Bia rượu và nỗi ám ảnh lái xe
Có chồng đã từng bị tai nạn gãy 6 xương sườn, vỡ xương gò má sau một cuộc nhậu tới 1 giờ sáng cách đây vài năm, chị N. chưa hết ám ảnh mỗi khi nghe tiếng chuông điện thoại vào đêm muộn.
Sau vụ đó chị tha thiết dặn chồng, đã nhậu thì bắt taxi, xe ôm chứ không tự lái xe về nhà. Thế nhưng, cú ngã suýt mất mạng cũng chỉ khiến chồng chị N. không cầm lái khi có hơi men trong người được vài tháng rồi lại “ngựa quen đường cũ”. Từ đó mỗi đêm chồng đi nhậu, chị lại thấp thỏm ngủ không yên. Chỉ khi nghe tiếng anh mở cửa vào nhà, chị mới yên tâm.
Hoàn cảnh và tâm trạng của chị cũng là nỗi lòng của hàng triệu gia đình khác. Nơi những người cha, người mẹ, người vợ, người con… đêm đêm thấp thỏm chờ người thân trở về sau mỗi buổi tiệc tùng, giao đãi, gặp gỡ, ký kết, hội họp hay đơn giản chỉ là nhậu theo thói quen.
Video đang HOT
Những người uống bia, rượu có rất nhiều lý do biện minh cho hành vi vẫn điều khiển xe sau khi uống như không có chỗ gửi xe qua đêm; không say; chưa say; mang xe về để sáng hôm sau có xe đi làm; thậm chí nhiều người còn thích cảm giác có hơi men thì “tay lái mới lụa”… Thế nên, cứ thử làm một vòng quanh bất kỳ thành phố nào vào bất kỳ ngày nào trong tuần, hình ảnh phổ biến là các quán nhậu đông nghịt, bãi gửi xe chật ních nhưng tàn cuộc người về xe cũng hết, bãi vắng tanh. Chẳng ai quan tâm đằng sau những cuộc vui của mình là những giấc ngủ chưa bao giờ trọn vẹn của người ở nhà khi người thân chưa trở về bình an.
Nhưng đâu chỉ những gia đình có người cầm lái khi uống bia rượu lo lắng, rủi ro từ đối tượng này với những người tham gia giao thông, với xã hội là rất lớn. Thực tế đa số trường hợp người uống bia rượu lái xe gây tai nạn, thiệt hại nặng hơn thường rơi vào những người đi đường. Biết bao gia đình tan nát, con mất cha, vợ mất chồng; người khỏe mạnh thành tàn phế; những khát vọng thanh xuân vỡ vụn bởi hành vi uống thiếu ý thức, lái xe khi đã có bia – rượu trong người.
Những kẻ giết người sau tay lái có hơi men ngày càng nhiều, hậu quả càng thảm khốc là do ý thức, trách nhiệm của mỗi người về vấn đề này còn quá kém. Vì vậy, ngoài chế tài thật nặng, thật nghiêm cần có những hoạt động làm rõ tác hại của việc cầm lái khi uống bia – rượu. Rằng mỗi chúng ta đều có thể trở thành kẻ giết người, hủy hoại hạnh phúc gia đình, làm tan vỡ ước mơ, khát vọng… của người khác từ hành vi cầm lái khi uống bia – rượu của chính mình. Những hoạt động này không chỉ với người uống bia, rượu mà cần sự tham gia của tất cả mọi người ở nhiều góc độ khác nhau. Từ hành vi không ép uống, không ngồi sau xe người có hơi men, tẩy chay người uống bia rượu tham gia giao thông, phạt nặng hơn nữa người có hơi men điều khiển phương tiện giao thông… Các hoạt động này cần được thực hiện thường xuyên, lâu dài để từ thay đổi ý thức sẽ dẫn đến thay đổi hành vi.
Còn cứ sau mỗi tai nạn lại dấy lên phong trào kêu gọi thôi thì rất khó để thay đổi thói quen nhậu “mát trời ông Địa” vẫn chạy xe về nhà của rất nhiều người hiện nay, đừng nói đến chuyện “đã uống bia – rượu thì không lái xe”.
Theo PLO
Cà Mau thực hiện nghiêm chỉ thị ứng xử với bia rượu
"Sau hơn một tháng thực hiện chỉ thị số 04/CT-UBND của Chủ tịch tỉnh, chưa phát hiện trường hợp cán bộ nào vi phạm về uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc cũng như chưa có trường hợp vi phạm về rượu bia trong tham gia giao thông".
Chiều 19-11, trả lời PV về kết quả thực hiện Chỉ thị 04 về không uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc và không có nồng độ cồn khi lái xe, ông Nguyễn Đức Thánh, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn tỉnh Cà Mau cho biết như trên.
Một vụ tai nạn ở Cà Mau năm 2017 liên quan đến bia, rượu - Ảnh Chí Hạo
Trước đó, vào ngày 20-10, Chủ tịch tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ban hành chỉ thị 04 giao Công an, Sở nội vụ phối hợp thường xuyên với Ban an toàn giao thông kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm mọi trường họp vi phạm.
Trong đó, nhiệm vụ cụ thể của công an tỉnh là tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm và báo cụ thể về đơn vị cán bộ bị phát hiện vi phạm về uống rượu bia. Các hành vi sẽ bị xử lý nghiêm gồm uống rượu, bia trước và trong giờ làm việc, có nồng độ cồn vượt ngưỡng quy định khi tham gia giao thông.
CHÍ HẠO
Theo PLO
Có nên tịch thu phương tiện của lái xe say xỉn? Ngoài đề xuất tịch thu phương tiện, tại nhiều hội thảo về ATGT thời gian gần đây không ít đề xuất nên xử lý hình sự với người uống rượu bia khi lái xe. Thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc tài xế uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn nghiêm trọng khiến đề xuất tịch thu...