Bị ung thư có đau không?
Ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm. Người nhà bệnh nhân luôn rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Liệu bệnh nhân bị ung thư cón đau đớn không? Hãy cùng Phụ nữ Today giải đáp thắc mắc này nhé!
Đau trong ung thư có thể chia thành bốn nguyên nhân chính:
Đau do khối ung thư ăn vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn (75 – 80 %)
Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ , điều trị bằng hóa chất (15-19%)
Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết …
Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể (ví dụ: đau ruột thừa đi khám và tình cờ phát hiện ung thư thận, …).
Đau trong ung thư có mấy loại?
Theo cơ chế gây đau, có thể phân chia thành 3 loại đau trong ung thư:
Đau do tổn thương: xảy ra khi có một kích thích gây tổn thương ở vùng ngoại vi. Kiểu đau này rất hay gặp, nó liên quan đến sự ăn (thâm nhiễm) các tổ chức, cơ quan xung quanh của khối u.
Đau thường khu trú ở vùng có khối u và bệnh nhân thường có cảm giác đau khi khối u đang lớn lênĐau do nguyên nhân thần kinh: do khối u lớn lên và chèn ép vào thần kinh. Khối u có thể ăn vào (thâm nhiễm) hoặc chèn ép thân, rễ, hay một bó các sợi thần kinh.
Đau kiểu này là do các dây thần kinh đảm nhiệm về dẫn truyền cảm giác bị tổn thương và đau kiểu này cũng thường là hậu quả của quá trình điều trị ung thư (phẫu thuật, điều trị tia xạ, điều trị hóa chất)
Video đang HOT
Đau do nguyên nhân tâm lý: Đây là loại đau dễ bị bỏ quên trong quá trình chăm sóc bệnh nhân và đôi khi rất khó nhận biết tác động của các cơ chế gây đau ảnh hưởng lên nhau.
Đối với người bị ung thư, để điều trị đau hiệu quả thì sự chia sẻ, động viên, thông cảm của những người xung quanh rất quan trọng. Việc gặp chuyên gia tâm lý hay bác sỹ tâm lý có thể giúp bệnh nhân tìm cách vượt qua cú sốc, chấp nhận có bệnh và hợp tác với các bác sỹ trong quá trình điều trị ung thư cũng như điều trị đau.
Vì sao người bệnh ung thư lại đau đớn?
Nếu ở giai đoạn sớm, ung thư thường chưa gây đau. Ở giai đoạn muộn hơn, trên 70% bệnh nhân bị các bệnh ung thư có biểu hiện đau đớn, tỷ lệ này ở giai đoạn cuối là hơn 90%. Việc giảm và cắt cơn đau là mong muốn của bệnh nhân, thân nhân cũng như mục đích của các bác sĩ. Với các bệnh nhân ung thư, mức độ đau đớn cũng tỷ lệ thuận với tiên lượng của bệnh.
Các nguyên nhân gây đau rong ung thư
Đau do khối ung thư chèn ép vào các tổ chức xung quanh khối u hoặc ở xa khi đã có di căn (75 – 80 %).Đau do quá trình điều trị: mổ cắt bỏ khối u, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng hóa chất (15-19%).Đau do các thủ thuật xét nghiệm chẩn đoán: lấy máu làm xét nghiệm, nội soi, sinh thiết…Đau không liên quan đến ung thư: đau ở một cơ quan hay một bộ phận cơ thể, vì lý do này nên bệnh nhân đi khám, tình cờ lại phát hiện ra ung thư ở một cơ quan hay bộ phận khác của cơ thể
Hội chứng đau trong bệnh ung thư được phân ra ba loại: đau thực thể, đau các nội tạng và đau do căn nguyên thần kinh. Các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh ung thư cũng có thể gây đau.
Đau thực thể. Đau ở đây là do khối u xâm lấn, chèn ép vào các tổ chức cơ quan tại chỗ, bên cạnh hoặc ở nơi khối u di căn đến. Sự chèn ép này bản thân đã gây ra đau do kích thích các thụ cảm thể áp lực, đồng thời gây chèn ép tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm cùng với sự giải tỏa của các chất hóa học hướng viêm gây ra sự kích thích liên tục cho cảm thụ quan hóa học và làm cơn đau nặng hơn, đều đặn hơn.
Làm gì để bớt đau đớn do ung thư
Chẩn đoán ung thư không phải là mọi thứ kết thúc. Ung thư là một tình trạng bệnh mãn tính giống như các bệnh mãn tính thông thường khác như bệnh về hệ tim mạch, hô hấp, chuyển hóa. Đau do ung thư hoàn toàn có thể kiểm soát.
Đau trên con người có tính cá thể. Việc điều trị đau đối với mỗi cá thể là khác nhau. Một phác đồ điều trị hiệu quả với người này, nhưng lại không có tác dụng gì với người kia. Vì vậy, việc dùng từ ngữ để mô tả cụ thể chính xác cảm giác đau là vô cùng quan trọng, điều này cùng với việc khám bệnh kỹ lưỡng sẽ giúp bác sỹ tìm ra được nguyên nhân gây đau và có kế hoạch điều trị phù hợp. Hãy trả lời 5 câu hỏi chính sau:
1. Đau như thế nào: như kiến đốt, như dao cứa, như bị bỏng, như bị điện giật?
Đau ở đâu: ở một vị trí nào, lan ra đâu?
3. Đau xuất hiện như thế nào: từ từ hay đột ngột?
4. Điều gì giúp giảm đau: xoa bóp, thay đổi tư thế, nóng, lạnh?
5. Tần suất xuất hiện: liên tục, đau ngắt quãng?
Không nên ngần ngại hay trì hoãn việc nói với bác sỹ điều trị của bạn rằng bạn bị đau. Đau được điều trị sớm chừng nào thì việc kiểm soát được đau càng dễ đạt được hiệu quả chừng đó.
Trong bất kỳ giai đoạn bệnh nào của ung thư, người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, viêm loét, nhiễm khuẩn… và đau. Đau càng làm cho tình trạng bệnh tật thêm nặng nề do ảnh hưởng lên cả cơ thể lẫn tâm lý.
Rất nhiều người bệnh ung thư sợ bị phụ thuộc hay nghiện thuốc điều trị đau đẫn đến tâm lý không dám hỏi bác sỹ hay yêu cầu được giúp đỡ đến nơi đến chốn hoặc không tuân thủ liệu trình điều trị đau thích hợp hoặc bỏ thuốc,…,tất cả những lý do này dẫn đến tình trạng đau ngày một nặng hơn và rất khó kiểm soát đau nếu can thiệp điều trị đau muộn. Câu trả lời là rất hiếm người bị nghiện thuốc giảm đau, điều quan trọng nhất và tiên quyết là đau cần được điều trị hiệu quả ngay từ khi mới xuất hiện.
Nếu bệnh nhân ung thư bị đau thì cần thiết nói với bác sỹ hoặc y tá giúp bạn. Ngày nay, sự hiểu biết sâu về sinh lý bệnh của đau cùng với sự phát triển của nhiều phương pháp giảm đau khác nhau, dựa trên cơ chế bệnh của Đau, đã giúp ích cho công việc của các bác sỹ thuận lợi hơn vì có nhiều lựa chọn. Vì vậy giúp giảm được gánh nặng đau đớn mà bệnh nhân ung thư phải chịu đựng.
Những can thiệp không dùng thuốc, dùng thuốc giảm đau đa mô thức, những thủ thuật can thiệp nhằm giảm đau như phong bế thần kinh hay đặt buồng tiêm để truyền thuốc giảm đau vào khoang ngoài màng cứng…sẽ được cân nhắc và chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhân ung thư. Bác sỹđiều trị đau sẽ có liệu trình điều trị đau phù hợp với mỗi người trong mỗi giai đoạn của bệnh ung thư.
Theo www.phunutoday.vn
Thiếu nữ cắt bỏ "núi đôi" vì sợ ung thư di căn
Dù tuổi xuân phơi phới, nhưng không ít cô gái trẻ mới 20, 21 tuổi đã "nằng nặc" đòi cắt bỏ "núi đôi" vì sợ ung thư di căn. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, các kỹ thuật hiện đại ngày nay có thể giúp cắt bỏ khối u triệt để mà vẫn bảo tồn được vẻ đẹp nữ tính cho chị em.
Có nhiều cách bảo tồn ngực
Bác sĩ Nguyễn Minh Khánh (khoa Ngoại vú - Bệnh viện K T.Ư) cho biết đã gặp nhiều bệnh nhân phải cắt bỏ vú khi tuổi còn trẻ, thậm chí cả cô gái mới hơn 20 tuổi, chưa chồng. Như năm 2016, cả khoa đã có tiếp nhận hơn 2.400 lượt bệnh nhân điều trị. Đáng lưu ý, hầu hết các bệnh nhân đều "nằng nặc" xin cắt hết tuyến vú, mặc dù các bác sĩ khuyến cáo chỉ cần cắt một phần, bảo tồn được vẻ đẹp tự nhiên cho chị em.
Tầm soát ung thư vú tại Bệnh viện K Trung ương. Ảnh: Diệu Linh
Chị em cần tăng cường vận động, tránh béo phì, tăng cường ăn rau xanh, chất xơ, hạn chế ăn mỡ động vật, đồng thời đi khám định kỳ tuyến vú để được chẩn đoán sớm. Tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú sẽ lên đến 80 - 90% nếu phát hiện ở giai đoạn đầu". PGS Trần Văn Thuấn
"Điều này có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh muộn, khối u to hoặc di căn lan tỏa nên phải cắt bỏ vú. Điều nữa là do ngực của phụ nữ Việt Nam khá bé, vì thế, khối u dù chưa lớn cũng đã chiếm gần hết diện tích vú nên phải cắt bỏ đa số tuyến vú. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác là tâm lý của bệnh nhân sợ nếu chỉ phẫu thuật loại bỏ khối u thì sẽ không "triệt tận gốc" tế bào ác nên yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ vú, dù bác sĩ khuyến cáo là chỉ nên phẫu thuật một phần" - bác sĩ Quang cho biết.
Theo bác sĩ Quang, dù số ca cắt bỏ vú nhiều nhưng bệnh viện cũng có nhiều kỹ thuật để tạo ngực thẩm mỹ cho bệnh nhân như dùng mô mỡ, da bụng hoặc cơ lưng to lên đắp ngực, đặt túi silicon...
Theo PGS-TS Trần Văn Thuấn - Giám đốc Bệnh viện K T.Ư, thường chị em sau mổ hết sức tự ti, áo dụng nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng sống cho phụ nữ ung thư vú. "Đối với trường hợp phát hiện sớm ung thư vú chúng tôi dùng hóa chất để thu nhỏ khối u lại sau đó chỉ mổ trích khối u, thay vì cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Thứ 2 là cắt vú kết hợp với vét hạch di căn chứ không vét hạch toàn bộ tuyến vú. Điều này sẽ hạn chế các biến chứng to tay, phù nề, hạn chế vận động tay cổ của chị em sau khi bị cắt bỏ vú và vét hạch. Thứ 3 là áp dụng mổ tạo hình, sau khi cắt bỏ tuyến vú thì có thể tạo hình bằng cơ lưng, cơ bụng hoặc silicon nhân tạo" - PGS Thuấn cho biết.
Ngoài ra, theo PGS Thuấn, kỹ thuật xạ trị hiện nay cũng có khả năng đưa tia xạ tới trúng đích hơn, chỉ diệt tế bào ác tính, tránh các tác dụng phụ với các tế bào.
Ung thư vú Việt Nam đang trẻ hóa
PGS Thuấn cho biết, đối với các nước, "đỉnh cao" mắc ung thư vú thường là 60-65 tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì "đỉnh" chỉ 40-50 tuổi, tức là trẻ hơn nhiều so với các nước khác và ngày càng trẻ hơn. Thậm chí, các bác sĩ đã gặp trường hợp chỉ 20-21 đã bị ung thư vú.
PGS Thuấn cũng cho biết, ung thư vú nói riêng và ung thư nói chung cũng đang có xu hướng gia tăng và đang trở thành gánh nặng cho nhiều gia đình, xã hội. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,7 triệu ca ung thư vú mới, chiếm khoảng 12% tổng số ca mắc mới và 25% tổng số ung thư ở phụ nữ. Còn tại Việt Nam, ung thư vú là loại ung thư có tỷ lệ mắc mới cao nhất ở phụ nữ. Theo số liệu năm 2010, ước tính có khoảng 28,1 ca ung thư vú/100.000 phụ nữ.
PGS Thuấn cảnh báo, chị em nên thường xuyên tự kiểm tra ngực, nhìn, sờ để phát hiện màu sắc, khối u bất thường, tốt nhất là sau sạch kinh 5 ngày. Chị em cũng nên đi khám định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa sản, chuyên khoa ung thư tư vấn, khám lâm sàng và chụp nhũ ảnh để tầm soát ung thư vú. "Ở nước ngoài, họ thường tư vấn phụ nữ nên chụp tuyến vú sau tuổi 45 nhưng ở Việt Nam do xu thế trẻ hóa ung thư vú, nên chúng tôi khuyến cáo, phụ nữ nên tầm soát sau tuổi 40" - PGS Thuấn nói.
Theo các chuyên gia, phụ nữ không nên dùng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết thường xuyên là lâu hơn 10 năm. Các thuốc này có tác động đến nội tiết có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra, những người thân của người bệnh ung thư vú, đặc biệt là mẹ, con gái hoặc chị em gái nên đi khám để tầm soát ung thư vú. Bởi lẽ, ung thư vú có khoảng 15% nguyên nhân do yếu tố gia đình. Người có họ hàng mắc ung thư vú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 4-6 lần người không có họ hàng mắc ung thư vú.
Theo Danviet
Socola đen - thần dược chữa nhiều bệnh nguy hiểm Theo một nghiên cứu gần đây của Mỹ, socola đen có tác dụng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi các căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim, ung thư... Nhưng chỉ loại socola đen có trên 70% cacao mới có tác dụng này vì thế hãy cùng Khoẻ và đẹp thường xuyên mua socola cho bữa ăn vặt của gia đình nhé....