Bị trộm lấy xe máy, 2 anh em quyết dãi nắng đi bộ 400km về quê và “cái kết đẹp” ở gần cuối hành trình
Biết được hoàn cảnh, anh Nguyễn Hải Bắc đã đứng ra kêu gọi tặng 2 anh em một chiếc xe máy cũ giúp các em đi lại đỡ vất vả.
Sáng 31/7, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội chia sẻ câu chuyện của 2 anh em bị trộm mất xe máy khi đi bộ từ Bình Dương về Đắk Lắk. Theo đó, Trần Đức Chiến (25 tuổi) và Trần Đức Toản (21 tuổi) là 2 anh ruột, làm công nhân tại tỉnh Bình Dương.
Đợt rồi, công ty cho nghỉ làm, 2 anh em từ công trình lặn lội về TP. Dĩ An (Bình Dương) để thu dọn hành lý về quê vì không thể cầm cự thêm được nữa. Đang loay hoay thu nép đồ trong phòng trọ, chiếc xe máy – phương tiện có giá trị duy nhất của cả 2 đã không cánh mà bay.
Lúc này cả hai đều hết tiền, ở lại cũng không thể xoay sở thêm, vì thế Chiến bàn với em đi bộ về Tây Nguyên. Vừa đi được 30 km, đến địa phận huyện huyện Phú Giáo (Bình Dương) được một người dân thương tình nhìn thấy nên đã tặng 2 anh em chiếc xe đạp. Cả 2 lại tiếp tục đèo bồng nhau vượt quãng đường trăm cây số để về quê.
Đến sáng 30/7, khi cả 2 anh em Chiến vừa đạp xe qua địa phận TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông, cách nhà khoảng 250 km), thì gặp được anh Nguyễn Hải Bắc (cán bộ Cục Thuế tỉnh Đắk Nông).
Biết được hoàn cảnh, anh Bắc đã xin cho 2 anh em tá túc nhà người quen nghỉ ngơi, ăn uống rồi dùng xe ô tô riêng chở cả 2 người về địa phận tỉnh Đắk Nông. Vị mạnh thường quân này cũng đứng ra kêu gọi, tặng 2 anh em một chiếc xe máy cũ để tiện đi lại.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Hải Bắc nói: “Thấy người ta đăng trên facebook hoàn cảnh 2 đứa nên anh xách xe đi tìm. Lúc gặp 2 đứa nó đói với mệt lả đi, ngồi trên xe ô tô mà ngủ quèo không biết gì, nhìn thương lắm”.
2 anh em được anh Hải Bắc giúp đỡ, tặng xe và đưa về nhà
Anh Bắc cho biết hiện cả 2 anh em đã về đến nhà an toàn và đang thực hiện cách ly y tế tại nhà theo quy định của địa phương. Gia đình của 2 em, ông Trần Đức Huynh (60 tuổi) đã gửi lời cảm ơn tới vị mạnh thường quân đã hào sảng giúp đỡ 2 con trai ông trên hành trình hồi hương.
“Khoảng 5h chiều ngày 31/7, cả 2 đã về đến nơi và gia đình có gọi lại cảm ơn. Nhưng bản thân tôi chỉ giúp đỡ 1 phần, còn lại vận động mọi người, có anh chủ cửa hàng xe máy đóng góp nhiều nhất, tặng 2 em chiếc xe”.
Hà Nội giãn cách, chạy thể dục trên mái nhà tập thể hay sân thượng chung cư có vi phạm Chỉ thị 16 không?
Tại các khu tập thể hay chung cư, người dân đi bộ, tập thể dục ở trên mái nhà, trên sân thượng có vi phạm chỉ thị 16 mà Hà Nội đang áp dụng hay không?
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại hình ảnh một người phụ nữ đeo khẩu trang đang chạy thể dục trên mái nhà khu tập thể cũ được cho là gần đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Cô gái trẻ tập thể dục trên mái nhà đang thu hút sự chú ý của dân mạng
Mặc dù không rõ đoạn clip quay vào thời điểm nào nhưng được đăng tải trong thời gian TP. Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội gây xôn xao dư luận.
Hỏi : Nhiều người sau khi xem được đoạn clip đã đặt ra câu hỏi liệu trường hợp của cô gái trên có vi phạm Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ hay không? Trong trường hợp vi phạm thì sẽ bị xử phạt thế nào?
Trả lời: Nhận định về sự việc này, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, đoàn luật sư TP.Hà Nội cho rằng: Theo Chỉ thị 17 mà UBND TP Hà Nội ban hành ngày 23/7 mới đây, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men; cấp cứu, khám, chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ; làm việc tại cơ quan, công sở; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.
Chính vì thế, hành động tập thể dục trên mái nhà tập thể, thậm chí là tập thể dục trên sân thượng chung cư đều là hành vi không được cho phép vì người này đã "không ở tại nhà" và "ra ngoài trong trường hợp không thật sự cần thiết". Hơn nữa, những vị trí trên là các diện tích công cộng.
Hình ảnh cô gái trẻ chạy thể dục trên mái nhà tại khu tập thể gây xôn xao dư luận. Ảnh cắt từ clip
Như vậy, hành vi vi phạm quy định cách ly trên sẽ bị xử phạt.
Theo đó, công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19, cụ thể, mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa 20 năm.
Trường hợp ra ngoài tập thể dục của cô gái trên sẽ được xét vào trường hợp "ra ngoài không cần thiết", mức phạt tối đa là 3 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu lực lượng chức năng xử lý mà người vi phạm còn có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (mức phạt tù tối đa 7 năm).
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu người dân chỉ ra ngoài trong trường hợp cần thiết, thực hiện nghiêm thông điệp 5K, chấp hành đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. UBND TP quyết định từ 18h00 ngày 8/7, tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.
Cụ bà đi bộ từ TP.HCM về Nghệ An bật khóc ở chốt kiểm soát khi đi được 2 ngày: "Làm sao về được nhà" Những hình ảnh cùng câu chuyện của cụ bà khiến dư luận không khỏi thương cảm. Gần đây, những hành trình từ TP HCM về quê trong mùa dịch của các công nhân, người lao động nghèo đang nhận được rất nhiều sự chú ý của dư luận. Mục tiêu thì giống nhau nhưng phương tiện thì mỗi người lại khác nhau. Trong...