Bị ve chó chui vào lỗ tai, cậu bé suýt bị thủng màng nhĩ
Cậu bé 9 tuổi (ở New Haven, Connecticut, Mỹ) cảm thấy khó chịu và lùng bùng lỗ tai phải hơn ba ngày qua.
Ve chó suýt làm thủng màng nhĩ của cậu bé 9 tuổi – ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Qua kiểm tra, các bác sĩ phát hiện một ve chó đang cắm sâu cái đầu của nó vào trong màng nhĩ để ăn. Loài vật này rất nhỏ, chúng thường thích cắn và ăn phần ấm và ẩm trên cơ thể, chẳng hạn như tóc, ở nách và háng.
Lọt vào tai để ăn màng nhĩ thì rất hiếm, theo bác sĩ ở New Haven nói trên Daily Mail ngày 2.5.
Trong trường hợp của cậu bé, các bác sĩ phải phẫu thuật để lấy con ve chó đã cắm sâu vào màng nhĩ ra. Trước đó, họ đã sử dụng kính vi phẫu để lấy ve chó ra nhưng không thành công.
Việc thực hiện không dễ dàng vì phải thật cẩn thận và không để sót lại một bộ phận nào của ve chó trong tai đế tránh nhiễm khuẩn, theo Daily Mail.
Những con ve chó này thường mang vi khuẩn tularemia và gây nhiễm khuẩn ở các hạch, mắt, da và phổi. Bị nhiễm vi khuẩn này, người bệnh thường có cảm giác như cúm, nhưng bệnh này nguy hiểm đến mạng sống hơn.
Một tháng sau khi được lấy con ve chó ra và cho uống thuốc điều trị thêm, cậu bé đã khỏe lại và màng nhĩ cũng không còn cảm thấy lùng bùng, theo Daily Mail.
Video đang HOT
Theo Thanh niên
Lắng nghe ngay chuyên gia tai - mũi - họng giải đáp cách làm sạch và lấy ráy tai cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất, cha mẹ đừng nên bỏ qua nhé
Nhiều cha mẹ thường lo lắng việc lấy ráy tai cho con sai cách có thể khiến màng nhĩ của trẻ bị tổn thương nặng nề. Nếu còn đang băn khoăn về vấn đề này thì cha mẹ đừng bỏ qua những lời khuyên bổ ích dưới đây của chuyên gia nhé.
Vệ sinh tai của trẻ là một công việc khó khăn. Một người mẹ luôn dễ dàng bị "cám dỗ" để vệ sinh tai cho con, khi thấy ráy tai bao quanh. Tuy nhiên, vệ sinh và lấy ráy cho trẻ sao cho đảm bảo yếu tố vệ sinh và an toàn thì nhiều mẹ vẫn còn tỏ ra khá lóng ngóng và chỉ thực hiện theo cảm tính.
Liên quan đến vấn đề vệ sinh tai, cách lấy ráy tai cho trẻ sao cho an toàn, rất nhiều bậc cha mẹ đã đặt ra vô số câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp chuyên sâu. Tự chung lại có 6 vấn đề chính, chuyên gia, bác sĩ Lynne Lim-chuyên gia tư vấn chuyên khoa Tai-mũi-họng, bác sĩ phẫu thuật chấn thương Đầu-Cổ của Trung tâm Y tế Mount Elizabeth (Singapore) sẽ cung cấp những thông tin đáng lưu ý như sau:
Bác sĩ Lynne Lim-chuyên gia tư vấn khoa Tai-mũi-họng, bác sĩ phẫu thuật chấn thương Đầu-Cổ của Trung tâm Y tế Mount Elizabet (Singapore)
Ráy tai giúp bảo vệ tai của các bé khỏi bụi bẩn và nhiễm trùng hay chỉ đơn thuần là chất thải cần làm sạch?
Bà Lim giải thích ráy tai nằm ở ống tai ngoài, do một loại chất nhờn giống như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn lẫn với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành. Một số người cho rằng ráy tai là chất thải bẩn của cơ thể và cần được làm sạch, nhưng không hẳn vậy. Ráy tai đóng vai trò như 1 vệ sĩ bảo vệ tai, có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, côn trùng xâm nhập vào tai, bảo vệ màng nhĩ và bôi trơn ống tai. Nhưng do cấu trúc của tai là hẹp và nhiều nếp gấp quanh nên ráy tai dễ bị đọng lại. Tai đọng nhiều ráy sẽ khiến bé bị giảm thính lực (khả năng nghe kém), đau tai, chóng mặt, ù tai thậm chí là nhiễm trùng.
Ráy tai đóng vai trò như 1 vệ sĩ bảo vệ tai (Ảnh minh họa)
Phân biệt ráy khô và ráy dầu (ráy ướt)
Theo bác sĩ Lim, ráy khô hay ráy ướt là do yếu tố di truyền quyết định. Nếu bạn là người châu Á hoặc người Mỹ bản địa thì khả năng ráy tai của bạn là ráy khô, có màu vàng. Nếu bạn là người gốc Phi và châu Âu có nhiều khả năng ráy tai có màu nâu sậm và là ráy ướt.
Mẹ có nên lấy ráy tai cho trẻ?
Thông thường, ráy tai di chuyển từ màng nhĩ ra đến ống tai ngoài và được thải ra ngoài 1 cách tự nhiên. Khi bé nhai thức ăn, lắc đầu, chạy nhảy thì các hoạt động này cũng thúc đẩy ráy tai tự trôi ra ngoài và bé thường không có cảm giác gì. Bà Lim cho hay: "Tôi hay nói với các bệnh nhân của tôi là tôi cũng có con gái đang ở độ tuổi dậy thì, nhưng tôi không bao giờ soi tai của bé mặc dù tôi có đầy đủ các thiết bị y tế giúp bé lấy sạch ráy tai dễ dàng. Thực ra phụ huynh chỉ cần quan tâm xem ráy tai có bị đọng quá nhiều và gây ảnh hưởng đến tai và khả năng nghe của bé hay không thôi, lúc đấy mới cần bác sĩ can thiệp".
Mẹ chỉ cần quan tâm xem ráy tai có bị đọng quá nhiều và gây ảnh hưởng đến tai và khả năng nghe của bé hay không (Ảnh minh họa)
Các bác sĩ chuyên khoa lấy ráy tai cho trẻ như thế nào?
Thông thường mọi người sẽ dùng nước để làm mềm ráy tai rồi lấy ráy ra. Còn các bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng sẽ sử dụng kính hiển vi để soi tai, dùng những chiếc kẹp bé xíu như cái sừng ngựa để thao tác lấy ráy tai ra ngoài. Một số phụ huynh cho rằng tai bị ù, đau là do ráy tai gây ra, nhưng thực ra ráy tai thường ít gây ra triệu chứng gì, cha mẹ cần xem xét các yếu tố gây bệnh khác như trẻ bị viêm tai giữa hay nhiễm trùng ống tai ngoài hay không. Dị ứng mũi, bệnh xoang hoặc cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ù tai, đau tai, nghe kém.
Các cách vệ sinh, lấy ráy tai cho trẻ an toàn
Nếu ráy tai khô, cứng, mẹ có thể làm mềm nó bằng cách cho từ 3-5 giọt dầu khoáng hoặc hydrogen peroxide trong 3-5 ngày. Hiệu thuốc cũng có bán theo đơn các loại thuốc giúp làm sạch ráy tai. Tuy nhiên, với các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ thì mẹ cần kiểm tra chắc chắn xem tai bé có bị thủng hay vết thương gì trong tai hay không.
Mẹ có thể thực hiện lấy ráy cho con tại nhà như sau: Kéo tai nhẹ nhàng lên xuống sau đó bơm nước ấm nhẹ nhàng vào ống tai để ráy tai trôi ra, chú ý nước ấm vừa phải và bơm nhẹ tránh làm tổn thương màng nhĩ. Tuy nhiên vì không thể nhìn thấy cấu trúc tai bên trong nên nguy cơ gây tổn thương ống tai vẫn có thể xảy ra. Tổ chức FDA-Hoa Kỳ cũng cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến tai như nhiễm trùng, thủng màng nhĩ, trầy xước và khuyến cáo cha mẹ không nên tự ý lấy ráy tai cho trẻ.
Vì không thể nhìn thấy cấu trúc tai bên trong nên nguy cơ gây tổn thương ống tai của trẻ vẫn có thể xảy ra (Ảnh minh họa)
Những lưu ý với các bé thường xuyên đi bơi, tai tiếp xúc nhiều với nước
Mẹ không nên cho trẻ đi bơi trong nguồn nước bẩn hoặc bé đang bị ốm, viêm tai vì có thể lây cho người khác. Trẻ đi bơi thường xuyên, tai dính nhiều nước và tiếp xúc với nguồn nước bẩn có thể gây bệnh cho tai. Tốt nhất mẹ nên trang bị cho trẻ mũ chụp tai khi đi bơi, sau khi bơi xong thì nhắc trẻ lắc đầu, vảy tai cho ráo nước. nếu bé không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng như thủng tai thì có thể dùng axit axetic hoặc hỗn hợp rượu isopropyl và dấm trắng để làm khô tai. Nếu bé bị nhiễm trùng tai và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được bác sĩ chuyên khoa làm sạch tai, kê thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
Nguồn: Parent
Nhiều ráy tai có đáng lo? Cháu trai tôi có rất nhiều ráy tai. Cháu hay khó chịu, ngoáy tay vào tai vì ngứa ngáy. Xin hỏi nhiều ráy tai có phải là vấn đề cần đến khám bác sĩ? Ảnh minh họa Bác sĩ trả lời: Bình thường, tai sẽ tiết ra một loại chất được gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô, ướt hoặc cứng....