Biden chấm dứt ngoại giao ‘Nước Mỹ trên hết’
Biden đề cao quan hệ đồng minh với NATO, tuyên bố không quay lại với chính sách ngoại giao “ Nước Mỹ trên hết” của người tiền nhiệm Trump.
“Hôm nay tôi phát biểu với tư cách Tổng thống Mỹ vào đầu nhiệm kỳ của mình và tôi gửi đi thông điệp rõ ràng đến thế giới: Nước Mỹ đã trở lại. Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lại. Chúng ta không nhìn về phía sau, chúng ta đang cùng nhìn về phía trước”, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trực tuyến tại Hội nghị An ninh Munich hôm 19/2.
Tuyên bố này của Biden được coi là dấu chấm hết cho chính sách ngoại giao theo đường lối “Nước Mỹ trên hết” trong 4 năm cầm quyền của cựu tổng thống Donald Trump, dù tên của Trump không được nhắc tới trong bài phát biểu.
Biden phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 19/2. Ảnh: AFP .
Biden cũng ca ngợi sức mạnh của liên minh NATO và vai trò của Mỹ với khối, trái ngược với quan điểm của Trump, người nhiều lần phớt lờ Điều 5 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong đó quy định bất cứ cuộc tấn công nào vào một thành viên của NATO cũng là hành động tấn công cả khối.
“Với tôi và nước Mỹ, cũng như với tất cả chúng ta, chúng tôi sẽ giữ vững niềm tin với Điều 5. Đó là sự bảo đảm. Tấn công một nước sẽ là tấn công cả khối”, Biden nói.
Ông chủ Nhà Trắng cũng hối thúc các nước thành viên châu Âu xem xét những thách thức kiểu mới, khác biệt với thời Chiến tranh Lạnh. “Chúng ta phải cùng chuẩn bị cạnh tranh chiến lược dài hạn với Trung Quốc”, Biden nói, thêm rằng không gian mạng, trí tuệ nhân tạo và công nghệ sinh học là những lĩnh vực chạy đua mới.
Chiến lược ngoại giao của Trump bị chi phối bởi niềm tin rằng Mỹ đang bị các nước khác, trong đó có cả đồng minh, lợi dụng. Niềm tin này khiến Mỹ không còn mặn mà với các liên minh truyền thống hay các tổ chức hợp tác quốc tế. Trump đã khiến mối quan hệ với các đồng minh trở nên căng thẳng, khi từng yêu cầu các nước thành viên NATO phải chi nhiều hơn cho ngân sách quốc phòng chung.
Mỹ cũng đơn phương rút lui khỏi nhiều hiệp ước quốc tế trong suốt nhiệm kỳ của Trump khi ông theo đuổi cam kết “Nước Mỹ trên hết”. Giới quan sát nhận định vị thế và hình ảnh của Washington trên vũ đài quốc tế đã bị sụt giảm nghiêm trọng sau 4 năm cầm quyền của Trump.
'Bộ mặt' mới của NATO dưới thời ông Biden
Dự báo Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy NATO để chuẩn bị tốt hơn cho việc đảm bảo an ninh chung trong thời cạnh tranh giữa các cường quốc.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và ông Joe Biden gặp nhau vào năm 2015 . Ảnh REUTERS
Dù có nhiều thắc mắc về định hướng sắp tới dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vai trò của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa được thể hiện rõ. Trong khi đó, sự tham gia của Mỹ vào liên minh này là nền tảng cho việc phòng vệ chung xuyên Đại Tây Dương.
Giới phân tích cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh vai trò của NATO, với nhiều điều quan trọng cần tiến hành.
Quan hệ tốt hơn
Theo chuyên san The National Interest , Tổng thống Biden xem cam kết phòng vệ chung theo Điều 5 Hiến chương NATO là "niềm tin thiêng liêng". Sau khi ông Lloyd Austin nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cuộc điện đàm đầu tiên của ông là cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Bộ trưởng Austin sau đó tiếp tục điện đàm với ông Stoltenberg. Điều này cho thấy rõ rằng chính quyền của Tổng thống Biden muốn trấn an các đồng minh rằng cam kết của Mỹ đối với NATO đang rất vững chắc.
Một điều rõ ràng khác là sẽ có thay đổi trong giọng điệu của Mỹ liên quan đến NATO. Cựu Tổng thống Trump thường nhấn mạnh về cải cách NATO và chia sẻ gánh nặng chi phí, nhưng Tổng thống Biden được dự báo sẽ không theo chủ trương đó.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Merkel từng có nhiều mâu thuẫn . ẢNH: REUTERS
Hơn nữa, Washington nhiều khả năng sẽ xem xét lại quyết định của chính quyền tiền nhiệm về việc rút các binh sĩ Mỹ ở Đức. Điều này có thể trấn an các nước châu Âu vốn lo ngại về chính sách "nước Mỹ trước hết" của Washington.
Chưa hết, ông Biden còn tỏ ý muốn mối quan hệ cân bằng với Nga. Trong cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Biden bày tỏ lo ngại về nhiều vấn đề, từ cáo buộc can thiệp bầu cử và tấn công mạng SolarWinds cho đến nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny.
Bên cạnh đó, ông Biden đồng ý gia hạn hiệp ước hạt nhân New START thêm 5 năm. Nhiều thành viên NATO xem thỏa thuận này có ý nghĩa ổn định rất lớn.
Xây dựng NATO mạnh hơn
Trong khi đó, chính quyền Mỹ sẽ phải xây dựng NATO sẵn sàng đối phó với các thách thức mà liên minh này phải giải quyết. Qua nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, các thành viên đã tăng chi tiêu quân sự trong những năm qua.
Các binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận Allied Spirit vào tháng 6.2015 . ẢNH: AFP
Tính đến cuối năm 2020, các thành viên NATO (không gồm Mỹ) đã tăng thêm chi phí quân sự khoảng 130 tỉ USD kể từ năm 2016. Mỹ cũng có các lực lượng hiện diện nhiều hơn.
Washington cũng góp phần xây dựng năng lực đồng minh thông qua Sáng kiến Răn đe của châu Âu, với chi phí 5,9 tỉ USD chỉ riêng trong tài khóa 2020. Những điều này tạo cơ hội lớn để xây dựng một liên minh vững mạnh hơn.
Kremlin sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU nếu bị cấm vận
Giới quan sát cho rằng Tổng thống Biden có thể tiếp tục tiến hành các bước để cải thiện liên minh, bao gồm việc tập trung NATO vào khu vực trách nhiệm, giúp liên minh đối phó thách thức từ Trung Quốc, duy trì việc chia sẻ gánh nặng chi phí.
Đức hoan nghênh động thái mới của Mỹ
Theo Reuters, chính phủ Đức hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo về việc tạm ngưng mọi kế hoạch rút quân khỏi Đức. "Chúng tôi luôn tin rằng việc điều động các binh sĩ Mỹ đến Đức có hiệu quả đối với an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương", phát ngôn viên Steffen Seibert của Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu.
Trước đó, ông Biden thông báo sẽ dừng kế hoạch giảm số lượng binh sĩ Mỹ tại Đức nhằm có thời gian để Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin xem xét lại việc điều động các binh sĩ Mỹ trên toàn cầu. Vào tháng 7.2020, chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi đó thông báo sẽ rút khoảng 12.000 trong số 36.000 binh sĩ tại Đức, sau khi ông Trump chỉ trích Đức chưa chi tiêu quốc phòng đạt mục tiêu của NATO. Dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn duy trì các cơ sở quan trọng tại Đức như căn cứ Không quân Ramstein, cửa ngõ cho các binh sĩ Mỹ đến châu Âu và Trung Đông.
Mỹ khó xóa 'tiếng xấu' thời hậu Trump Hầu hết đối tác của Mỹ trên thế giới dường như "thở phào" khi nhiệm kỳ của Trump sắp đến hồi kết, nhưng sự hoài nghi vẫn chưa biến mất. Trong cuộc điện đàm với các lãnh đạo thế giới sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, Joe Biden cho biết ông đã nói với họ rằng "nước Mỹ đang trở lại". "Chúng...