Biden được khuyên né câu hỏi bất ngờ từ báo giới
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Psaki tiết lộ nhóm truyền thông của Tổng thống Mỹ Biden đã khuyên ông không nên nhận câu hỏi đột xuất từ phóng viên.
“Trên thực tế, rất nhiều lần chúng tôi đã phải khuyên ngài ấy đừng nhận câu hỏi. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn làm những gì mình muốn vì ông là lãnh đạo nước Mỹ”, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với CNN 6/5.
Psaki cũng kể lại một “sự cố” hồi tháng ba khi Tổng thống Biden bất ngờ bị phóng viên CNN Kaitlan Collins chạy tới hành lang Nhà Trắng đặt câu hỏi về việc liệu gói cứu trợ Covid-19 mới có bao gồm tăng lương tối thiếu lên 15 USD hay không.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki trong cuộc họp báo ở thủ đô Washington hôm 5/5. Ảnh: Reuters.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng nói câu hỏi bất ngờ được đặt ra khi Tổng thống đang “đi bộ về nhà” là không phù hợp. Psaki cho rằng quyền tiếp cận của các phóng viên với Tổng thống trong Nhà Trắng không phải thứ có thể đáp ứng đầy đủ cho tất cả mọi người.
“Dù bạn tổ chức họp báo mỗi tuần, điều đó vẫn không làm họ hài lòng, họ sẽ hỏi nhiều thứ hơn, đó là công việc của họ”, Psaki nói, cho rằng nếu Biden tổ chức nhiều cuộc họp báo hơn, câu hỏi chỉ xoay quanh các quan chức Cộng hòa như Liz Cheney, Mitch McConnell và luận tội.
Psaki cho biết bà đã đề nghị nhóm báo chí Nhà Trắng “sử dụng hợp lý thời gian của Tổng thống” và chủ yếu tập trung tới các câu hỏi người dân quan tâm như đại dịch Covid-19 và tình hình kinh tế.
Video đang HOT
Tuyên bố của Thư ký Báo chí Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh Biden đang hứng chỉ trích vì không nhiệt tình tiếp xúc báo giới và chỉ tổ chức cuộc báo lần đầu trên cương vị tổng thống vào cuối tháng ba, khoảng hai tháng sau khi nhậm chức.
Nhiều quan chức Cộng hòa, như thượng nghị sĩ John Cornyn, tháng trước cũng chỉ trích Biden hiếm khi xuất hiện trên truyền thông, cho rằng Tổng thống đang né tránh trách nhiệm lãnh đạo.
Tuy nhiên, các quan chức Dân chủ đã cáo buộc thượng nghị sĩ Cộng hòa cố lan truyền thuyết âm mưu về vị trí của Tổng thống Biden trong chính quyền và cố nghiêm trọng hóa việc ông ít xuất hiện trước truyền thông. Quan chức Dân chủ và Nhà Trắng khẳng định Biden chủ yếu dành thời gian cho công việc thực tế thay vì xuất hiện trước truyền thông.
Lãnh đạo Cộng hòa chồng chất khó khăn vì Trump
Dù không bỏ phiếu kết tội Trump, McConnell vẫn chỉ trích cựu tổng thống, dường như vì lợi ích đảng Cộng hòa, nhưng rắc rối mới lại xuất hiện.
Các thượng nghị sĩ Cộng hòa có thể không dành tình cảm cá nhân sâu sắc đối với Mitch McConnell, lãnh đạo thường tỏ vẻ xa cách và khó đoán của họ tại Thượng viện. Tuy nhiên, họ được cho là đánh giá cao nỗ lực của ông trong việc giúp họ vượt qua những cuộc bỏ phiếu khó khăn, với ưu tiên hàng đầu là giữ thế đa số tại Thượng viện cho phe Cộng hòa.
Theo bình luận viên Carl Hulse và Nicholas Fandos của NY Times , cách tiếp cận của McConnell trong phiên tòa luận tội cựu tổng thống Mỹ Donald Trump lần hai tại Thượng viện hôm 13/2 dường như cũng chỉ vì mục đích này.
Sau khi bỏ phiếu chống, góp phần giúp Trump được trắng án trong cáo buộc kích động bạo loạn tại Đồi Capitol đầu tháng trước, McConnell công kích cựu tổng thống dữ dội. Ông tuyên bố Trump "rõ ràng phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức và thực tế" vì sự kiện hôm 6/1.
"Về bản chất, McConnell muốn nói rằng ông nhận thấy Trump có tội, nhưng không thể bị luận tội với tư cách một công dân bình thường", các bình luận viên của NYTimes phân tích.
Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell trong cuộc họp báo ở tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 13/1. Ảnh: AFP .
Chiến lược này được cho là hướng đến hai mục tiêu. Đầu tiên là bỏ phiếu chống luận tội để không châm ngòi phản ứng dữ dội của đám đông ủng hộ Trump, những người mà đảng Cộng hòa cần trong các cuộc bầu cử sắp tới. Mặt khác, với việc lên tiếng chỉ trích Trump, McConnell dường như muốn chứng minh cho những đảng viên Cộng hòa phản đối Trump rằng ông nhận thức được sai lầm của cựu tổng thống, và đang bắt đầu lèo lái đảng theo hướng khác.
Tuy nhiên, tính toán này được cho là không đem lại chính xác kết quả mà McConnell mong muốn. Thay vào đó, thượng nghị sĩ bang Kentucky lại bị kéo vào thế đối đầu với Trump, khi cựu tổng thống chỉ trích ông là "kẻ gian lận chính trị cố chấp, ủ rũ và buồn tẻ" trong thông cáo hôm 16/2, thậm chí kêu gọi loại bỏ lãnh đạo Cộng hòa.
Các bình luận viên của NYTimes đánh giá diễn biến này khiến sự chia rẽ của đảng Cộng hòa thêm sâu sắc, có khả năng để lại hậu quả trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Một số đảng viên Cộng hòa tỏ ra hoang mang về ý đồ của McConnell, trong khi vài người khác thậm chí cho rằng lãnh đạo của họ đã làm tổn hại triển vọng thành công của đảng vào năm sau.
"Không có gì phải nghi ngờ về năng lực của McConnell. Tuy nhiên, nếu ông ấy đang dàn xếp cách để loại Trump khỏi đảng Cộng hòa, thì đó là một ý tưởng sai lầm", thượng nghị sĩ Ron Johnson trả lời phỏng vấn hôm 17/2.
Johnson, người dự kiến tái tranh cử vào năm sau tại bang chiến trường Wisconsin khốc liệt, cho biết McConnell đã làm phật lòng các cử tri Cộng hòa ủng hộ Trump mà ông tiếp xúc. Theo Johnson, lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện có nguy cơ bị các ứng viên thượng nghị sĩ quay lưng hoàn toàn nếu không nhanh chóng hành động để đoàn kết đảng.
Thượng nghị sĩ Nam Carolina Lindsey Graham cũng cho rằng không khí căng thẳng hiện nay giữa Trump và McConnell đang đe dọa tương lai chính trị của đảng Cộng hòa.
"Tôi đang lo lắng về năm 2022 hơn bao giờ hết. Trump là thành viên có ảnh hưởng lớn nhất trong đảng Cộng hòa. McConnell sẽ thiếu sót lớn nếu không nắm được điều đó", Graham trả lời phỏng vấn hôm 16/2.
McConnell, người được cho là sẽ giữ vững ghế lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện, tới nay vẫn im lặng, chỉ "bật cười" trước lời đe dọa loại bỏ ông mà Trump đưa ra. Ông không nhắc lại về phát ngôn chỉ trích Trump hôm 13/2 của mình, cũng không có kế hoạch đáp trả trong tương lai bất chấp những lời công kích dồn dập gần đây từ phía cựu tổng thống, một nguồn tin thân cận cho biết.
"Các bạn có thể sẽ không bao giờ nghe thấy McConnell nhắc đến cái tên Donald Trump một lần nữa", người này nói. Trong khi đó, các đồng minh cùng đảng Cộng hòa của McConnell đã lên tiếng bảo vệ ông.
"McConnell vô cùng thận trọng và giữ vững nguyên tắc trong các phát ngôn của mình. Tôi nghĩ bình luận của ông ấy về cựu tổng thống Trump là lời nói thật lòng. Cách giải quyết truyền thống của McConnell là nêu vấn đề, bày tỏ suy nghĩ và tiếp tục tiến về phía trước", thượng nghị sĩ Tây Virginia Shelley Moore Capito cho hay. John Thune, lãnh đạo số hai của phe Cộng hòa tại Thượng viện, cũng tuyên bố "dành trọn sự ủng hộ và tin tưởng" cho McConnell.
Về phía Trump, trong thông cáo hôm 16/2, ngoài việc thúc giục phe Cộng hòa quay lưng với McConnell, cựu tổng thống còn cam kết hỗ trợ những ứng viên tranh cử theo đuổi chủ trương "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" và chính sách "Nước Mỹ trên hết".
Các bình luận viên của NYTimes đánh giá điều này có thể khiến phe Cộng hòa tại Thượng viện lo ngại. Hầu hết đều tự tin về khả năng giành lại Thượng viện vào năm 2022, trừ khi các ứng viên rơi vào một cuộc đua sơ bộ lộn xộn. Đây được cho là lý do thúc đẩy McConnell tuyên bố sẽ can thiệp vào vòng sơ bộ, trong trường hợp ông nhận thấy có ứng viên đe dọa cơ hội giành chiến thắng cuối cùng của đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, Johnson cho rằng phe Cộng hòa không thể chiến thắng nếu thiếu những người ủng hộ đầy nhiệt huyết của Trump. Thượng nghị sĩ này thậm chí đánh đồng McConnell với những đảng viên Cộng hòa chống Trump mà ông đánh giá "không nhận thức được thực tế".
Các đồng minh của McConnell thừa nhận Trump vẫn có tầm ảnh hưởng. Tuy nhiên, họ cho rằng phe Cộng hòa nên đoàn kết với nhau, nhằm chống lại chương trình nghị sự mà họ coi là quá cấp tiến của Tổng thống Joe Biden và các nghị sĩ Dân chủ.
Bất chấp tình thế căng thẳng, một số thành viên đảng Cộng hòa bày tỏ hy vọng McConnell, người dẫn dắt phe Cộng hòa tại Thượng viện hơn 10 năm qua, sẽ vượt qua được xung đột hiện tại như ông từng làm trong quá khứ.
"Hai năm sau, mọi thứ có thể hoàn toàn khác biệt", thượng nghị sĩ Cornyn nói.
Đảng Cộng hòa chia sẻ quyền lực ở Thượng viện trước phiên xét xử ông Trump Quyết định chia sẻ quyền lực sẽ cho phép đảng Dân chủ Mỹ nắm quyền kiểm soát các ủy ban chủ chốt trong Thượng viện. Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell (Ảnh: Reuters) Lãnh đạo thiểu số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell ngày 25/1 cho biết, ông chấp thuận việc Thượng viện chính thức tái tổ chức để...