Bia Việt Hà sẽ thoái vốn nhà nước trong 2020
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của CTCP Kinh doanh và đầu tư Việt Hà, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh đang rất thấp và kế hoạch thoái vốn nhà nước là hai vấn đề được cổ đông quan tâm.
Bia Việt Hà hiện chỉ chiếm 0,6% thị phần bia trong nước.
Việt Hà được thành lập từ năm 1966, nổi tiếng với thương hiệu bia Việt Hà. Theo thời gian, Công ty trở thành tập đoàn đầu tư đa ngành với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Bia Việt Hà, Bánh mứt kẹo Tràng An, Bánh mứt kẹo Hà Nội, Giày Ngọc Hà… cùng với nhiều dự án lớn như Khu hỗn hợp nhà ở và thương mại Việt Hà; Khu công nghiệp Thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh; Trung tâm thương mại, dịch vụ Lĩnh Nam…
Năm 2017, Công ty được cổ phần hóa. Trước thời điểm IPO, trong khoảng thời gian từ 2013 – 2015, Việt Hà chưa từng báo lỗ. Năm 2013, Công ty ghi nhận lãi trước thuế 206,8 tỷ đồng. Con số này năm 2014 và 2015 lần lượt đạt 5,1 tỷ đồng và 90,9 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau cổ phần hóa, kết quả sản xuất – kinh doanh của Công ty đi xuống. Năm 2018, Công ty lỗ tới 77 tỷ đồng. Năm 2019, Công ty có lãi sau thuế 15,7 tỷ đồng, nhưng do còn lỗ lũy kế 45,9 tỷ đồng nên không chia cổ tức.
Tại ại hội, trả lời cổ đông về nguyên nhân và giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, ông Mai Xuân Sơn, Tổng giám đốc Công ty Việt Hà cho biết, thị trường bia Việt Nam hàng năm đều tăng trưởng, nhưng phần lớn thị trường thuộc về 4 tên tuổi lớn là Sabeco, Heineken, Habeco, Carsbergs. Bia Việt Hà chỉ chiếm 0,6% thị phần.
Sản phẩm chủ yếu của Việt Hà là bia hơi, trong khi thị trường có sự thay đổi, hướng đến sản phẩm cao cấp và bia đóng gói.
Video đang HOT
ược biết, tại Việt Hà, cổ đông Nhà nước hiện đang nắm giữ 51% cổ phần, cổ đông lớn thứ hai là Tổng CTCP Rau quả nông sản ( Vegetexco) nắm giữ 36,1%.
Ông Mai Xuân Sơn, Tổng giám đốc Việt Hà đồng thời giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Vegetexco và Phó tổng giám đốc kiêm thành viên Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn T&T – đơn vị chi phối Vegetexco.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Việt Hà, Tổng giám đốc Mai Xuân Sơn cho biết, năm 2019, Công ty tiếp tục thực hiện lộ trình thoái vốn đã được UBND TP. Hà Nội phê duyệt.
Tháng 2/2019, Công ty chính thức nhận bàn giao vốn từ Công ty TNHH MTV sang CTCP, sau đó hoàn thành đăng ký giao dịch UPCoM. Hiện Công ty đề xuất và được UBND TP. Hà Nội phê duyệt đơn vị tư vấn định giá, đơn vị tư vấn chào bán thoái vốn.
Công ty đã phối hợp với đơn vị tư vấn định giá triển khai định giá phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phối hợp liên ngành trình UBND TP. Hà Nội về phương án sắp xếp cơ sở nhà đất do Việt Hà quản lý sử dụng.
Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát báo cáo thêm nên đến hết năm 2019, Công ty chưa được phê duyệt phương án sắp xếp cơ sở nhà đất.
“Sau khi được phê duyệt, Công ty mới có đủ cơ sở để định giá, bao gồm lợi thế liên quan đến đất đai và triển khai các bước tiếp theo của công tác thoái vốn”, ông Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, Việt Hà nằm trong danh sách các đơn vị Nhà nước thoái vốn trong giai đoạn 2015 – 2020, Công ty sẽ nỗ lực triển khai công tác thoái vốn theo đúng quy định.
Ngoài ra, ông Sơn thông tin thêm, Công ty quản lý và sử dụng 7 lô đất. Trong đó có 2 lô đất tại Quán Sứ và Hàng Thiếc thuộc diện thu hồi, còn 5 lô đất Công ty đề nghị tiếp tục quản lý sử dụng. Có 2 lô đất đã hình thành dự án gồm 87 Lĩnh Nam và 11 Nguyễn Chí Thanh.
Dự án tại 87 Lĩnh Nam được hình thành từ năm 2011. Quyền lợi của Việt Hà là 2.000 m2 sàn thương mại và phải chờ đối tác Vinaenco hoàn tất thủ tục chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật của tòa nhà mới đủ điều kiện bàn giao.
Dự án tại 11 Nguyễn Chí Thanh được hợp tác từ năm 2010 với Công ty Sông à Thăng Long. Do dự án chậm triển khai, đến năm 2015 dự án rơi vào diện bị thu hồi. Công ty đang đề xuất với UBND TP Hà Nội được tiếp tục đầu tư dự án nhưng còn chờ quyết định.
Các khu đất có quy mô và vị trí đắc địa là một điểm thu hút nhà đầu tư trong thương vụ IPO của Bia Việt Hà năm 2017. Theo đó, Bia Việt Hà đứng tên nhiều khu đất như: 3.074 m2 đất làm văn phòng làm việc tại số 254 Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội); khu đất rộng gần 20.000 m2 tại 87 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội); khu đất tại số 11 – 13 Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình, Hà Nội) rộng 1.071 m2.
Lilama (LLM): Quý 1 doanh thu giảm một nửa, lãi vỏn vẹn 4 tỷ đồng
Tính đến hết quý 1 Lilama (LLM) có 5 công ty con và 11 công ty liên kết và vẫn còn ý kiến ngoại trừ hậu thoái vốn khỏi Lisemco.
Tổng công ty Xây lắp Việt Nam (Lilama) - UpCOM: LLM đã công bố BCTC quý 1 với doanh thu sụt giảm gần một nửa và lãi vỏn vẹn 4 tỷ đồng.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.180 tỷ đồng giảm 47% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 97% trong doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp chỉ còn gần 40 tỷ đồng giảm 85% so với quý 1/2019.
Trong kỳ Lilama chỉ còn 33 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với con số 323 tỷ đồng cùng kỳ, bù lại chi phí tài chính cũng giảm mạnh 66% xuống còn hơn 43 tỷ đồng, chi phí QLDN cũng giảm từ 414 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 26 tỷ đồng; Hoạt động liên doanh liên kết có lãi và lỗ khác ở mức thấp nên kết quả LLM lãi ròng hơn 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt 6,6 tỷ đồng, do cổ đông không kiểm soát chịu lỗ hơn 13 tỷ đồng nên lãi thuộc về công ty mẹ là 17,2 tỷ đồng cao hơn nhiều so với con số 1,7 tỷ đồng của quý 1/2019.
Lilama đã thực hiện thoái vốn một loạt công ty con trong năm 2019 theo chủ trương tái cấu trúc của Bộ Xây dựng theo đó đến hết quý 1/2020 Tổng công ty còn 5 công ty con và 11 công ty liên kết so với thời điểm kết thúc năm 2018 LIC có 10 công ty con và 10 công ty liên kết trong đó đáng kể nhất là việc thoái vốn tại Lisemco, nhờ việc thoái vốn này mà doanh thu tài chính hợp nhất của năm 2019 giúp LIC ghi lãi 209 tỷ đồng, tuy nhiên kiểm toán cho rằng khoản lãi này được tính toán dựa trên BCTC chưa được kiểm toán của Lisemco cho năm 2018.
Đồng thời kết thúc năm 2019 BCTC của LIC chưa bao gồm kết quả kinh doanh của Lisemco từ 1/1/2019 đến 26/2/2019 - ngày LIC thoái vốn tại Lisemco. Về vấn đề này LIC cho biết sau thoái vốn công ty đã nhiều lần liên hệ với Lisemco nhưng vẫn không thể thu thập được BCTC năm 2018 đã được kiểm toán cũng như kết quả HĐKD của Lisemco trong 2 tháng đầu năm 2019.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, năm 2020, Lilama đặt mục tiêu công ty mẹ đạt tổng doanh thu 3.054,5 tỷ đồng, giảm 45% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng, giảm hơn gần 61%. Cổ tức chi trả bằng một nửa năm 2019 với tỉ lệ 2%.
Tổng công ty cũng cho biết hiện đã hoàn thiện hồ sơ bàn giao vốn nhà nước sang Công ty cổ phần. Trong năm nay, Tổng công ty sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương, đơn vị liên quan để giải quyết những vướng mắc tồn tại để sớm hoàn thành công tác quyết vốn Nhà nước bàn giao sang Công ty cổ phần. Trong 2 năm gần đây doanh thu của Lilama liên tục sụt giảm, Tổng công ty đã báo lỗ liên tiếp trong cả 2 năm 2018 và 2019.
Quý 1, nhiều tập đoàn, tổng công ty thực hiện thoái vốn Báo cáo mới nhất từ Bộ Tài chính cho biết, về công tác thoái vốn, trong tháng 3/2020, có 2 đơn vị báo cáo tình hình thực hiện thoái vốn đầu tư tại các DN với tổng giá trị là 213,4 tỷ đồng, thu về 308,5 tỷ đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2020, cả nước thoái được 397 tỷ đồng, thu về...