Bị xiết nợ, đại gia mất 3 biệt thự
Đại gia thủy sản Thiên Mã ở Cần Thơ vỡ nợ khi mất khả năng thanh toán hơn 500 tỷ. Gia đình ông chủ Phan Bá Tòng sắp bị một doanh nghiệp xiết nợ, lấy 3 căn nhà biệt thự.
Ngày 29/11, nguồn tin của PV, TAND quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án dân sự “đòi tài sản”, giữa nguyên đơn là Công ty CP Đầu tư Tài chính Hồng Phát (gọi tắt là Công ty Nam Việt) (trước đó có tên là Công ty CP Đầu tư Tài chính Nam Việt), tại TP. Cần Thơ và vợ chồng ‘đại gia thủy sản’ Thiên Mã – ông Phan Bá Tòng và bà Trần Thị Kim Yến.
Xiết nhà để đòi nợ
Cuối năm 2010, vợ chồng ông Tòng và bà Yến đã vay số tiền 11,2 tỷ đồng của Công ty Nam Việt.
Ngày 12/11/2010, giữa Công ty Nam Việt và ôn Tòng, bà Yến ký hợp đồng số 73 và 74, về việc “mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất”. Cụ thể một căn nhà biệt thự tại số nhà 75/35, (đường Trần Phú, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), có giá trị 5,7 tỷ đồng. Và hợp đồng 2 căn nhà khác đều tọa lạc trên đường Trần Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, có tổng giá trị 5,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thời điểm ký kết hợp đồng số 73 ông Tòng và bà Yến nhận được 5,6 tỷ đồng và hợp đồng 74 là 5,4 tỷ đồng. Mỗi hợp đồng Công ty Nam Việt giữ lại 100 triệu đồng chờ ngày chuyển quyền sở hữu nhà ở, đất ở bản gốc sẽ trả hết.
Để vay được 11 tỷ đồng, hợp đồng thỏa thuận, ông Tòng và bà Yến phải bàn giao toàn bộ tài sản đất và nhà ở trong vòng 6 tháng. Nếu kéo dài trên 180 ngày, ông Tòng và bà Yến phải chịu phạt 0,15%/ngày tức là 4,5%/tháng.
Công ty Nam Việt gọi đây là phí “mất cơ hội kinh doanh” để tính tiền lãi hàng tháng. Cụ thể mỗi tháng ông Tòng và bà Yến phải đóng tiền phí này là 418 triệu đồng. Và đến nay vợ chồng đại gia thủy sản này đã đóng nộp cho Công ty Nam Việt là 2 tỷ 500 triệu đồng tiền lãi suất hàng tháng.
Video đang HOT
Đây là hình thức cho vay lấy lãi suất cao trong khi ‘đại gia thủy sản’ Thiên Mã này đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, mất khả năng thanh toán với 5 ngân hàng và nhiều chủ nợ khác. Còn Công ty Nam Việt đang yêu cầu ông Tòng và bà Yến bàn giao 3 căn nhà theo hợp đồng trên.
Ngoài ra, theo phán quyết của tòa án quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, ông Tòng và bà Yến không chỉ bàn giao 3 căn nhà theo hợp đồng trên, mà còn phải giao tiếp tiền lãi suất hơn 3 tỷ đồng tiếp theo cho Công ty Nam Việt.
Đại gia phá sản, mất nhà
Trao đổi với PV, ông Phan Bá Tòng – GĐ Công ty chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã, thừa nhận là có vay số tiền 11 tỷ đồng của Công Nam Việt. Chúng tôi thỏa thuận thế chấp 3 ngồi nhà để đảm bảo số tiền vay trên được đảm bảo. Hàng tháng phải đóng tiền lãi suất là 3,9%/tháng và đã đóng được gần 2,6 tỷ đồng cho Công ty Nam Việt.
Ông Tòng phân bua, theo phán quyết của tòa án là phải bàn giao 3 căn nhà, ngoài ra còn phải đóng hơn 3 tỷ tiền lãi suất hàng tháng mà bên Công ty Nam Việt gọi là “phí cơ hội kinh doanh”.
“Mặc dù biết đây là hình thức cho vay nặng lãi nhưng trong thời điểm gặp khó khăn về kinh tế, phải vay và chấp nhận trả tiền lãi cao hơn lãi suất Nhà nước”- ông Tòng cho biết.
Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Côgn ty CP đầu tư tài chính Nam Việt, cho biết, chúng tôi đã làm giấy chuyển nhượng sang tên 3 miếng đất liền nhà của vợ chồng ông Phan Bá Tòng. Quá trình bàn giao nhà liền đất chậm, nên chúng tôi lấy phí “mất cơ hội kinh doanh” và đã thu được hơn 2,5 tỷ đồng.
Theo Dantri
Doanh nghiệp thủy sản khát vốn
Xây nhà máy ồ ạt dẫn đến mất cân đối cung cầu, nay lâm vào cảnh khát vốn, nợ nần chồng chất, không tiền trả lương công nhân... nhiều đại gia thủy sản đang điêu đứng.
Công ty Trường Nguyên đã được cho thuê 5 năm để chủ cũ lấy tiền trả lãi ngân hàng mỗi tháng. Ảnh: Duy Khang
Hàng chục nhà máy chế biến thủy sản mọc lên ở miền Tây mấy năm qua. Trong đó Cà Mau là nơi "nóng" nhất với 34 nhà máy chế biến tôm đông lạnh xuất khẩu có tổng công suất khoảng 300.000 tấn nguyên liệu một năm. Đặc thù của tỉnh cực Nam Tổ quốc là nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến thay vì nuôi tôm công nghiệp như Bạc Liêu, Sóc Trăng. Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), mỗi năm nông dân tỉnh này thu hoạch khoảng 130.000 tấn tôm nên không đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho hàng chục nhà máy thủy sản công suất lớn.
Thiếu nguyên liệu nên xảy ra tình trạng phá giá, tranh mua giữa các doanh nghiệp để tồn tại. Người bán cũng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua chất lượng tôm nguyên liệu, dẫn tới cảnh đối tác trả lại những kiện hàng trị giá tiền tỷ, đẩy doanh nghiệp vào cảnh khốn khó.
Đến nay chỉ có 40% nhà máy thủy sản ở Cà Mau hoạt động hiệu quả do tạm ổn về tiềm lực tài chính. Số còn lại có một nửa cực kỳ khó khăn, đứng bên vực phá sản vì thiếu nguyên liệu, nhà máy hoạt động cầm chừng, lợi nhuận không đủ trả lãi ngân hàng.
Giám đốc Công ty Thiên Mả cho biết cuối tháng này sẽ đóng cửa nhà máy Thiên Mã 3 vì không còn tiền trả lương 700 công nhân. Ảnh: Duy Khang
Thư ký CASEP Lý Văn Thuận cho biết đã có 4 doanh nghiệp thủy sản ở Cà Mau đổi chủ do kinh doanh kém hiệu quả là Công ty TNHH Chế biến và xuất nhập khẩu Việt Hải, Công ty cổ phần Thực phẩm Đại Dương, Công ty TNHH Ngọc Châu và Công ty TNHH Chế biến và xuất khẩu thủy sản Minh Châu. Trong đó, Công ty Đại Dương và Việt Hải đều có vốn điều lệ 120 tỷ đồng được một doanh nhân quê Hải Phòng nắm quyền điều hành nhưng sau khi đổi chủ vẫn chưa có dấu hiệu hồi sinh.
Tại Cần Thơ, ngoài Công ty cổ phần Thủy sản Bình An được đổi chủ vì kinh doanh thua lỗ, hiện nay Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Mã cũng đang điêu đứng với khoản nợ khoảng 560 tỷ đồng đang mất khả năng chi trả. Hiện hai nhà máy chế biến thủy sản của Thiên Mã đóng cửa vì thiếu vốn. Nhà máy còn lại là Thiên Mã 3 đang hoạt động với hình thức nhận gia công 40-50 tấn nguyên liệu mỗi ngày để duy trì công việc cho khoảng 700 công nhân.
Theo ông Phan Bá Tòng (Giám đốc Công ty Thiên Mã), nếu xảy ra tình huống xấu nhất thì công ty này mất cân đối khoảng 100 tỷ đồng. Vì vậy, Thiên Mã đang liên hệ với Công ty Mua bán nợ (Bộ Tài chính) để tái cơ cấu theo cách của Thủy sản Bình An. Mới đây, một đơn vị của Bộ Công an đã đến Công ty Thiên Mã làm việc để nắm lại tình hình nợ nần.
"Dự kiến cuối tháng này tôi đóng cửa nhà máy Thiên Mã 3 vì hết vốn để bù lỗ. Nhà máy nghỉ hoạt động đồng nghĩa với 700 công nhân mất việc nhưng mỗi tháng phải trả lương khoảng 1 tỷ đồng thì không biết lấy đâu ra tiền", ông Tòng cho biết thêm.
Công ty Vĩnh Nguyên của ông chủ trẻ Lê Tùng Huy cũng đang khát vốn. Ảnh: Duy Khang
Tại khu công nghiệp Trà Nóc 1 (TP Cần Thơ), Công ty TNHH Thủy sản Trường Nguyên và Vĩnh Nguyên của ông chủ trẻ Lê Tùng Huy cũng đang gặp khó khăn về tài chính. Ông Huy đã cho một doanh nghiệp cùng ngành thuê Công ty Trường Nguyên thời hạn 5 năm để khỏi phải trả lương hàng trăm công nhân, chi phí điện nước và hàng tháng được đối tác đồng gánh phần lãi ngân hàng.
Theo ông Huy, công ty còn lại là Vĩnh Nguyên muốn hoạt động hiệu qủa phải cần vốn nhưng vay tiền ngân hàng vào thời điểm này không dễ. Đó là chưa kể khoảng nợ trên 100 tỷ, mỗi tháng ông Huy phải trả lãi trên 1 tỷ đồng và lương công nhân, chi phí điện nước.
Một chuyên gia kinh tế nhận định không riêng gì Cần Thơ hay Cà Mau mà quy hoạch thủy sản của cả miền Tây thời gian qua thiếu sự quản lý chặt chẽ từ phía chính quyền địa phương và các ngành chức năng dẫn đến mất cân đối giữa vùng nuôi, nhà máy và thị trường. Nhiều doanh nhân không có kinh nghiệm trong ngành thủy sản cũng vay tiền đào ao nuôi tôm cá, xây nhà máy khi thấy nông dân nuôi tôm trúng mùa, bán được giá cao. Gặp năm thất mùa tôm cá, nhà máy không đủ nguyên liệu phải sản xuất cầm chừng trong khi lãi suất ngân hàng tăng nên chi phí đầu vào quá cao, không cạnh tranh được với nhiều nước lãi suất ngân hàng thấp như Thái Lan, Ấn Độ...
"Hầu hết các doanh nghiệp thủy sản hiện nay chỉ có 'một đồng vốn nhưng đến bốn đồng vay' nên sản xuất không có lãi. Nhà nước nên có chính sách đột phá về vốn để doanh nghiệp thủy có điều kiện tiếp cận vốn vay. Lãi suất ngân hàng cần xuống thấp hơn nữa để sản phẩm từ tôm, cá của Việt Nam có đủ sức cạnh tranh với thị trường thế giới", Thư ký CASEP nêu quan điểm.
Theo VNE
Hàng chục nhân khẩu đối mặt nguy cơ mất nhà ở phường Bách Khoa Sử dụng phần đất tự san lấp ao tù, cỏ dại giáp ranh ĐH Bách Khoa và ĐH Xây dựng từ năm 1992. Sau khi đường Trần Đại Nghĩa hoàn thành, 6 hộ dân sống ở đây liên tục bị ĐH Bách Khoa yêu cầu trả lại đất nhưng không có chế độ bồi thường. Là đại diện của 6 hộ dân với...