Bị trừ lương 4 triệu chỉ vì… không đi du lịch cùng công ty, nàng công sở khiến cộng đồng mạng tranh cãi gay gắt
Và sau quá trình tìm cách đòi lại số tiền ấy trong vô vọng, nàng công sở đã quyết định nghỉ việc. Bất ngờ hơn ngày dứt áo ra đi, công ty chỉ thanh toán cho cô 800k tiền lương.
Được đi du lịch thường niên miễn phí chính là một trong những đãi ngộ cực kỳ “xịn” của nhiều công ty mà bất kỳ dân công sở nào cũng mong muốn. Cứ hễ mỗi lần dịp này sắp đến là ai ai cũng vui vẻ háo hức đón chờ. Tuy nhiên, cô nàng trong câu chuyện dưới đây lại khác, không những không vui mà còn rơi vào bi kịch.
Cô cho biết cô vừa bị trừ hết 4 triệu tiền lương chỉ vì không đi du lịch cùng công ty. Và sau quá trình tìm cách đòi lại số tiền ấy trong vô vọng, cô nàng đã quyết định nghỉ việc. Bất ngờ hơn ngày dứt áo ra đi, công ty chỉ thanh toán cho cô 800k tiền lương.
Quá uất ức, cô nàng đăng đàn kể trong một hội nhóm rất lớn trên MXH như sau:
“Có ai đã từng rơi vào hoàn cảnh bất lực như em không? Em bị công ty trừ lương gần 4 triệu vì không đi du lịch (báo sát ngày đi), trong khi công ty miễn phí trọn gói cho tất cả nhân viên. Sau gần nửa tháng, khóc lóc, van xin, viết thư trình bày hoàn cảnh, nhờ vả sếp thì công ty vẫn nhất quyết không hoàn trả số tiền đó cho em.
Nhiều ngày phải nhịn ăn để có tiền đổ xăng đi công việc; đi làm phải mang theo máy tính cũng sắp hư, rụng rời linh kiện; làm thêm giờ dù là ngày cuối tuần, sáng sớm hay đêm khuya nhưng vẫn không hề nhận được 1 đồng bồi dưỡng.
Bây giờ lại bị trừ lương 1 cách vô lý như thế! Lương thử việc của em chỉ 4 triệu, đến lúc nhận thì chỉ còn 800k, em chảy cả nước mắt. Kết thúc thời gian thử việc là 2 tháng. Công ty tiếp tục thử việc 3 tháng với mức lương chưa đến 4 triệu tiền thưởng mỗi tháng (tổng cộng khoảng 6 triệu).
Trong thời gian làm việc, em đã cố gắng hết sức. Nhiều lúc bị mang ra so sánh với đồng nghiệp khác, em lấy đó làm động lực để tiến lên nhưng càng ngày sếp càng mắng nhiếc thậm tệ.
Môi trường làm việc cũng không có cơ hội thăng tiến; sếp và đồng nghiệp đấu đá như cuộc chiến chốn thâm cung; thời gian thử việc cố gắng học hỏi để có nền tảng nhưng vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ làm việc theo bản năng. Sinh viên mới ra trường, làm trái ngành. Tưởng vào được công ty tốt, ai ngờ…..
Em cũng đã xin nghỉ việc. Lúc em nhận được lương 800k, em khóc lóc, mất hết động lực tìm kiếm công việc mới. Em tức lắm vì đã nghe lời ngon ngọt, chịu bao nhiêu uất ức để cố gắng làm việc. Vậy mà công ty đối xử với em như thế. Xem như đây là bài học đầu đời, đi làm làm 1 cuộc chiến”.
Câu chuyện nghe qua khá buồn bã, cứ tưởng dân mạng sẽ rất đồng cảm và ra sức an ủi cô nàng công sở nhân vật chính, nhưng không, bất ngờ thay bên dưới phần bình luận của bài viết một cuộc chiến đã nổ ra với sự góp lời tranh cãi qua lại của hai phe.
Phe đồng tình với hành động trừ lương của công ty chia sẻ rằng, mỗi công ty có một chính sách riêng trong việc đi du lịch tập thể thường niên. Quy định là phải đăng ký hoặc xin không đi trong thời hạn cho phép, nếu báo quá sát ngày thì bị trừ lương là đúng.
“Bạn giải thích chuyện không đi quá đơn giản, có cái gì không tiện nói hay không quan trọng thì tùy. Nhưng chi phí công ty đầu tư cho bạn trong chuyến đi này bị lãng phí do bạn không đi. Còn nữa, hỗ trợ mỗi người kể cả nhân viên mới 4 triệu để du lịch chứng tỏ công ty không phải kiểu nhôm nhựa lắt nhắt, tức là họ có văn hóa và nguyên tắc rồi, không theo được hoặc không thể tự nắm thông tin hoặc suy nghĩ đơn giản chứng tỏ bạn cần review lại”.
Video đang HOT
“Mình biết trừ hết 4 triệu là rất xót nhưng nếu bạn đã xác định không đi thì nên báo luôn chứ không đi cũng không nói 1 lời. Mọi người cũng nghĩ bạn đi thôi. Người ta đã đặt tour trả tiền xong xuôi đến cận ngày mới báo thì chắc chắn bạn phải mất, công ty không có trách nhiệm hoàn trả cho bạn. Bạn thấy cty đó không ok thì nên nghỉ sớm, và thực ra thì cty nào cũng vậy đó bạn à.”.
Tuy nhiên, phe còn lại lại cho rằng, việc công ty trừ lương nhân viên với số tiền lớn như vậy chỉ vì không đi du lịch là quá vô lý. Thậm chí, nếu nhân viên không đi thì còn được bù thêm ít tiền. Lời khuyên của những người thuộc phe này là nàng công sở nên nghỉ ngay và luôn.
“Đây là công ty xàm rồi, công ty tôi cũng cho đi du lịch nhưng ai không đi được báo hủy cho nhân sự thì họ cũng đồng ý ok vui vẻ, nếu gấp quá thì gặp trưởng phòng interview vậy thôi, không bao giờ có chuyện trừ lương. Chẳng có lý do gì mà ở lại nữa cả”.
“Thật sự buồn cho bạn vì va phải cái công ty vớ vẩn như này. Bình thường nhân viên không đi du lịch chung còn bồi dưỡng cho nhân viên ngược lại ít tiền cơ. Vậy nên nếu báo sát hay gì đó thì hợp lý là không trừ gì cả, xem như mất suất đi chơi thôi. Người có lý do đột xuất xin không đi thì thôi chứ”.
Quả thật, chuyện đăng ký đi du lịch là một dịp vui của toàn thể anh chị em công sở, nhưng mỗi công ty có một văn hóa và quy định khác nhau về việc này, để tránh lâm vào tình cảnh tương tự như trên buộc mỗi cá nhân phải chủ động “hỏi cho ra lẽ” trước khi đưa ra quyết định đi hay không đi, đăng ký hay không đăng ký. À còn phải chú ý cả thời gian đăng ký các kiểu nữa nhé!
Còn riêng chị em, chị em nghĩ sao về việc này?
Theo Helino
Thanh niên Trung Quốc đua nhau bỏ việc, chẳng cần kế hoạch dự phòng
Công việc ít thăng tiến, đãi ngộ kém và áp lực cao, ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc theo đuổi xu hướng "naked resignation" - nghỉ việc mà không có chuẩn bị trước.
Tháng 5 vừa qua, câu chuyện về cặp vợ chồng 26 tuổi ở thành phố Hàng Châu hai lần nghỉ việc đột ngột trong vòng 3 năm gây chú ý trong cộng đồng mạng Trung Quốc. Mỗi lần nghỉ việc, đôi trẻ lại lên đường đi du lịch khắp cả nước trong khoảng 6 tháng.
Tổng cộng, hai vợ chồng đã đi được hơn 86.000 km và tiêu khoảng 500.000 nhân dân tệ (khoảng 72.000 USD).
Trong khi một số dân mạng thắc mắc về nguồn gốc số tiền họ đã chi tiêu trong thời gian đi du lịch, số khác lại bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho tinh thần "dám nghĩ, dám làm" của cặp vợ chồng trẻ.
Những năm gần đây, số người trẻ nghỉ việc đột ngột mà không cần kế hoạch dự phòng trước ngày càng nhiều tại Trung Quốc.
Zing.vn trích dịch bài viết trên Sixth Tone về xu hướng nghỉ việc được gọi là "naked resignation" tại đất nước tỷ dân.
Cặp vợ chồng trẻ Trung Quốc nghỉ việc để đi du lịch. Ảnh: Sixth Tone.
Tuổi trẻ không muốn gắn chặt bên bàn làm việc
Một cuộc khảo sát trên trang LinkedIn vào tháng 8 năm ngoái cho thấy những người Trung Quốc sinh từ năm 1995 dành trung bình 7 tháng cho công việc đầu tiên của mình.
Ngược lại, người được sinh ra vào những năm 80 làm việc trung bình 43 tháng cho công việc đầu tiên trước khi nhảy việc. Con số này ở những người sinh vào các năm từ 1990 đến 1994 là 19 tháng.
Cuộc khảo sát trên trang web tuyển dụng 51job cũng cho thấy 64% số người được hỏi đã chủ động từ chức trong lần cuối cùng họ thay đổi công việc, tăng 10% so với quý trước.
Theo đó, 3 lý do nghỉ việc phổ biến nhất được đưa ra là: công việc ít thăng tiến, không có nhiều cơ hội phát triển bản thân và không hài lòng với chế độ lương thưởng.
Thậm chí trên nhiều trang mạng, nhiều người còn tự châm biếm công việc của bản thân với những cụm từ như: "Tiền ít, việc phải làm thì nhiều, lại còn sống xa gia đình" hay "Địa vị thấp, ít quyền lực, trách nhiệm thì nhiều".
Công việc áp lực, đãi ngộ kém là một trong những lý do khiến nhiều người trẻ Trung Quốc muốn bỏ việc. Ảnh: AP.
Về lý thuyết, luật lao động Trung Quốc quy định một ngày làm 8 tiếng, 44 tiếng/tuần, thời gian làm thêm không quá 3 giờ/ngày hoặc 36 giờ/tháng. Tuy nhiên trong thực tế, việc thực thi các quy định này khá lỏng lẻo và việc nhân viên phải làm thêm giờ mà không được trả lương là chuyện bình thường.
Theo Yang Heqing - nhà nghiên cứu và chuyên gia về làm việc quá sức tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh (Bắc Kinh, Trung Quốc) - hơn 30% đối tượng khảo sát của ông, chủ yếu là nhân viên văn phòng, làm việc tới 50 giờ/tuần, 10% làm việc hơn 60 giờ/tuần.
Một khảo sát của trang Zhaopin.com cũng cho thấy 80% người được hỏi nói họ không nhận được tiền lương làm thêm giờ.
Với những áp lực và sự chán chường ấy, không lạ khi ngày càng nhiều người trẻ tại đất nước tỷ dân nghĩ đến chuyện từ bỏ công việc hiện tại của mình.
Zeng Yull - một nhà văn chuyên viết về những vấn đề của người trẻ Trung Quốc - cho biết một người bạn làm trong ngành truyền thông của ông cũng đã xin từ chức đột ngột vào đầu năm nay.
Theo người này, khi làm việc trong môi trường truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội, cô không bao giờ có được sự nghỉ ngơi thực sự. Dù không còn ngồi bên màn hình máy tính, cô vẫn phải chú ý cập nhật những xu hướng mới nhất trên mạng và luôn sẵn sàng để viết bài.
Dám nghĩ, dám làm
Những năm gần đây, xu hướng nghỉ việc "naked resignation" cho thấy sự thay đổi thái độ nhanh chóng của người trẻ Trung Quốc đối với công việc.
Trong một cuộc phỏng vấn, cặp vợ chồng ở Hàng Châu bỏ việc để đi du lịch từng nói rằng điều họ làm chính là thứ 99% người trẻ ao ước. Thay vì kiên nhẫn đợi đến khi có đủ tiền và thời gian để tận hưởng, họ chỉ đơn giản là ngay lập tức theo đuổi điều mình muốn.
"Là những người được sinh ra trong thập niên 90, chúng tôi không hối hận về những gì mình đã làm", người chồng nói.
Ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc nghỉ việc mà không cần kế hoạch dự phòng. Tranh: Sixth Tone.
Cũng theo nhà văn Zeng, nhóm tuổi này đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Sau khi nghỉ việc, một số sử dụng tiền tiết kiệm để tự thưởng một chuyến du lịch dài ngày. Số khác lại chẳng muốn làm gì, đơn giản là tận hưởng ở nhà đến khi tiêu hết tiền tiết kiệm rồi tìm công việc mới.
"Nói theo cách của những người đi theo con đường truyền thống thì một chu trình hoàn hảo sẽ là: học hành chăm chỉ, đỗ vào một trường đại học danh tiếng, tìm công việc ổn định, tiết kiệm tiền rồi mua nhà, tìm một người 'phù hợp' để kết hôn, sinh một hoặc 2 đứa con rồi tìm mọi cách có thể để hỗ trợ chúng bắt đầu lại 'vòng tuần hoàn' tương tự. Trong chu trình đó, 'naked resignation' không phải là một điều được hoan nghênh", ông Zeng nhận định.
Cũng theo ông, một khi đã có con, có một khoản thế chấp mua nhà cần phải trả, thì dù công việc có nhàm chán, áp lực, bạn cũng không thể dễ dàng thoát ra.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận lợi ích của việc sống một cuộc đời "truyền thống": có công việc, có nhà, có xe và một gia đình yêu thương. Với nhiều người, đó được coi là một cuộc đời thành công.
Một thế hệ nghĩ khác
Không ngạc nhiên khi một bộ phận người trẻ Trung Quốc đang nhận ra rằng họ không muốn sống một cuộc đời với giấc mơ "tầng lớp trung lưu", sẵn sàng từ bỏ cuộc sống tiêu chuẩn để đi tìm ý nghĩa cuộc sống ở một nơi khác.
"Rốt cuộc, có thực sự cần làm việc bán sống bán chết chỉ để mua một ngôi nhà quá đắt? Hay buộc bản thân phải kết hôn và có con dù việc đó chỉ đem lại nhiều áp lực và căng thẳng?", nhà văn Zeng đặt câu hỏi.
Đặc biệt, với những người thuộc thế hệ 9X, 10X, việc nói "không" với một cuộc sống được cha mẹ sắp đặt sẵn cũng là một cách để thể hiện lập trường bản thân hay phản đối văn hóa cuồng bất động sản ở Trung Quốc.
Bằng cách không mua nhà, họ tự giải thoát bản thân khỏi chiếc bàn làm việc và sống tự do theo cách mình muốn.
"'Naked resignation' (từ chức đột ngột) không chỉ là về công việc, nó còn là lời từ chối một cuộc sống được lập trình sẵn", ông Zeng nhận xét.
Theo Zing
Đứng ra bảo lãnh ứng lương cho bạn và cái kết đắng ngắt của nàng công sở mù quáng tin người Cô nàng công sở vốn tính hào sảng tốt lành, vậy mà sau khi ăn một "cú lừa" vừa mất tiền vừa mất bạn lại thêm lãnh ngay thêm màn chất vấn của dân mạng. Có cái kết nào buồn hơn? Chúng ta không hiếm khi có những lúc cần tiền đột xuất để xử lý hoặc giải quyết một vấn đề nào...