Biden cân nhắc ‘gương mặt mới’ làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc
Biden cân nhắc chọn Pete Buttigieg, một cựu thị trưởng, làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, thay đổi truyền thống chọn các chính trị gia lão luyện cho vị trí này.
Tổng thống đắc cử Biden cân nhắc lựa chọn này sau khi Buttigieg, 38 tuổi, cựu thị trưởng South Bend, Indiana, nói ưu tiên hàng đầu của ông là các vị trí đối ngoại hoặc an ninh quốc gia, Axios ngày 8/12 dẫn hai nguồn am hiểu vấn đề cho biết.
Buttigieg tại cuộc vận động tranh cử ở Creston, Iowa ngày 25/11/2019. Ảnh: Reuters.
Buttigieg thường được Biden so sánh với người con trai quá cố Beau. Ông đóng vai trò quan trọng giúp Biden nhận được đề cử là ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ.
Video đang HOT
Lựa chọn của Biden sẽ giúp thúc đẩy sự nghiệp chính trị của Buttigieg. Rất nhiều thành viên đảng Dân chủ tin Buttigieg trở thành ứng viên tổng thống chỉ còn là vấn đề thời gian.
Buttigieg từng thu hút được rất nhiều nhà tài trợ và trở thành ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Ông giành được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bỏ phiếu lựa chọn ứng viên tổng thống của đảng này ở Iowa nhưng sau đó tuyên bố ngừng tranh cử để dồn phiếu ủng hộ cho Biden.
Biden gặp khó khăn khi lựa chọn vị trí cho Buttigieg trong nội các. Tổng thống đắc cử thường ưu tiên những vị trí cấp cao cho phụ nữ và người da màu.
Buttigieg, một cựu chiến binh tại Afghanistan, từng được cân nhắc vào ghế Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh hoặc một số vị trí phụ trách các vấn đề nội địa như Bộ Thương mại hoặc Bộ Giao thông. Tuy nhiên, ông nói với nhóm chuyển giao quyền lực rằng quan tâm hàng đầu của ông là đối ngoại hoặc an ninh quốc gia.
Vị trí Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc thường dành cho các chính trị gia lão luyện đang ở giữa hoặc cuối sự nghiệp để thể hiện tầm quan trọng trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Lựa chọn của Biden có thể đảo ngược truyền thống này và giúp Trung Quốc có cơ hội hiểu rõ hơn về Buttigieg, người có thể trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai. Điều này từng xảy ra hồi năm 1974, khi Tổng thống Ford lựa chọn George H.W. Bush làm đại sứ Mỹ tại Trung Quốc.
Cử tri Mỹ tham gia bầu cử sơ bộ giữa dịch Covid-19 và bất ổn xã hội
Ngày 2/6, cử tri Mỹ đã tham gia bầu cử sơ bộ trong bối cảnh lệnh giới nghiêm được áp đặt tại nhiều địa phương và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bên cạnh Đặc khu Columbia, 9 bang khác tổ chức bầu cử bao gồm Idaho, Indiana, Iowa, Maryland, Montana, New Mexico, Pennsylvania, Rhode Island và South Dakota. Trong đó, bang Iowa chỉ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương do bầu cử chọn ứng cử viên Tổng thống sơ bộ tại đây đã diễn ra từ ngày 1/2, mở màn cho năm bầu cử ở Mỹ.
Cử tri Mỹ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ. Ảnh: AP
Cuộc bầu cử tại thủ đô Washington được tổ chức trong bối cảnh đặc biệt căng thẳng khi Thị trưởng Muriel Bowser đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm từ 19h tối 2/6 đến 6h sáng 3/6. Các cơ quan thực thi pháp luật và Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã chuẩn bị để đối phó với những người biểu tình trong đêm thứ 5 liên tiếp ở bên ngoài Nhà Trắng sau cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd.
Một hàng rào lớn đã được dựng lên trước Nhà Trắng và các xe quân sự chốt chặn một số tuyến phố ở trung tâm thủ đô. Tuy nhiên, các điểm bỏ phiếu sẽ mở cửa cho đến 8 giờ tối và những cử tri đi bầu cử trong giờ giới nghiêm sẽ không thuộc diện bị bắt giữ.
Số lượng phiếu bầu trực tiếp sẽ giảm đáng kể tại các địa phương vì nhiều cử tri đã được khuyến khích bỏ phiếu qua đường bưu điện nhằm hạn chế nguy cơ bị phơi nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng cử tri xếp hàng dài phía ngoài các điểm bỏ phiếu, nhất là tại các cộng đồng thiểu số ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania. Một số điểm bỏ phiếu tại những cộng đồng người Mỹ gốc Phi được tổ chức trong các đồn cảnh sát. Chính quyền Philadelphia a cũng đã quyết định dời thời điểm áp đặt lệnh giới nghiêm từ 18h chiều sang 20h30 tối nhằm tạo thuận lợi cho việc bỏ phiếu.
Dù các đối thủ của cựu Phó Tổng thống Joe Biden đều đã từ bỏ cuộc đua, nhưng ông vẫn cần thu được 89% tổng số đại biểu trong lần bầu cử này để chính thức giành được suất đề cử cuối cùng bên phía đảng Dân chủ. Nếu không đạt được số đại biểu đó, ông Biden vẫn có cơ hội để hoàn thành mục tiêu ở các cuộc bầu cử khác trong tháng này.
Do nhiều cử tri đã tham gia bỏ phiếu qua đường bưu điện, cùng với tác động của dịch bệnh Covid-19 và bất ổn xã hội những ngày vừa qua, kết quả kiểm phiếu trong cuộc bầu cử lần này có thể sẽ kéo dài./.
Trump 'hổ thẹn' vì ủng hộ Thống đốc Georgia Trump nói hổ thẹn khi ủng hộ Brian Kemp tranh cử Thống đốc Georgia năm 2018 bởi ông này "không làm gì" để thách thức kết quả bầu cử của bang. Xuất hiện trong cuộc phỏng vấn đầu tiên hôm 29/11 từ sau ngày bầu cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích việc sử hệ thống bỏ phiếu Dominion ở Georgia và...