Bia tẩm thuốc ảo giác giúp đế chế Nam Mỹ cổ đại này thống trị trong hàng trăm năm
Bia tẩm thuốc gây ảo giác có nguồn gốc từ hạt thực vật đã giúp các nhà lãnh đạo của một triều đại ở Nam Mỹ duy trì sự kiểm soát trong hàng trăm năm.
Người Wari đã xây dựng một đế chế và cai trị vùng cao nguyên ngày nay là Peru từ năm 600 đến năm 1.000 sau Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu khai quật địa điểm Quilcapampa ở Peru
Các nhà khoa học tiến hành khai quật khảo cổ tại địa điểm Quilcapampa ở miền nam Peru từ năm 2013 đến năm 2017. Họ phát hiện ra rằng người Wari đã sử dụng hạt cây vilca, thực vật hướng thần cho vào bia rượu.
Loại bia này thường sử dụng trong các yến tiệc, đãi khách, củng cố mối quan hệ trong khi duy trì kiểm soát thống trị của người Wari.
Mới đây, các nhà nghiên cứu công bố bằng chứng đầu tiên về hạt cây vilca tại địa điểm người Wari từng sinh sóng.
Matthew Biwer, Đại học Dickinson ở Pennsylvania, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Đây là một bước ngoặt ở Andes về mặt chính trị và cách sử dụng chất gây ảo giác. Chúng tôi thấy kiểu sử dụng chất gây ảo giác này khác với các nền văn minh trước đây. Các nền văn minh trước kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất gây ảo giác, hoặc như Đế chế Inca sau này sử dụng rất nhiều bia nhưng không sử dụng các chất hướng thần như vilca trong những yến tiệc”.
Bình gốm chứa chất lỏng của người Wari
Video đang HOT
Sức mạnh của yến tiệc
Cuộc khai quật tiết lộ nhiều hơn về con người Wari nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lý do đằng sau sự sụp đổ của Đế chế từng thống trị Nam Mỹ hàng trăm năm nay.
Matthew Biwer cho biết: “Đế chế Wari trải dài từ phía bắc Peru đến cực nam gần biên giới Chile và từ bờ biển đến các vùng núi của dãy Andes. Đây là ví dụ đầu tiên về một đế chế ở Nam Mỹ, họ sụp đổ khoảng 400 năm trước khi Đế chế Inca trỗi dậy”.
Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã biết rằng người Wari sử dụng bia và tiệc tùng như một phần của sự thống trị chính trị của họ, họ sử dụng vilca, bia như một chất gây ảo giác trong các yến tiệc.
Những vị khách của yến tiệc này sẽ cảm thấy mình buộc phải thừa nhận sức mạnh của chủ nhà hoặc cảm thấy cần phải nợ họ một ân huệ trong tương lai.
Mục đích cho mưu đồ quyền lực
Những phát hiện trước đó cho thấy vilca chỉ cung cấp riêng cho một số người ví dụ như các thầy tu mà không phải tất cả mọi người. Tuy nhiên, Wari có khả năng đã bỏ chất vào bia của họ rồi cho người khác uống, giúp tăng cường tác dụng thần kinh của cả hai chất.
Hành vi này của giới tinh hoa Wari không chỉ thể hiện lòng hiếu khách mà còn mang đến một trải nghiệm chưa phổ biến rộng rãi ở những nơi khác và không dễ dàng cho bất kỳ ai muốn chống lại sự kiểm soát của Wari.
Matthew Biwer nói: “Họ đã trải qua cảm giác rất hưng phấn. Loại thức uống này giúp cho những vị khách khó thoát ra được sự dẫn dắt bởi những người dẫn chương trình Wari”.
Wari đã thiết lập một hệ thống con đường mà người Inca sau này sử dụng để di chuyển. Tuy nhiên, chỉ những người lãnh đạo Wari mới được sử dụng, đi vào khu vực có nhiều vilca.
Vilca mọc ở vùng Ayacucho, thủ đô của Đế chế Wari và một số vùng như Cusco cách Quilcapampa 400 km.
Nhóm nghiên cứu tìm kiếm các địa điểm Wari trong một thung lũng ven biển ở Peru. Khám phá các địa điểm mới có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định xem biến đổi khí hậu và hạn hán có thể đã tác động như thế nào đến người Wari trước khi triều đại của họ kết thúc.
Phát hiện ra thủ phạm khiến Trái Đất không sáng như trước
Các nhà khoa học phát hiện ra Trái Đất không còn sáng như trước đây và đang tối dần đi với tốc độ đáng kể trong vài năm qua.
Nhìn từ không gian, Trái Đất không còn sáng như trước
Phát hiện mới gây chấn động của nhóm các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Mặt trời Big Bear ở Nam California, Mỹ thực hiện trong hai thập kỷ qua.
Họ đã tiến hành các phép đo mỗi đêm trong suốt 20 năm qua để nghiên cứu chu kỳ mặt trời và độ che phủ của mây.
Kết quả cho thấy Trái Đất đang dần tối đi nếu nhìn từ vũ trụ mà nguyên nhân là do biến đổi khí hậu.
Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, các nhà khoa học đã quan sát hiện tượng 'ánh sáng Trái Đất', là ánh sáng mà Trái Đất phản chiếu lên bề mặt tối của Mặt trăng, rồi trả ngược trở lại. Sự phản xạ thay đổi theo từng đêm và theo từng mùa.
Thời điểm tốt nhất để quan sát điều này xảy ra ở Bắc bán cầu là những ngày xung quanh trăng tròn vào mùa xuân.
Philip Goode, nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ New Jersey, tác giả chính của nghiên cứu mới cho biết: "Phản xạ ánh sáng của Trái Đất đang ngày càng giảm. Đây là một điều khá bất ngờ".
Trên thực tế, Trái Đất hiện đang phản chiếu ánh sáng ít hơn khoảng nửa watt trên mỗi mét vuông so với 20 năm trước, tương đương với việc giảm 0,5% độ phản xạ của Trái Đất. Trái Đất phản xạ khoảng 30% ánh sáng mặt trời chiếu vào.
Trong 17 năm đầu tiên, dữ liệu về độ phản xạ gần như không đổi đến mức các nhà nghiên cứu gần như tính cách hủy bỏ phần còn lại. Tuy nhiên, ba năm cuối họ ghi nhận sự khác biệt.
Philip Goode cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng phải tiếp tục miễn cưỡng thực hiện thu thập dữ liệu phân tích nghiên cứu trong ba năm sau vì đã hứa với bản thân rằng sẽ có dữ liệu trong 20 năm. Nhưng kết quả cuối cùng khiến chúng tôi vô cùng bất ngờ. Phân tích dữ liệu trong ba năm qua đã nhận thấy sự khác biệt lớn. Độ phản xạ giảm rõ rệt vì vậy chúng tôi nghĩ những năm qua chúng tôi đã làm sai điều gì đó. Chúng tôi làm lại vài lần và kết quả vẫn như vậy".
Những thay đổi trong ánh sáng Trái Đất mà các nhà nghiên cứu quan sát không tương quan với thay đổi định kỳ về độ sáng của mặt trời, do vậy, nguyên nhân đến từ một điều gì đó trên Trái Đất.
Những gì các nhà nghiên cứu nhận thấy là độ che phủ của đám mây giảm dần. Khi độ che phủ của mây giảm, ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ nhiều hơn.
Goode cho biết: "Trái đất đang trở nên nóng hơn vì ánh sáng phản xạ bị giảm đi, nó sẽ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào hơn".
Lượng mây che phủ giảm nhiều nhất là ở các bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ, trong khi đó tại khu vực này ghi nhận nhiệt độ nước biển đang tăng lên do sự đảo ngược của một điều kiện khí hậu gọi là Dao động Thái Bình Dương (PDO), có khả năng liên quan đến biến đổi khí hậu.
Clip: Tấn công cá sấu bất thành, trăn Anaconda bị quật tơi bời Không những không săn được mồi, trăn Anaconda còn bị cá sấu biến thành "đồ chơi". Với những cú quật đáng sợ, nó khó lòng mà sống sót. Trăn Anaconda là loài trăn khổng lồ sống ở lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ. Chúng có lối sống lưỡng cư nhưng hiếm khi leo lên cây vì khối lượng cơ thể lớn. Loài trăn...