Bị ví như “show thế giới động vật”, The Lion King vẫn lăm le phần 2 nhưng Simba bị “cắt vai”?
Bom tấn The Lion King của Disney sẽ chính thức được sản xuất phần tiếp theo mặc dù không được giới chuyên môn đánh giá cao.
Thông tin chính thức từ nhiều trang báo lớn trên thế giới cho hay, Disney đang sản xuất phần 2 của bộ phim live-action đình đám The Lion King với vị trí đạo diễn được giao cho Barry Jenkins – người đã từng cầm trịch bộ phim Moonlight thắng giải Oscar.
The Lion King live-action rục rịch ra mắt phần 2?
Trong suốt thập kỷ vừa qua, “Nhà Chuột” vẫn luôn được biết đến với những bộ phim chuyển thể phiên bản người đóng của các tác phẩm hoạt hình kinh điển. The Lion King – một trong những bom tấn lớn nhất của năm 2019 mặc dù bị nhiều người chê nhạt nhẽo thì vẫn là một cú nổ tại phòng vé của Disney, mang về tận 1,657 tỉ đô với kinh phí là 260 triệu đô. Chính vì vậy, chẳng có lẽ nào ngăn cấm Disney vẽ tiếp câu chuyện sặc mùi “thế giới động vật” đã quá quen thuộc với tuổi thơ của biết bao nhiêu người.
Cùng năm 2019, một bộ phim live-action khác của Disney là Aladdin cũng mang về 1 tỉ đô doanh thu và Disney đã nhanh chóng thông báo sẽ làm ngay phần 2, nhưng không còn phụ thuộc vào hoạt hình nữa mà sẽ tự phóng tác. Như vậy, chỉ là vấn đề thời gian trước khi Disney công bố họ sẽ thực hiện phần tiếp theo cho các bom tấn hoạt hình của mình và thậm chí là xây dựng cả một vũ trụ điện ảnh riêng.
Nhân vật Simba ở phần 2 sẽ bị “cho ra chuồng gà”
Trang The Hollywood Reporter đưa tin, The Lion King 2 sẽ là một phần tiền truyện, kể về nhân vật Mufasa – người bố đã khuất của chú sư tử Simba. Hiện tại, thông tin về tiến độ sản xuất của bộ phim vẫn chưa hề được công bố.
Đạo diễn Barry Jenkins sẽ cầm trịch The Lion King 2
Một điều khiến nhiều người chú ý chính là sự tham gia của đạo diễn Barry Jenkins, vốn nổi danh với những bộ phim về các nhân vật nhỏ lẻ, chật vật và ít có tiếng nói trong xã hội như Moonlight hoặc If Beale Street Could Talk. Như vậy, The Lion King 2 sẽ trở thành bom tấn đắt tiền đầu tiên trong sự nghiệp đạo diễn của anh.
Những bộ phim sáng giá trong sự nghiệp của đạo diễn Barry Jenkins từng “càn quét” giải Oscar
Bộ phim The Lion King ra mắt năm ngoái mặc dù nhận được sự ca ngợi về kỹ xảo tân tiến thì cũng bị chê bai nhiều khi khán giả cho rằng đây chỉ là một phiên bản mới vô hồn, bắt chước y hệt bộ phim hoạt hình vốn đã quá hoàn hảo. Chính vì vậy, rất nhiều người mong đợi The Lion King 2 với kịch bản riêng cùng đạo diễn tài năng đã từng được đề cử Oscar sẽ trở thành một bộ phim hấp dẫn, đáng mong đợi hơn phần trước.
Sau thước phim live action của Disney là những người hùng đáng mến
Bất cứ một dự án nào, kể cả live action, nếu muốn thành công, thì không thể không có sự đóng góp không nhỏ của các chuyên gia, nhân viên sản xuất tham gia vào quá trình ghi hình. Và với live action nhà Disney, vai trò của các chuyên gia về ẩm thực, kiến trúc, phục trang,... càng quan trọng.
Đế chế phim hoạt hình
Có thể nói Disney là một công ti kiếm tiền rất hiệu quả tại Hollywood. Bắt đầu với phim hoạt hình, công ti phim này đã tạo nên đỉnh vinh quang của riêng mình với những cái tên như Snow White and the Seven Dwarfs (tựa Việt: Bạch Tuyết và bảy chú lùn), Pinocchio, Sleeping Beauty (tựa Việt: Công chúa ngủ trong rừng), Beauty and the Beast (tựa Việt: Giai nhân và Quái vật), The Lion King (tựa Việt: Vua Sư tử), Mulan (tựa Việt: Hoa Mộc Lan)... Và không để cho những siêu phẩm một thời của mình "về hưu" sớm, Disney tiếp tục khai thác chúng nhưng ở một diện mạo hoàn toàn khác đó là live action.
Thể loại phim live action là thể loại mà ở đó nhà làm phim sẽ từ một kịch bản phim hoạt hình gốc, phát triển nó thành một bộ phim có sự xuất hiện của "người thật việc thật". Disney đã đi nước cờ live action hết sức tài tình khi hô biến cho không ít những quân cờ cũ của mình hồi sinh và tiếp tục chiến đấu. Hẳn khó ai quên được những tựa phim như Maleficent 1 & 2 (kịch bản gốc: Sleeping Beauty), Dumbo (kịch bản gốc: Dumbo), The Lion King (kịch bản gốc: The Lion King),... đã tạo được tiếng vang lớn thế nào khi công chiếu.
Để tạo ra được một thế giới huyền ảo trong Maleficent, ekip thiết kế hiện trường đã phải sử dụng 40 trường quay khác nhau, từ căn phòng có diện tích khoảng 12m2 cho đến hiện trường có diện tích hơn 460m2.
Hình thức phim live action dễ mang đến thành công và lợi nhuận là thế, song, Disney đã phải chuẩn bị rất kĩ lưỡng để hiện thực hóa những kịch bản gốc này. Cụ thể, để có thể chuyển đổi một bộ phim từ hình thức phim 2D thành phim "sống", chúng ta cần rất nhiều chuyên gia đứng phía sau máy quay đấy. Cùng xem qua, ekip của Disney cần những "chuyên gia" gì nhé?
Những cú chao liệng trên không, những màn đánh đấm chuẩn xác luôn là thứ làm nên thành công cho những bộ phim Hollywood, bao gồm phim live action nhà Disney. Hãng phim này luôn khiến đôi mắt của khán giả phải mở to ra để tận hưởng những cảnh quay võ thuật, hành động trên màn ảnh.
Lẽ hiển nhiên, để làm được điều này, Disney đã phải chiêu mộ không ít những "chuyên gia" về lĩnh vực võ thuật và hành động để mang các cảnh hành động tưởng chừng như chỉ có trong phim hoạt hình lên màn ảnh rộng. Cụ thể, chúng ta có thể kể đến hai bộ phim live action hết sức thành công ở cảnh hành động là Maleficent (hai phần) và Mulan - bộ phim sắp được chiếu trong thời gian tới.
Với Mulan, bộ phim kể về trang anh thư của xứ Trung Hoa một thời sẽ khiến người xem đắm chìm trong sự sung sướng khi nàng Hoa Mộc Lan tung cước, xông pha đánh giặc thay cha. Để có được các cảnh quay đánh đấm này, các chuyên gia về võ thuật (hay đạo diễn hành động), đạo diễn hình ảnh (D.O.P) và Lưu Diệc Phi - người sẽ hóa thân vào vai nữ chính - đã phải làm việc ngày đêm cho những chuyển động từ rất phức tạp, tương tác với nhiều bạn diễn, cho đến những bước đi nhỏ nhất của nhân vật.
Hai phần phim Maleficent lại không chỉ dừng lại ở những pha đánh võ thường thấy. Loạt phim chứa đựng vô vàn những tình tiết kì ảo và phép thuật này cần nhiều hơn thế. Những cảnh bay, tác chiến trên không là những ví dụ. Đặc biệt, trong phần hai của series, tộc người của Maleficent đã có màn không chiến không khoan nhượng, đầy kiêu hãnh và can trường với quân đội trong cung điện. Thành quả của những cảnh quay này, ngoài đến từ cống hiến của các diễn viên, chúng ta không nên bỏ qua những đóng góp đến từ các chuyên gia về chuyển động đứng phía sau.
Đây là kết quả của quá trình sáng tạo và sự kết hợp tài tình giữa mới và cũ của các chuyên gia chuyển động. Sử dụng dây cáp để nâng người bay lên đã không còn xa lạ đối với các nhà làm phim, nhưng ở Maleficent 2, nhóm thực hiện kĩ xảo tại trường quay đã quyết định sử dụng một thiết bị có hình dạng như một cái nĩa hai răng.
Nó vừa có khả năng nâng đỡ diễn viên như dây cáp truyền thống, vừa tạo điều kiện cho diễn viên có thể thực hiện các thao tác phức tạp như xoay người 360 độ hay tư thế bay theo phương ngang như tên bắn. Nhờ đó, chúng ta đã được thấy một Angelina Jolie thả mình trên bầu trời như một tấm lụa, vô cùng nhẹ nhàng và uyển chuyển.
Cảnh ăn Spaghetti kinh điển trong Lady and the Tramp (tựa Việt: Tiểu Thư và chàng Lang Thang), chiếc váy tầng tầng lớp lớp được đính đá quý của Belle trong Beauty and the Beast, phòng dạ tiệc tráng lệ của các nàng công chúa... là ba trong một số các điểm cần được chuyển thể một cách tỉ mẩn trong phiên bản live-action của Disney. Bởi lẽ, chúng thân thuộc với người xem đến mức, chỉ cần nhà làm phim làm khác đi hay bạo gan hơn là loại bỏ đi, người xem sẽ ngay lập tức "thả" biểu cảm phẫn nộ. Vậy nên, các chuyên gia sẽ phải vào cuộc, hỗ trợ sản xuất để đảm bảo cho sự trọn vẹn về kí ức của khán giả đối với các cảnh quay, chi tiết này.
Trong bộ phim chuyển thể Lady and the Tramp (2019), đạo diễn Charlie Bean đã cân nhắc để các chú chó diễn viên tham gia vào phân cảnh không có thoại (các cảnh có thoại sẽ được kĩ xảo CGI hỗ trợ) nhằm tăng độ chân thật và gần gũi cho những thước phim. Nhưng việc quay với chó thật cũng mang lại những khó khăn nhất định. Ví dụ như phân cảnh kinh điển là Lady và Tramp cùng ăn mì Ý và sau đó hôn nhau, cả ekip đã phải đau đầu để tìm ra cách giải quyết "chuyện sợi mì".
Bộ phim gốc đã bám rễ thật sâu sắc trong một vùng kí ức quan trọng của tôi, vùng của những hoài niệm. Quả là một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ. Và dĩ nhiên là đứng ngoài dòng chảy thời gian.
Charlie Bean
Ban đầu, mọi người đã chọn phương án quay cùng sợi pasta thật, song khó khăn đã xuất hiện vì sợi mì rất dễ bị đứt và nhũn ra khi ăn. Thế là, chuyên gia ẩm thực (cũng có thể là nhân viên đạo cụ có chuyên môn về thức ăn) đã nhanh trí thay mì Ý bằng dây cam thảo được tẩm vị gà. "Sợi mì" mới mẻ này trông như mì thật, nhưng lại có độ dai và vị ngon khó tả, khiến cả hai nhân vật chính của chúng ta dễ dàng thưởng thức. Cảnh quay này phải tốn ba ngày mới được quay thành công. Nhưng rõ ràng, như chúng ta đã thấy trên màn ảnh, khoảnh khắc để đời ấy đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gợi nhắc cho các khán giả trung thành về siêu phẩm gốc của ngày xưa.
Trong bộ phim Beauty and the Beast, công sức của các chuyên gia, nghệ nhân, kiến trúc sư và nhà thiết kế là vô cùng to lớn. Các cảnh quay miêu tả ngôi làng nơi nàng Belle sinh sống, trước khi cô bước chân vào lâu đài của Beast, không được dựng hoàn toàn bằng kĩ xảo máy tính. Đoàn làm phim đã làm việc với các kiến trúc sư để dựng nên một khung cảnh có nhà cửa, công trình mang phong cách cổ điển như trong câu chuyện gốc để hình ảnh trông sắc nét và chân thật hơn, đồng thời giảm nhẹ áp lực cho khâu kĩ xảo hậu kì.
Chưa dừng lại ở đó, bộ phim này được xem là một trong những live action tiêu tốn nhiều chất xám và công sức của các nhân viên Disney nhất. Cụ thể, để có thể thực hiện cảnh quay cuối phim, khi mọi người trong tòa lâu đài được hóa giải lời nguyền, cùng nhau nhảy múa, đoàn làm phim đã cần các chuyên gia về đá ốp nhà tham gia tích cực vào khâu sản xuất. Họ đã làm nên một phòng khiêu vũ có diện tích khoảng 1.115 m2 vuông toàn cẩm thạch, đá hoa (tuy chỉ là vật liệu giả đá, song chúng trông vô cùng sang trọng và đắt tiền khi lên hình).
Hay đội ngũ thiết kế trang phục của bộ phim Beauty and the Beast đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng từng bộ quần áo cho các nhân vật tham gia buổi khiêu vũ này để họ trông đồng đều và hòa hợp với nhau. Nhân nói về chuyện trang phục, chiếc váy của Belle cũng là cả một công trình do ekip phục trang thực hiện. Đứng trước yêu cầu phải mang đến một bộ đầm khiêu vũ tương tự như trong bản gốc, các nhà thiết kế của chúng ta đã chọn cách đính hơn 2000 viên pha lê Swarovski lên váy để tạo cảm giác bồng bềnh, lả lướt cho nàng Belle khi khiêu vũ, như chính những gì diễn ra trong phiên bản gốc.
các bộ trang phục xuất hiện ở cảnh khiêu vũ này được tính toán, may đo riêng cho từng nhân vật để tạo nên một tổng thể hài hòa.
ở hạng mục Thiết kế phục trang đẹp nhất (Best Achievement in Costume Design) và Thiết kế bối cảnh đẹp nhất (Best Achievement in Production Design) đã chứng minh được mức độ đầu tư của ekip thực hiện Beauty and The Beast cho những chi tiết trong phim của mình.
Hover Box Element
Hơn 2000
viên pha lê Swarovski đã được đính kết tỉ mỉ lên chiếc váy của Emma Watson.
Hầu hết phim hoạt hình của Disney đều có sự xuất hiện của các vật dụng, con vật biết nói. Vì thế, khi chúng được chuyển thể thành phim, ekip sản xuất sẽ phải nghĩ ra không ít phương án để giải quyết vấn đề khó nhằn này. Cùng xem thử ekip của The Jungle Book, The Lion King - hai bộ live action có cốt truyện xoay quanh đời sống của loài thú - đã có những quyết sách gì nhé!
Họ đã cần sự hỗ trợ không nhỏ của các chuyên gia về động vật để đảm bảo độ chính xác cao khi dùng CGI tạo ra chúng. Một ví dụ điển hình cho sự can thiệp kịp thời và khôn ngoan của chuyên gia về động vật chính là sự điều chỉnh cho chú khỉ đầu chó Rafiki trong The Lion King (2019). Ở phiên bản hoạt hình năm 1994, chúng ta không thể không nhắc đến chính là cảnh Rafiki đứng bằng hai chân trên mũi Pride Rock và nhấc bổng Simba lên cao trước sự chứng kiến của các thần dân trong vương quốc. Thực tế loài khỉ đầu chó không thể thực hiện động tác này. Vì vậy, ở phần phim chuyển thể, các chuyên gia về động vật đã đề nghị cho Rafiki ngồi khi bế Simba. Đây được xem là một trong những chi tiết sửa đổi được đánh giá cao của đoàn làm phim.
Sâu sắc hơn, các nhân vật khi được "live action" sẽ phải trải qua công đoạn chụp hình và xây dựng cơ thể theo từng lớp, bắt đầu từ xương, cơ đến da và cuối cùng là lớp lông bên ngoài. Từ khung xương, các nhà làm kĩ xảo sẽ tạo thành những cử động cơ bản nhất của nhân vật. Đối với các đối tượng là động vật, họ phải tham khảo thêm kiến thức về các tập tính đặc trưng của từng loài để đảm bảo tính chính xác và khu biệt chúng với các loài khác.
Trên đây là những giai đoạn mà các nhân viên kĩ xảo phải thực hiện nhằm tạo ra Shere Khan trong The Jungle Book .
Sau khi mô phỏng được các hành động, cử chỉ, phần tiếp theo chính là đắp cơ. Phần cơ có vai trò đặc biệt quan trọng chính là phần cơ trên khuôn mặt. Đối với các nhân vật động vật có thoại như Bagheera ( The Jungle Book), hay Simba ( The Lion King),... phần khuôn mặt nhân vật sẽ có sự kết hợp giữa hai nhóm cơ: nhóm cơ làm nên những đặc trưng của loài và các cơ của con người được ghép thêm vào để các cảnh thoại thêm phần sinh động và chân thực.
Mức độ chỉn chu của các cảnh quay được nhà Chuột nâng lên một tầm cao mới khi ngay cả hô hấp của nhân vật cũng được chỉnh sửa sao cho phần lấy và nhả hơi ở thời điểm nói chuyện khớp nhau hoàn toàn. Không chỉ vậy, để tránh việc khán giả tập trung quá nhiều vào phần miệng nhân vật vào thời điểm thoại, phần đầu của các con thú sẽ được bố trí ở những góc khuất hay dịch chuyển nhiều khi nói để tạo được sự tự nhiên, tránh cho khán giả cảm giác giả tạo.
Sự đóng góp thầm lặng
Quả thật, thành công của một bộ phim không thể chỉ tính bằng sự đóng góp của các diễn viên lẫy lừng hay sự dẫn dắt của một vị đạo diễn tài ba. Thành công của bộ phim đến từ sự hợp tác nhịp nhàng giữa các bộ phận trong ekip và cả sự hi sinh thầm lặng của các nhân sự chỉ xuất hiện ở phần chữ giới thiệu sau khi phim kết thúc.
Những cống hiến của họ có ý nghĩa rất lớn đối với các cảnh quay và diễn viên chính. Như đã thấy trong bài viết này, Angelina Jolie sẽ không thể bay lượn như một vị tiên tài phép nếu không có các đạo diễn về chuyển động, nhân viên hậu cần hỗ trợ. Belle cũng khó có thể trở thành giai nhân tuyệt sắc giữa một cung điện bề thế nếu không có sự góp công không nề hà khó khăn của các nhân viên trong tổ thiết kế cảnh quay và phục trang. Sẽ còn rất nhiều những đóng góp to lớn nhưng chỉ đổi lại bằng một dòng chữ bé nhỏ chạy lên giữa nền đen, sau khi phim chiếu xong ở các dự án điện ảnh đình đám của Disney.
Bộ phim live-action nhọ nhất của Disney - 'Mulan' có thể tiếp tục bị dời lịch chiếu Disney có thể sẽ rời lịch phát hành Mulan live-action một lần nữa vì đại dịch COVID-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn trên đất Mỹ, Trailer Mulan Giống như mọi hãng phim khác ở Hollywood, Disney đã phải điều chỉnh kế hoạch ra mắt phim trong năm 2020 vì đại dịch COVID-19. Cụ thể, khi các rạp chiếu ngừng hoạt động vào...