Bị xếp giáo viên hạng II, hạng III thì học trò, đồng nghiệp, phụ huynh nghĩ gì?
Thua đồng nghiệp về thứ hạng cũng không sợ bị coi thường vì đã là giáo viên ai cũng hiểu cái vụ xếp hạng kia hên xui may rủi chiếm phần nhiều.
Kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập thì câu chuyện về xếp hạng giáo viên đã trở thành đề tài nóng trên các diễn đàn giáo dục.
Ảnh minh hoạ: Nhandan.vn
Trong trường học, nhà giáo không còn sự bình đẳng với nhau mà đã bị phân cấp theo từng hạng, gồm có hạng I, hạng II, hạng III, kéo theo đó là những chênh lệch về mức lương của từng hạng.
Phân hạng giáo viên tạo ra nhiều bất công với nhà giáo
Nếu sự phân hạng thật sự đúng với năng lực của giáo viên ấy thì không có điều gì phải thắc mắc. Thầy cô ở hạng thấp phải cố gắng, nỗ lực để vươn lên thứ hạng cao.
Thế nhưng, sự phân chia theo hạng không phản ánh đúng năng lực thật của các thầy cô. Không hẳn cứ giáo viên giỏi là ở hạng cao, giáo viên non kém hơn là ở thứ hạng thấp mà hạng cao hay thấp phần nhiều phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố.
Người do đủ bằng cấp chứng chỉ được thăng hạng, người do may mắn có bằng cấp, chứng chỉ đúng thời điểm, người được hưởng lợi từ địa phương tổ chức xét lên hạng mà không tổ chức thi. Người lại có bàn tay nâng đỡ của ban giám hiệu nhà trường…
Bên cạnh đó, có những giáo viên thật sự thiệt thòi do nhiều năm địa phương không tổ chức thi cũng chẳng tổ chức xét thăng hạng. Người bị bỏ lỡ cơ hội vì lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp chưa đúng thời điểm. Người lại bị ban giám hiệu không ưa nên không cho cơ hội…
Vì thế, một thực tế hiển nhiên mà theo người viết thì bất cứ giáo viên nào cũng nhìn thấy rằng, giáo viên hạng I chưa hẳn giỏi hơn giáo viên hạng II. Giáo viên hạng III nhiều người năng lực còn vượt trội hơn hẳn những thầy cô giáo hạng II, hạng I.
Vì những điều bất cập, vô lý trên, nhiều nhà giáo đã lên tiếng. Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam là cầu nối chuyển tải những đề xuất, kiến nghị của nhiều chuyên gia giáo dục, nhiều nhà giáo có thâm niên nghề với mong muốn sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi nhận.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm ở trường phổ thông, trong đó viên chức giảng dạy bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông thì giáo viên vẫn được chia làm 3 hạng: giáo viên hạng I, II, III. Nghĩa là, việc xếp hạng giáo viên vẫn giữ nguyên như cũ.
Sự vô lý khi giáo viên cùng chung nhiệm vụ, cùng thực hiện chung chỉ tiêu chất lượng, cùng tham gia chung các hoạt động giáo dục nhưng người hạng thấp, người lại hạng cao
Khi nhà trường đưa ra chỉ tiêu chất lượng học tập, chỉ tiêu về rèn luyện, về khen thưởng…thì tất cả giáo viên trong nhà trường, bất kể hạng thấp hay hạng cao đều phải hoàn thành như nhau.
Không có chuyện giáo viên hạng cao phải thực hiện chỉ tiêu cao hơn và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả chất lượng thực tế đạt được lại rất khác nhau. Có những giáo viên hạng thấp lại đạt chỉ tiêu chất lượng cao, có nhiều học sinh giỏi đạt giải cao trong các kỳ thi tuyển học sinh giỏi, kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển đại học.
Ngược lại, có những giáo viên hạng cao nhưng lớp lại nhiều học sinh yếu, không có học sinh đạt giải ở kỳ thi học sinh giỏi, các kỳ thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp tỷ lệ đỗ không cao.
Có những giáo viên hạng thấp hơn so với nhiều đồng nghiệp nhưng lại đảm nhiệm chức tổ trưởng chuyên môn, chịu trách nhiệm ôn thi học sinh giỏi cho nhà trường mà có phân giáo viên hạng cao hơn cũng không thể đảm nhiệm.
Video đang HOT
Vì những nghịch lý trên, một số giáo viên bất mãn khi mình hơn hẳn đồng nghiệp về năng lực chuyên môn, kỹ năng đứng lớp, hơn hẳn lòng nhiệt huyết, sự tận tâm với học sinh nhưng vẫn phải xếp thứ hạng thấp hơn một số đồng nghiệp khác thua họ về mọi mặt. Dẫn đến, sự bất mãn trong giảng dạy và dễ nảy sinh cảm giác buông xuôi, mặc kệ.
Xếp hạng, thầy cô bị tổn thương
Thua đồng nghiệp về thứ hạng nhưng nếu mình thật sự giỏi cũng không sợ bị coi thường vì đã là giáo viên ai cũng hiểu cái vụ xếp hạng kia hên xui may rủi chiếm phần nhiều.
Thế nhưng, cái nhìn nghi hoặc của học sinh, sự bàn tán của phụ huynh mới làm thầy cô đau lòng và tổn thương nhiều nhất.
Đã có những trường hợp phụ huynh dè bỉu, coi thường khi con học với giáo viên hạng III và vui mừng hồ hởi khi con được học với thầy cô giáo hạng II hay hạng I mà chính họ cũng chưa biết những thầy cô giáo ấy dạy thế nào.
Có người còn muốn xin đổi lớp cho con. Có học sinh học kém cũng bị đổi thừa học với thầy cô giáo kém hơn những thầy cô giáo khác.
Những thầy cô giáo ấy chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” vì đâu thể thanh minh rằng mình đâu có thua những đồng nghiệp xếp hạng cao khác? Nếu bị hỏi lại, không thua thì sao lại bị xếp hạng thấp hơn thì biết trả lời thế nào?
Không cần xếp hạng, vẫn đánh giá nhà giáo đúng theo năng lực sở trường
Trong một trường không phải giáo viên nào cũng như nhau. Có người giỏi, cũng có người dở hơn.
Người năng lực vượt trội, nhiệt huyết tràn trề. Người lại có phần kém hơn về mọi mặt. Không thể dùng hạng giáo viên để phân chia cao thấp. Cách tốt nhất nên căn cứ vào chất lượng giảng dạy của lớp, của bộ môn thầy cô giáo ấy đảm nhận.
Cùng với đó, là sự hài lòng của học sinh, của phụ huynh và dựa vào nhiều kênh đánh giá của chuyên môn, của đồng nghiệp nhà trường.
Phân hạng không góp phần nâng cao chất lượng dạy học, gây bất công trong chính môi trường giáo dục, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của nhà giáo mà còn làm nhục ý chí phấn đấu của thầy cô.
Vì những lý do trên thì hà cớ gì Bộ Giáo dục vẫn cứ nhất quyết phân chia hạng cho giáo viên?
Những nhà giáo chúng tôi tha thiết kính mong Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy một lần lắng nghe những chia sẻ, những nỗi niềm được phản ánh từ thực tế để có những quyết định đúng đắn và hợp lòng giáo viên nhất.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Cơ hội thăng hạng vẫn mịt mù, thầy cô chuẩn bị tinh thần thi ngoại ngữ
Bộ Giáo dục đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đối với giáo viên thì tại sao không thể miễn thi Ngoại ngữ trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng?
Do những bất cập quy định trong chùm các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT về việc chuyển xếp hạng giáo viên nên suốt một thời gian dài câu chuyện về chuyển xếp hạng đã trở thành đề tài nóng hổi trên các diễn đàn giáo dục.
Nhiều người đã quên đi những thiệt thòi của những thầy cô giáo bao nhiêu năm có tấm bằng đại học, có đầy đủ các văn bằng chứng chỉ, có khá nhiều thành tích không thua gì những đồng nghiệp khác nhưng vẫn ngậm ngùi nhận mức lương trung cấp, cao đẳng từ nhiều năm nay.
Ngoại ngữ vẫn là cửa ải khó qua nhất trong kỳ thi thăng hạng giáo viên (Ảnh minh họa, nguồn: Bắc Việt, Báo Giáo dục và Thời Đại)
Những thầy cô giáo này, mới là thiệt thòi nhất và cho đến thời điểm này vẫn chưa thể biết đến khi nào các thầy cô giáo ấy mới được nhận mức lương theo văn bằng mình đã nỗ lực cả công sức và tiền bạc mới có được.
Ngày 30/11/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT Quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng, nội dung, hình thức và việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
So với quy định cũ trước đây, Thông tư mới cũng có nhiều thay đổi, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều điều bất cập đối với việc thi hoặc xét thăng hạng dẫn đến nhiều thiệt thòi cho các nhà giáo.
Cơ hội thăng hạng cho nhiều giáo viên vẫn mịt mù
Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Thông tư 34/2021/TT-BGDĐT vẫn không khác gì những quy định cũ khi yêu cầu giáo viên đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề phải có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
1. Cơ sở giáo dục có nhu cầu và được người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cử đi dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Do không có quy định cụ thể về thời gian tổ chức kỳ thi, xét thăng hạng hàng năm mà chỉ quy định khi cơ sở giáo dục có nhu cầu, cũng vì điều này, bao năm qua nhiều địa phương không tổ chức việc thi hoặc xét thăng hạng cũng không hề vi phạm gì vì họ nói rằng mình chưa có nhu cầu.
Vì thế, đã có không ít giáo viên đã tự mình đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đã có những chứng chỉ theo quy định như ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, đã tham gia đầy đủ lớp học để dự thăng hạng do địa phương mở và cũng đã làm hồ sơ đảm bảo theo đúng yêu cầu.
Tuy thế, hết năm này đến năm khác vẫn chỉ là đợi và chờ trong vô vọng. Có những giáo viên cầm bằng đại học hơn 10 năm, mức lương trung cấp đã vượt khung nhưng vẫn không được tham gia kỳ thi, xét thăng hạng.
Khoản 4, điều 3 quy định:
4. Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của hạng đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng theo quy định hiện hành về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Trường hợp giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn ngoại ngữ, tin học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về ngoại ngữ, tin học của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Trình độ ngoại ngữ vẫn là rào cản
Không phải giáo viên có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là đủ điều kiện miễn thi, cũng không phải Bộ đã bỏ 2 loại chứng chỉ này là giáo viên không phải tham gia thi như một số người vẫn nhầm tưởng. Quy định giáo viên đủ điều kiện miễn thi môn n goại ngữ, t in học theo quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 39 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì chỉ số ít thầy cô mới đáp ứng được.
Điều 9. Hình thức, nội dung và thời gian thi, Nghị định số: 115/2020/NĐ-CP nêu rõ:
c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;
Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.
Theo những quy định này, đại đa số giáo viên không đủ điều kiện được miễn thi môn ngoại ngữ, vì thế môn học này sẽ là rào cản để chặn bước thăng hạng của nhiều thầy cô giáo.
Thi Ngoại ngữ là thử thách lớn đối với nhiều giáo viên
Năm 2019, sau 4 năm chờ đợi thì tỉnh Kiên Giang cũng tổ chức cho giáo viên nơi đây tham dự kỳ thi thăng hạng. Hàng ngàn người đổ về tỉnh thuê nhà ở để ôn thi 2 ngày với một lượng kiến thức khổng lồ. Giáo viên mất tiền lệ phí thi, tiền mua tài liệu ôn thi nhưng vào thi có người không trúng một câu nào.
Một số giáo viên nơi đây cho biết, có phòng thi khi bước ra không có một giáo viên nào qua được môn ngoại ngữ nên không được vào thi những môn tiếp theo. Có phòng may mắn cũng được vài ba người đỗ nhưng chủ yếu là những giáo viên trẻ, phần đông những thầy cô giáo trên 30 tuổi rất khó khăn khi qua cửa ải này.
Trong môi trường giáo dục, mỗi môn học đều có giáo viên phụ trách riêng. Vì thế, muốn chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao, mỗi thầy cô cần đảm nhiệm tốt môn dạy của mình. Ví như giáo viên tiểu học cần nắm chắc tất cả các môn trừ môn ngoại ngữ. Giáo viên ngữ văn đâu cần phải hiểu sâu, hiểu rõ môn toán, giáo viên thể dục cũng chẳng cần nắm rõ môn Anh văn...
Vì thế lẽ ra, thi thẳng hạng giáo viên cần tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn những môn học giáo viên đang giảng dạy ở trường, cần tập trung nhiều vào những kỹ năng sư phạm, cách xử lý những tình huống sư phạm trong môi trường giáo dục.
Những thầy cô giáo nào qua được những vòng thi này, cũng sẽ giúp họ nâng cao năng lực chuyên môn trong giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Tuy nhiên, giáo viên không thể vượt qua môn thi ngoại ngữ cũng chẳng thể có cơ hội để thể hiện năng lực chuyên môn của mình. Môn thi ngoại ngữ trở nên vô cùng quan trọng nhưng lại chẳng giúp gì cho nhiều thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy của mình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên một phần cũng vì những điều trên vì vậy tại sao không thể miễn cho giáo viên 2 môn thi này trong kỳ thi thăng hạng?
Tài liệu tham khảo:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-tu-34-2021-TT-BGDDT-tieu-chuan-xet-thang-hang-chuc-danh-giao-vien-mam-non-496392.aspx
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-115-2020-ND-CP-tuyen-dung-su-dung-quan-ly-vien-chuc-453968.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Chuyển hạng xếp lương, giáo viên nháo nhác tìm kiếm công văn 1099 Cục Nhà giáo Bộ nên tập hợp tất cả những thắc mắc, những bất cập, hướng dẫn cách thực hiện cho thống nhất, tránh mỗi nơi làm mỗi khác sẽ dẫn đến việc khiếu kiện kéo dài về sau Ngay thời điểm này, các địa phương trên cả nước đang tiến hành việc chuyển xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp theo chùm...