Hamas hiện nay dường như mù mịt và tăm tối hơn.

Trên bãi cỏ của Nhà Trắng ngày 13/9/1993, Yitzhak Rabin, thủ tướng Israel khi đó, đứng cạnh lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat và tuyên bố: "Chúng tôi, những người đã chiến đấu chống lại người Palestine, hôm nay nói với các bạn một cách rõ ràng rằng đã đủ máu và nước mắt rồi. Đủ rồi".

Đó là lần gần đây nhất Israel và Palestine quyết định phá vỡ vòng xoáy bạo lực mà tính đến nay đã tồn tại một thế kỷ. "Cơ hội vàng" cho giải pháp hai nhà nước, tức là hai bên đều công nhận nhau, dường như nằm trong tầm tay.

Tuy nhiên, đỉnh cao đối thoại vào năm 1993 không làm tan biến mối thù hận trong khu vực. Cộng đồng quốc tế giờ đây trở lại với những lời kêu gọi "kiềm chế", nhưng không có ý tưởng gì mới để "diệt tận gốc" xung đột.

Xung đột Israel - Hamas như đường hầm không lối thoát - Hình 1

Một người choàng cờ Hamas trong cuộc biểu tình phản đối Israel không kích Gaza tại nhà thờ Al Aqsa ở Jerusalem hôm 14/5. Ảnh: AP .

Giao tranh giữa Israel và Hamas bùng phát hôm 10/5, bắt nguồn từ nỗ lực của những người theo chủ nghĩa dân tộc Do Thái nhằm trục xuất các gia đình Palestine khỏi nơi cư trú của họ ở khu dân cư Sheikh Jarrah, thuộc Đông Jerusalem. "Lửa giận" âm ỉ trở nên dữ dội vì cuộc đụng độ giữa cảnh sát Israel và dân Palestine tại nhà thờ Al Aqsa ngay tháng Ramadan, thời điểm luôn căng thẳng trong năm.

Bình luận viên Tim Lister của CNN chỉ ra cuộc đối đầu lần này không dừng lại ở các đợt không kích Gaza và phóng rocket vào miền nam Israel , mà còn mở rộng tới những con đường trong các thành phố của Israel, những khu dân cư ở Jerusalem và trên khắp Bờ Tây.

Đặc điểm dường như đáng báo động nhất là những thành phố Israel có cả dân Arab sinh sống, như Lod và Haifa, cũng bị hút vào vòng xoáy căng thẳng. Người Arab chiếm khoảng 20% dân số Israel.

Ngay cả trong xung đột đẫm máu hồi năm 2014 và những phong trào nổi dậy chống Israel (intifada), hòa bình phần lớn vẫn được duy trì tại các thành phố này. Nhưng vào tuần trước, các thanh niên Do Thái và Palestine đã đánh nhau trên đường phố, nơi thờ phụng. Nhà cửa bị đốt cháy. Chính quyền buộc phải triển khai lệnh giới nghiêm.

"Chúng tôi đã hoàn toàn mất kiểm soát thành phố. Nội chiến giữa người Arab và Do Thái đang bùng phát", Yair Revivo, thị trưởng thành phố Lod, phát biểu hôm 12/5.

Giữa không khí căng thẳng, phong trào Hồi giáo Hamas bước vào và tự coi mình là người bảo vệ toàn bộ dân Palestine, yêu cầu Israel rút lực lượng khỏi nhà thờ Al Aqsa và khu dân cư Sheikh Jarrah, nếu không muốn "trả giá đắt".

"Khi các bên cực đoan chi phối tình hình, đối đầu là tất yếu", bình luận viên Lister nhận xét.

Xét trên một số khía cạnh, xung đột mang lại lợi ích cho cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và phong trào Hamas . Tình huống hiện nay giúp họ củng cố nền tảng ủng hộ và gạt bỏ những ý kiến ôn hòa.

Hamas có thể tuyên bố họ là bên đại diện đích thực của người Palestine, trong khi Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đang trì hoãn các cuộc bầu cử. Emma Ashford, chuyên gia an ninh Mỹ, lập luận rằng việc Palestine không tiến hành bầu cử khiến Hamas "khao khát có cơ hội chứng tỏ bản thân". "Do đó, Hamas quyết định phóng rocket và nỗ lực tạo mối liên kết giữa động cơ hành động của họ với những gì đang xảy ra ở Đông Jerusalem", Ashford giải thích.

Về phía Netanyahu, ông được cho là phụ thuộc vào những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan để duy trì chức thủ tướng trong thời gian dài. Hai năm trước, đối thủ Benny Gantz của ông, người theo chủ trương ôn hòa hơn, cam kết "củng cố các khu định cư và Cao nguyên Golan, nơi Israel sẽ không bao giờ rời đi".

"Thung lũng Jordan sẽ là biên giới của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không để hàng triệu người Palestine sống phía bên kia hàng rào đe dọa định danh của chúng ta, là một quốc gia của người Do Thái", Gantz cho biết. Tuy nhiên, cánh tả hùng mạnh một thời trên chính trường Israel giờ đây tỏ ra thiếu năng lượng và ý tưởng.

Xung đột Israel - Hamas như đường hầm không lối thoát - Hình 2

Lãnh thổ Israel - Palestine hiện nay (trái) và do Liên Hợp Quốc đề xuất. Đồ họa: Việt Chung . Bấm vào ảnh để xem chi tiết

Ngoài chủ nghĩa cơ hội chính trị, nguyên nhân dẫn đến xung đột cũng ngày càng "ăn sâu bén rễ" hơn . Hồi năm 2018, chính quyền Netanyahu ban hành một đạo luật coi quyền tự quyết quốc gia là "độc nhất dành cho người Do Thái", không phải tất cả công dân Israel, đồng thời đưa tiếng Arab từ ngôn ngữ chính thức thành "trạng thái đặc biệt".

Israel còn thúc đẩy hơn nữa quá trình đưa người Do Thái định cư ở Bờ Tây, nơi họ chiếm được vào năm 1967 và người Palestine hiện chỉ được hưởng quyền tự trị hạn chế. Theo nhóm nhân quyền Peace Now của Israel, hơn 440.000 người Do Thái đã đến sống tại Bờ Tây tính đến năm ngoái. Những nỗ lực nhằm đẩy các gia đình Palestine khỏi Đông Jerusalem hiện nay dường như phù hợp với mô hình này.

100 năm trước, rất lâu trước khi nhà nước Israel ra đời, các cuộc bạo loạn đã bùng phát tại nơi sau này là khu vực Jaffa của Tel Aviv, khiến hàng chục người Palestine và Do Thái thiệt mạng. Một ủy ban điều tra của Anh kết luận bạo loạn bắt nguồn từ việc "người Arab cảm thấy bất bình và thù địch người Do Thái, vì các nguyên nhân chính trị và kinh tế, đồng thời liên quan đến việc người Do Thái nhập cư".

Những nguyên nhân sâu xa đó chưa bao giờ được xóa bỏ, ngay cả sau khi nhà nước của người Do Thái ra đời vào năm 1948, sự kiện mà người Palestine gọi là "thảm họa", hay cuộc chiến năm 1967 giúp Israel giành quyền kiểm soát Bờ Tây, Đông Jerusalem và Gaza, cùng hàng loạt xung đột giữa hai bên sau này.

"Các thanh niên Palestine ném đá vào người Israel, điều mà cha ông họ có lẽ cũng làm. Những binh sĩ Israel bắn hơi cay vào người Palestine. Và có lẽ cha ông họ cũng thế", bình luận viên Ben Wedeman của CNN nhận xét.

Một trong những huyền thoại lớn nhất về cuộc xung đột Israel - Palestine diễn ra trong nhiều thế kỷ

Nguồn cơn xung đột Israel - Palestine. Video: Vox .

Giải pháp hai nhà nước, nền tảng của ngoại giao quốc tế và tuân theo các nghị quyết của Liên Hợp Quốc, ngày càng trở nên xa vời khi Bờ Tây bị biến thành "vùng đất chắp vá" bao gồm các thành phố Palestine và khu định cư của người Do Thái.

Trong khi đó, giải pháp một nhà nước, giúp trao quyền công dân cho những người cư trú tại Bờ Tây và Gaza, sẽ khiến nhiều người Israel bất bình và hoàn toàn không có khả năng trong bầu không khí hiện tại.

"Vòng luẩn quẩn" này dường như tương tự năm 2014 và có khả năng sẽ kết thúc khi hai bên đều cảm thấy có thể tuyên bố "chiến thắng", bất chấp những tổn hại và cái chết của dân thường. Tới lúc đó, Ai Cập và Mỹ có thể vạch ra các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn, nhưng sẽ không giải quyết được gì nhiều hơn.

Sau xung đột năm 2014, Hamas xây dựng lại kho rocket và hệ thống đường hầm, đồng thời siết chặt sự kiểm soát đối với Gaza. "Thật khó để thấy bất cứ điều gì khác ngoài quá trình lặp đi lặp lại này", bình luận viên Lister đánh giá.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
13:58:20 16/11/2024
Chuyên gia Nga đánh giá về địa điểm tổ chức đàm phán tiềm năng giữa Tổng thống Putin và ông Trump
14:14:39 16/11/2024
Lầu Năm Góc tiếp tục không thể giải trình đầy đủ các khoản ngân sách 824 tỷ USD
21:28:28 16/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin đang nóng

Lộ khung hình nhạy cảm gây tranh cãi của Minh Hằng
08:04:51 18/11/2024
Ca sĩ Bích Tuyền lấy chồng tỷ phú Mỹ, sở hữu biệt thự 1.600 tỷ đồng, giờ sống ra sao?
06:24:47 18/11/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương hiện ra sao sau khi nhảy lầu?
06:26:59 18/11/2024
Sao nam hạng A có hơn 18000 tỷ đồng bỏ mặc chị gái sống như ăn mày?
10:24:29 18/11/2024
Cam thường bóc trần sắc vóc thật của nữ chính hot nhất màn ảnh hiện nay
06:20:12 18/11/2024
Tiếng hét thất thanh tố cáo nữ diễn viên gen Z giữa lễ trao giải gây sốc cho 400 triệu người
07:56:29 18/11/2024
Cặp đôi Vbiz để lộ bằng chứng hẹn hò bí mật, bị phát hiện "đánh lẻ" du lịch nước ngoài
09:44:27 18/11/2024
Sao Hàn 18/11: Tài tử Song Seung Hun ngỏ ý cầu hôn 'nữ hoàng cảnh nóng'
08:12:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Đề cử Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ bị nghi từng có quan điểm ủng hộ Nga

12:53:46 18/11/2024
Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng các phòng thí nghiệm kiểu này khá phổ biến, nằm trong nỗ lực quốc tế nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn vũ khí sinh học.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

12:50:20 18/11/2024
Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo APEC tái khẳng định cam kết tăng cường kết nối chuỗi cung ứng để thiết lập các chuỗi cung ứng an toàn, có khả năng phục hồi cao, bền vững và toàn diện.

Hamas lựa chọn cơ cấu mới cho giới chóp bu

12:47:11 18/11/2024
Cấu trúc lãnh đạo tập thể có thể là một chiến lược phòng thủ cho Hamas, bởi việc có 5 người đứng đầu sẽ giảm nguy cơ hơn viễn cảnh một thủ lĩnh duy nhất ngay lập tức nằm trong tầm ngắm của Israel.

Thủ tướng Đức chia sẻ về cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump

12:41:36 18/11/2024
Năm ngày sau cuộc điện đàm với Tổng thống đắc cử Trump, Thủ tướng Scholz đã trao đổi qua điện thoại với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Đức Scholz trông gần 2 năm qua...

Vùng thủ đô quốc gia Delhi của Ấn Độ mạnh tay xử lý ô nhiễm

12:39:06 18/11/2024
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã công bố kế hoạch phun nước khử bụi trên đường và triển khai xe quét cơ giới để giảm bụi.

Nhân tố cản bước tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc

10:43:37 18/11/2024
Việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế thương mại khắc nghiệt hơn và các chính sách đơn phương sẽ làm phân mảnh hệ thống toàn cầu.

Ai Cập thông qua luật mới đầu tiên về vấn đề người tị nạn

10:42:18 18/11/2024
Dự luật ưu tiên giải quyết các đơn đăng ký của các nhóm dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người già, phụ nữ mang thai, trẻ em không có người đi kèm và nạn nhân của nạn buôn người, tra tấn và bạo lực tình dục.

Cảnh tượng hoang tàn sau cuộc dội bom đồng loạt của Israel xuống Gaza, Liban

09:33:30 18/11/2024
Theo Cơ quan y tế của Dải Gaza, tính từ ngày 7/10/2023 đến nay các cuộc tấn công của Israel đã khiến khoảng 43.799 người dân tại khu vực này thiệt mạng.

Thủ tướng Đức tiết lộ tin không tốt về cuộc chiến ở Ukraine sau khi điện đàm với Tổng thống Nga

09:30:13 18/11/2024
Ông Scholz cho rằng điều này giúp nói rõ với nhà lãnh đạo Liên bang Nga rằng ông ấy không nên kỳ vọng khả năng suy giảm sự ủng hộ của Đức, châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới dành cho Ukraine.

Thêm quan chức Hezbollah được cho là thiệt mạng trong cuộc tấn công của Israel

09:25:33 18/11/2024
Cuộc tấn công vào Beirut tiếp tục làm gia tăng căng thẳng giữa Israel và lực lượng Hezbollah ở Liban, trong bối cảnh xung đột trong khu vực ngày càng leo thang và gây thiệt hại nghiêm trọng cho dân thường.

Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi

09:18:30 18/11/2024
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.

Indonesia khuyến cáo người dân đề phòng bão Man-yi

07:31:13 18/11/2024
BMKG đã đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp phòng hộ và khuyến cáo người dân chủ động các biện pháp phòng ngừa tránh bão nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Vương vấn mùa hồng phố núi Đà Lạt

Du lịch

13:31:38 18/11/2024
Mùa hồng Đà Lạt kéo dài từ thu sang đông. Khoảng thời gian này, du khách đến xứ ngàn hoa Đà Lạt sẽ được thưởng thức hương vị, chiêm ngưỡng sắc thái mùa hồng cao nguyên.

Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về nước: Visual xinh bất bại qua cam thường, ghi điểm cực lớn bởi 1 chi tiết

Sao việt

13:24:49 18/11/2024
Sau gần 1 tuần đăng quang Miss International 2024, Hoa hậu Thanh Thủy trở về nước trong sự săn đón của nhiều người hâm mộ nhan sắc.

Diễn biến gây sốc vụ người mẫu đình đám bị bắt vì ma túy: Bị 1 doanh nhân cưỡng ép dùng chất cấm, đã nộp video cho cảnh sát

Sao châu á

13:20:19 18/11/2024
Trong diễn biến mới nhất về vụ án, phía Kim Na Jung cho biết sao nữ này không tự nguyện sử dụng ma túy mà bị ép buộc.

'Chị đẹp' Minh Tuyết bật khóc: Tôi sợ khán giả Việt Nam không đón nhận mình

Tv show

13:11:22 18/11/2024
Trên sân khấu Chị đẹp đạp gió , ca sĩ Minh Tuyết bật khóc tâm sự từng không dám nhận lời tham gia chương trình vì sợ khán giả quê nhà không đón nhận.

Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung

Tin nổi bật

13:02:04 18/11/2024
Đến 10h ngày 19/11, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, tiếp tục suy yếu thêm trên khu vực Bắc Biển Đông; cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 330km về phía Đông Bắc với sức gió cấp 10, giật cấp 12.

Hoa sữa về trong gió: Hiếu phản đối con gái nhận quà hồi môn từ nhà mẹ đẻ

Phim việt

12:58:46 18/11/2024
Dù vợ cũ đã mất nhiều năm nhưng Hiếu dường như vẫn có những suy nghĩ không thiện cảm với gia đình nhà ngoại của con gái.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 19/11/2024

Trắc nghiệm

12:44:21 18/11/2024
Con số may mắn hôm nay 19/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn nhất? Tử vi may mắn theo 12 con giáp ngày 19/11 là con số nào?

Chiếm trọn điểm 10 ấn tượng với trang phục đồng bộ

Thời trang

12:27:10 18/11/2024
Dù là set áo quần, áo váy hay bộ đồ thể thao, trang phục đồng bộ dễ dàng tạo ấn tượng mạnh và giúp người mặc tiết kiệm thời gian phối đồ mà vẫn nổi bật và thời thượng. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách sành điệu...

Người đàn ông luôn ngồi ở cửa nhà đợi con gái làm ăn xa trở về: Đến năm thứ 5, khi cánh cửa mở ra tất cả không thốt nên lời

Netizen

12:15:07 18/11/2024
Tốc độ thành công của bạn nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của bố mẹ - là câu nói chắc hẳn chúng ta nghe ít nhất một lần trong đời.

Bắt giữ nhiều đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật

12:12:59 18/11/2024
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên (1997, thường trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt

Ẩm thực

11:41:22 18/11/2024
Mất chưa đầy 20 phút để chuẩn bị món trứng gà ngâm tương thơm ngon này, và một khi đã làm xong, bạn sẽ có món ngon cho cả tuần!