Bia gây ung thư
Bia được ca ngợi là có lợi cho sức khỏe. Song giới hạn là bao nhiêu thì trở thành tác nhân gây ung thư?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo thống kê, được các chuyên gia Văn phòng trung tâm Đức về hiện tượng nghiện rượu (DSH) dẫn ra, cứ 30 trường hợp bị măc bênh ung thư trên thế giới, thì 1 trường hợp liên quan đền nghiện rượu. Theo họ, căn bệnh ấy rất khó chữa và điểm xuất phát có thể đưa đến ung thư của nó không chỉ là vodka hay rượu mùi mà còn là cả bia nữa.
Các chuyên gia khẳng định, nếu mỗi ngày bạn uống 50 g cồn nguyên chất (0,5 lit rượu vang), thì nguy cơ tạo thành những khối u trong vòm họng, khoang miệng và thực quản tăng lên 3 lần. Nếu một người hằng ngày uống 80 g cồn, thì con số này là 18 lần, còn khi lại “đa mang” thêm một thói quen có hại khác nữa là nghiện thuốc lá nữa thì nguy cơ bị ung thư đẫn đến tử vong tăng lên tới 44 lần.
Các chuyên gia nhấn mạnh, “con rắn lục” ấy sẽ phá huỷ toàn bộ cơ thể. “Vùng bị hại” lúc này không chỉ là khoang miệng và thực quản nữa mà lan rộng ra dạ dày, ruột non, gan, tim và gây rối loạn quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu, làm tê lệt hệ miễn dịch. Ngoài ra, cồn còn tác động xấu đến hệ thần kinh, bộ xưong và cơ bắp.
Video đang HOT
Như vậy, theo các chuyên gia, phụ nữ chỉ nên uống 0,3 lit bia, 0,15 lit rượu vang hoặc sâm banh mỗi ngày mà cũng chỉ nên uống năm ngày trong một tuần. Còn đối với nam giới, giới hạn này chỉ nên tăng gấp đôi, không hơn.
Giám đốc thương mại của DHS Raphael Hassmann đánh giá tình trạng nghiện bia rượu ở Đức đã ở mức thảm học quốc gia. Mỗi công dân CHLB Đức hiện đang uống trung bình các đồ uống có cồn, quy ra cồn nguyên chất là 10 lít mỗi năm và lượng rượu cả nước tiêu thụ đứng hàng thứ năm trên thế giới.
Khi so sánh hiện tượng này với CHLB Đức, báo chí Nga giật mình, Bởi theo các số liệu thống kê chính thức của Bộ Y tế Nga, tiêu thụ cồn năm 2009 của nước này lên tới 18 lít cồn nguyên chất tính theo đầu người (kể cả phụ nữ và trẻ em).
Theo Vietnamnet
Giấc ngủ bảo vệ dạ dày
Điều gì đã xảy ra trong dạ dày và thực quản vào ban đêm khi chúng ta ngủ? Một số công trình nghiên cứu về giấc ngủ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ai cũng biết sự hoạt động của axit tiêu hóa đạt mức cao nhất vào buổi tối.
Khi ngủ, thực phẩm bị đẩy ra khỏi dạ dày với tốc độ chậm, và do đó axit có thể trào ngược lên thực quản.
Giấc ngủ có hai giai đoạn: giai đoạn gọi là REM (chuyển động mắt nhanhrapid eyemovenmnt) và Non-Rem. Giai đoạn giấc ngủ REM chiếm khoảng 25% tổng số thời gian của giấc ngủ và các giấc mơ xảy ra trong giai đoạn này. Nhưng axit trong dạ dày thì có thể di chuyển trong cả hai giai đoạn. Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu thì hiện tượng trào ngược lên thực quản thường diễn ra trong giai đoạn giấc ngủ Non-Rem.
Trong khi ngủ, ý thức giảm hoạt động rất rõ rệt, chúng ta không có các phản ứng nhanh và tức thì của cơ thể như khi đang thức. Một số hoạt động có thể được xem là "tắt" trong lúc ngủ như cử động nuốt, tiết nước bọt...
Các hiện tượng này góp phần làm cho thực quản có thể tăng thêm thời gian tiếp xúc với axit. Vị trí của cơ thể cũng có tác động. Khi ta đứng hay ngồi thẳng, dịch tiêu hóa có xu hướng đi xuống. Còn nằm ngủ thì dung dịch axit đọng lại thực quản lâu hơn. Thậm chí còn có nguy cơ dung dịch này tràn cả vào phổi khi chúng ta thở.
Tuy nhiên, cơ thể con người có tính tự bảo vệ rất hiệu quả trước các mối đe dọa như thế vào ban đêm. Vì nếu không thì đa số người đã mắc bệnh vì hiện tượng "trào ngược axit" này.
Thường thì ta không có ý thức, nhưng có khi lại ho giữa lúc ngủ. Hành động ho này lại có tác dụng làm sạch các axit ra khỏi thực quản. Tiếp đó là phản ứng nuốt. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy, khi cho nước vào thực quản trong lúc bệnh nhân ngủ không làm thay đổi nhịp nuốt của người đó. Nhưng khi đưa axit vào, cử động nuốt lại xảy ra ngay lập tức.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy việc tiết nước bọt, dù có giảm vào ban đêm, lại tăng lên khi có axit xâm nhập, giúp cho axit này bị trung hòa đáng kể.
Một vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu y học là tại sao các tác động có tính chất bảo vệ dạ dày và thực quản một cách tự nhiên vào ban đêm lại gần như không xuất hiện trong cơ thể của người bị bệnh trào ngược axit? Các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị cho số bệnh nhân này hiện đã lên tới nhiều triệu người trên thế giới
TheoPNO/The American Journal of Medecine
Những thói quen xấu "có lợi" cho sức khỏe Có những thói quen tưởng chừng có hại nhưng đôi khi lại mang lại ích lợi cho sức khỏe. 1. Sự tức giận hợp lý có lợi cho huyết áp Sự tức giận khiến huyết áp tăng cao là điều ai cũng biết. Tuy nhiên một nghiên cứu của trường ĐH Carnegie Mellon phát hiện thấy, sự tức giận được phản hồi lại...