Biden chốt ngày kết thúc cuộc chiến Afghanistan
Tổng thống Biden thông báo quân đội Mỹ sẽ kết thúc sứ mệnh quân sự tại Afghanistan vào ngày 31/8, khép lại cuộc chiến kéo dài 20 năm.
Trong bài phát biểu tại Nhà Trắng ngày 8/7, Tổng thống Joe Biden tuyên bố quân đội Mỹ “đã đạt được các mục tiêu” tại Afghanistan sau gần 20 năm phát động cuộc chiến tại quốc gia này, gồm tiêu diệt Osama bin Laden, làm suy yếu al-Qaede và ngăn thêm nhiều cuộc tấn công vào Mỹ.
“Chúng ta đang kết thúc cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ”, Biden nói và khẳng định việc tiếp tục duy trì binh sĩ Mỹ tại Afghanistan không phải là lựa chọn tốt. “Tôi sẽ không cử một thế hệ người Mỹ khác tham chiến ở Afghanistan”.
“Mỹ không thể tiếp tục ràng buộc mình với những chính sách được tạo ra để ứng phó tình hình thế giới cách đây 20 năm”, Biden nói. “Chúng ta cần đối phó những mối đe dọa của hiện nay”
“Mỹ không đến Afghanistan để xây dựng nước này và chỉ người Afghanistan mới có thể xác định được tương lai của mình”, ông tuyên bố.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 8/7. Ảnh: Reuters .
Biden thừa nhận ông không chắc tương lai của Afghanistan sẽ ra sao khi Mỹ rút quân. Khi được hỏi liệu việc Taliban giành được quyền lực là điều chắc chắn xảy ra hay không, Biden nói “không phải vậy”, song thừa nhận khả năng có “một chính phủ thống nhất ở Afghanistan kiểm soát toàn bộ đất nước là rất khó xảy ra”.
Video đang HOT
“Chính phủ Afghanistan phải hợp tác với các bên”, Biden nói. “Họ rõ ràng có đủ năng lực để duy trì chính phủ. Câu hỏi là liệu họ có tạo ra được sự gắn kết để thực hiện điều đó hay không”.
Biden bày tỏ niềm tin vào các lực lượng vũ trang và an ninh Afghanistan, vốn được Mỹ huấn luyện và bàn giao trang thiết bị trong nhiều năm để chống lại phiến quân Taliban. “Tôi không tin Taliban, nhưng tôi tin tưởng năng lực của quân đội Afghanistan”, Biden nói.
Biden đưa ra tuyên bố trong bối cảnh giao tranh tại Qala-e-Naw, thủ phủ tỉnh Badghis của Afghanistan, bước sang ngày thứ hai. Dân chúng chạy khỏi thành phố Qala-e-Naw hoặc tự nhốt mình trong nhà sau lớp rào chắn.
Một cư dân thành phố Qala-e-Naw cho biết các tay súng Taliban di chuyển khắp thành phố bằng xe máy. Zia Gul Habibi, thành viên hội đồng tỉnh Badghis, nói Taliban hứng chịu thương vong trong giao tranh với quân chính phủ Afghanistan song vẫn bao vây thành phố. Abdul Latif Rostaee, quan chức y tế tỉnh Badghis, cho biết ít nhất 10 dân thường bị thương từ khi giao tranh nổ ra.
Tuy nhiên, tỉnh trưởng Badghis Hessamuddin Shams khẳng định lực lượng Afghanistan đang đánh đuổi Taliban khỏi thành phố. “Lực lượng an ninh của chúng tôi đang dũng cảm chiến đấu với chúng và kẻ thù đang bị đẩy lùi”, Shams nói ngày 8/7. “Chúng đang chạy trốn. Chúng tôi sẽ giáng một đòn mạnh mẽ vào kẻ thù”.
Đặc nhiệm Mỹ chiếm cao điểm sau trận đấu súng với Taliban tại tỉnh Kapisa của Afghanistan tháng 9/2016. Ảnh: AFP .
Sau khi Mỹ đẩy mạnh tiến trình rút quân với 90% lực lượng đã về nước, Taliban đẩy mạnh tiến công để mở rộng vùng lãnh thổ kiểm soát. Động thái của Taliban làm dấy lên lo ngại các lực lượng vũ trang Afghanistan sẽ sụp đổ nếu thiếu hỗ trợ của không quân Mỹ.
Tổng thống Ashraf Ghani khẳng định Afghanistan đủ sức để giải quyết tình hình, nhưng thừa nhận phía trước còn nhiều khó khăn. “Những gì chúng ta đang chứng kiến là một trong những giai đoạn phức tạp nhất của quá trình chuyển đổi”, Ghani nói, “Chúng ta có quyền hợp pháp. Thượng đế ở bên chúng ta”.
Taliban khoe kho vũ khí thu của quân đội Afghanistan Afghanistan ngỡ ngàng khi Mỹ rút quân lúc nửa đêm Taliban liên tiếp tấn công lính Afghanistan sau khi Mỹ rút quân Dân Afghanistan tràn vào hôi của căn cứ Mỹ Taliban đoạt hơn 700 thiết giáp Mỹ cấp cho Afghanistan
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...