Bị u não, người mẹ 57 tuổi vẫn sinh con khỏe mạnh
Khi mất đứa con gái do bệnh u não, bà Barbara Higgins và chồng rất đau buồn. Họ muốn có thêm đứa con nữa nhưng gặp nhiều khó khăn. Sau nhiều năm cố gắng, bà Barbara cuối cùng đã mang thai và sinh con ở tuổi 57.
Bà Barbara Higgins đã sinh con khỏe mạnh dù đã 57 tuổi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bà Barbara và chồng là ông Kenny Banzhoff sống ở thành phố Concord, bang New Hampshire (Mỹ). Vào năm 2016, họ đã chịu cú sốc lớn khi mất đứa con gái Moll, 13 tuổi, theo Fox News.
Cô bé qua đời vì bệnh u não. Tuy nhiên, họ vẫn còn một đứa con gái khác là chị của Moll. Những năm gần đây, cặp vợ chồng này muốn sinh thêm con.
Vì không thể thụ thai theo cách tự nhiên nên họ đã tìm đến một phòng khám ở thành phố Boston để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. May mắn là bà Barbara đã mang thai.
Video đang HOT
Tuy nhiên, niềm vui kéo dài chưa bao lâu thì bà phát hiện mình mắc một khối u não. Ca phẫu thuật thành công giúp bà loại bỏ được khối u.
Bà Barbara rất mê chạy bộ và từng là giáo viên thể dục ở một trường trung học. Sau phẫu thuật, bà phục hồi và sớm quay lại tập luyện. Hình thức bà tập là nâng tạ chứ không phải chạy bộ.
Sau nhiều tháng cố gắng, bà Barbara đã mang thai và sinh được bé trai Jack vào ngày 27.3. Cậu bé bặng 2,75 kg.
“Tôi thực sự đã sợ và lo lắng nhưng tôi cũng rất phấn khích, bà Barbara chia sẻ.
Hiện tại, người phụ nữ lớn tuổi nhất từng sinh con được Sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là bà Maria del Carmen Bousada Lara ở Tây Ban Nha. Bà đã sinh thành công cặp song sinh vào năm 2006, theo Fox News.
Trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển nhỉnh hơn so với phôi tươi
Kết quả theo dõi sự phát triển của gần 300 trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm qua nhiều năm cho thấy trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển tương đương hoặc tốt hơn trẻ sinh ra từ phôi tươi sau thụ tinh trong ống nghiệm.
Ảnh minh họa: ĐQ
Đây là nghiên cứu do nhóm nghiên cứu bao gồm các bác sĩ Bệnh viện Mỹ Đức, các chuyên gia từ Bộ môn Phụ Sản và Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TPHCM. Ngoài ra, còn có sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế từ Đại học Adelaide và Đại học Monash (Úc). Đây cũng là nghiên cứu lớn nhất và đáng tin cậy nhất trên thế giới cho đến nay về vấn đề này.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã theo dõi gần 300 trường hợp trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm, bao gồm các trẻ sinh ra từ 2 nhóm: phôi tươi và phôi đông lạnh, từ lúc sinh đến khoảng 3 tuổi. Các tác giả sử dụng bộ câu hỏi sàng lọc ASQ-3 để đánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ vào độ tuổi khoảng trên dưới 3 tuổi.
Kết quả cho thấy, nói chung, trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh có sự phát triển nhỉnh hơn so với trẻ sinh ra từ phôi tươi. Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết các chỉ số đánh giá trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và trẻ sinh ra từ phôi tươi, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt là không đáng kể.
Theo nhóm nghiên cứu, thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện thành công trên thế giới từ năm 1978. Hầu hết các nghiên cứu theo dõi sự phát triển của các trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm nói chung (phôi tươi và phôi đông lạnh) cho đến nay đều thấy cho kết quả là không khác biệt so với trẻ bình thường.
Gần đây, khuynh hướng chuyển phôi đông lạnh đang thay thế dần chuyển phôi tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm do nhiều báo cáo trên thế giới cho thấy chuyển phôi đông lạnh có kết quả bằng hoặc tốt hơn so với chuyển phôi tươi. Chuyển phôi đông lạnh cũng cho kết quả an toàn hơn cho bà mẹ và bé cho đến lúc sinh, với đa số các trường hợp.
Tuy nhiên, cho đến nay, rất ít nghiên cứu so sánh sự phát triển sau sinh của các trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và phôi tươi. Nghiên cứu của nhóm tác giả Bệnh viện Mỹ Đức là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới với số trẻ được theo dõi lớn và phương pháp đáng tin cậy.
Nghiên cứu cung cấp kiến thức mới về sự phát triển của trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh và góp phần chứng minh việc chuyển phôi đông lạnh sau khi thụ tinh trong ống nghiệm là hiệu quả và an toàn cho sự phát triển của trẻ sau sinh. Kết quả cũng giúp các bác sĩ và các cặp vợ chồng có thêm thông tin để quyết định các phác đồ điều trị phù hợp khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố vào đầu tháng 9/2020 trên tạp chí "Fertility and Sterility" của Hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, là tạp chí y khoa hàng đầu của thế giới chuyên ngành về Sức khỏe sinh sản lâu đời, uy tín và có ảnh hưởng khoa học cao nhất trong ngành (IF 6.312) hiện nay.
Đây cũng là nghiên cứu khảo sát tiếp nối theo đề tài của nhóm nghiên cứu do TS.BS Vương Thị Ngọc Lan và cộng sự thực hiện trước đây tại Bệnh viện Mỹ Đức, đã công bố trên tạp chí NEJM năm 2018 và được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2020.
Không phải tất cả bệnh nhân ung thư đều không thể mang thai Đó là khẳng định của PGS.TS. Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K, xuất phát từ thực tế thời gian qua, có không ít phụ nữ mang thai, sinh con trong lúc điều trị ung thư. Ảnh minh họa PGS.TS. Lê Văn Quảng cho biết, đối với một số ung thư ở giai đoạn sớm thì người bệnh vẫn có cơ hội...