Bị viêm âm đạo phải đốt cổ tử cung mới có con được?
Em đi khám bác sĩ phụ khoa kết luận em bị viêm âm đạo phải đốt cổ tử cung nếu không sẽ không có con được. Có phải thế không ạ?
Em cũng có dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ và viên chống viêm nhiễm. Nhưng em sợ phụ nữ có dấu hiệu có thai không nên dùng thứ ấy. Vậy nên em đã ngừng dùng rồi. Em bị chậm chu kỳ kinh so với tháng trước là 20 ngày. Trước đó em có thử que nhưng không thấy dấu hiệu có thai. Vậy là như thế nào ạ? (M. D)
Trả lời:
Video đang HOT
M. D thân mến!
Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào (nhiễm vi sinh từ ngoài) hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục. Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục như HSV, HPV, lậu, giang mai… Thường nhóm này sẽ gây những sang thương đặc hiệu trên vùng sinh dục, triệu chứng viêm âm đạo có thể điển hình hay không điển hình.
Tuy nhiên, không phải cứ bị viêm nhiễm âm đạo là phải đốt cổ tử cung như bạn nói. Ngay cả khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì cũng không phải trường hợp nào cũng được bác sĩ chỉ định đốt điện hoặc laze, bởi việc đốt sẽ làm cho cổ tử cung bị xơ cứng, khó cho việc mang thai và sinh đẻ.
Tốt nhất khi bị viêm nhiễm âm đạo, bạn nên đến chuyên khoa sản của bệnh viện để làm xét nghiệm và điều trị. Nhiều phụ nữ đang mang thai vẫn bị viêm nhiễm, trong trường hợp này không được tự ý dùng thuốc uống, bôi, đặt, mà phải được bác sỹ thăm khám, làm xét nghiệm, tư vấn và trị liệu. Viêm nhiễm trong khi mang thai rất nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi và cả sức khỏe của người mẹ nữa, vì vậy càng cần được theo dõi và điều trị kịp thời.
Có thể quá trình viêm nhiễm cũng làm cho chu kỳ kinh thay đổi bởi những tác dụng phụ của thuốc và những thay đổi của môi trường âm đạo. Để biết chính xác mức độ viêm nhiễm và tình trạng bầu bí của mình, bạn hãy đến cơ sở y tế làm các xét nghiệm nhé.
Chúc bạn hạnh phúc.
Thân ái!
Theo Alo
Huyết trắng nhiều, nên đi khám phụ khoa
Tôi bị huyết trắng khá nhiều, không ngứa, không có mùi, màu hơi vàng và dai. Tôi đi khám bác sĩ đã cho thuốc uống và đặt âm đạo nhưng vẫn không hết. Tôi bị bệnh gì và phải điều trị ra sao? Hiện tôi đã có gia đình, có con. (minhtruc123)
Trả lời:
Huyết trắng có 2 loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.
Với huyết trắng bệnh lý thường do một hoặc nhiều tác nhân gây ra: nấm, trùng roi, lậu cầu, vi khuẩn gardnerella vaginalis... gây các triệu chứng khó chịu như: nóng rát, ngứa, có mùi hôi, có thể kèm tiểu gắt, giao hợp đau...
Riêng huyết trắng sinh lý thường liên quan đến chu kỳ kinh. Vào ngày rụng trứng, thường là giữa kỳ kinh với chu kỳ 28 ngày, dịch âm đạo nhiều, trong và dai, không gây triệu chứng khó chịu gì.
Có những trường hợp như polype cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung cũng gây ra huyết trắng nhiều và không ngứa.
Với huyết trắng bệnh lý cần điều trị đúng tác nhân gây bệnh: nấm, trùng roi, lậu... bằng các loại thuốc đặc trị. Những viêm nhiễm do lây truyền qua đường tình dục cần điều trị cho cả bạn tình.
Nếu bị huyết trắng sinh lý chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm.
Với polype, viêm lộ tuyến, ung thư cần điều trị tùy vào nguyên nhân.
Bạn đã điều trị bằng thuốc uống và đặt nhưng không khỏi, cần phải khám lại để xác định nguyên nhân, từ đó việc điều trị có hiệu quả hơn.
Theo Alo
Mách bạn bí quyết để luôn khỏe ở từng độ tuổi Chăm sóc sức khỏe cũng cần được điều chỉnh theo từng độ tuổi, bởi vì ở các độ tuổi khác nhau, sức khỏe thể chất cũng như nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể cũng rất khác nhau. Nếu bạn không điều chỉnh chăm sóc sức khỏe theo từng độ tuổi thì bạn sẽ trở nên nhanh yếu hơn. 20 tuổi: Chăm sóc...