Bị trộm hết tiền chữa bệnh cho con
Không tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh cho con, là trường hợp bi đát của anh Hoàng Vạn Thọ (29 tuổi, trú tại thôn Thanh Chiêm 2, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Gặp chúng tôi khi vừa đưa con từ bệnh viện về nhà, anh Thọ cùng vợ là chị Lê Thị Yến (24 tuổi) không giấu được vẻ đau đớn và mệt mỏi. Trên đôi tay mỏng manh, gầy yếu của chị Yến là cháu Hoàng Lê Bảo Long chỉ mới 8 tháng tuổi (ảnh) nhưng phải mang trên mình căn bệnh gan lách lớn kèm mô bào ác tính.
Anh Thọ ngậm ngùi cho biết, từ tháng 7-2018, con trai anh sau sinh khoảng 2,5 tháng tuổi thì có triệu chứng ho, sổ mũi. Đưa con khám tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Đức thì các bác sĩ chẩn đoán bệnh nặng và chuyển tiếp ra Bệnh viện Nhi – Phụ sản TP Đà Nẵng. Thêm lần nữa, cháu Long tiếp tục được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM để điều trị bằng phương pháp truyền thuốc chống ung thư.
Trước kia, anh Thọ làm phụ việc ở cảng cá, vợ làm công nhân may, số tiền tích góp chẳng là bao. Trong khi đó, khoản chi phí thực hiện các xét nghiệm và mua thuốc điều trị quá lớn, anh Thọ quyết định hiến tặng quả thận trái và được người nhận bồi dưỡng 120 triệu đồng. Anh Thọ dùng số tiền này chữa trị cho con tại TPHCM, nhưng trong một lần sơ hở, hai vợ chồng bị kẻ gian trộm túi xách và ví tiền, không còn đồng nào để chữa bệnh cho con, anh Thọ đành đưa cháu về quê.
Nói đến đây, chị Yến nghẹn ngào khóc: “Cả hai bên nội ngoại đều nghèo và không có nhà ở, chúng tôi hiện cũng sống tạm trên nền đất của người chú. Nhà chẳng có gì cầm cố, mọi vật dụng trong nhà đều đã bán hết để lấy tiền mua thuốc”.
Video đang HOT
Mọi giúp đỡ xin gửi về Ban Công tác bạn đọc – Chương trình xã hội Báo Sài Gòn Giải Phóng, 432-434 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5 quận 3, TPHCM; ĐT: (028) 22111263. Hoặc chuyển qua tài khoản Báo SGGP: 310.10000. 231438 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM.
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với anh Hoàng Vạn Thọ qua địa chỉ trên; điện thoại: 0935 343421.
NHƯ TRANG
Theo TNO
Hơn 3.400 trường hợp nhập viện do đánh nhau trong 5 ngày Tết
Trong số hơn 3.400 trường hợp nhập viện cấp cứu do đánh nhau trong 5 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi có hơn 1.800 trường hợp nặng phải nằm điều trị.
Tại Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận nhiều trường hợp do tai nạn, đánh nhau trong những ngày Tết
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi từ ngày 2-2 (28 Tết) đến sáng ngày 7-2 (mùng 3 Tết), các cơ sở y tế trên cả nước đã ghi nhận 3.442 ca khám, cấp cứu tai nạn do đánh nhau, 1.820 ca phải nhập viện điều trị, theo dõi.
Riêng ngày 6-2 (mùng 2 Tết) cả nước ghi nhận 734 trường hợp nhập viện do đánh nhau, trong đó số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi là 435 trường hợp (giảm 21% so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018).
Trong số hàng trăm trường hợp nhập viện do "đụng chân, đụng tay" có 98 trường hợp được xác định do rượu/bia, có 97 trường hợp phải chuyển viện tuyến trên, và 1 trường hợp tử vong.
Cũng theo PGS Khuê, ghi nhận tại các cơ sở y tế sau 5 ngày nghỉ Tết đã có 117 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông. Tổng số khám, cấp cứu do tai nạn giao thông là 7.280 trường hợp, tương đương so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018. Số lượt tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 2.794 trường hợp, tăng 2,7 % so với cùng ngày Tết Mậu Tuất, chuyển tuyến trên điều trị 648 trường hợp. Tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông, gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện là 21 ca, giảm 8 ca (28%) so với cùng ngày Tết Mậu Tuất 2018.
Trong dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở y tế đã thực hiện đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 3.409 trẻ chào đời. Cùng đó, các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã thực hiện 2.416 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 55 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2019, cả nước đã có 275 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại. Riêng ngày mùng 2 Tết có 18 trường hợp khám cấp cứu do pháo nổ, tăng 10 ca so với cùng ngày Tết Mậu Tuất.
Tại nhiều bệnh viện thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, các cơ sở này ghi nhận nhiều trường hợp nhập viện do pháo tự chế. Cách đây ít ngày, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận bệnh nhân Đỗ Văn T. (25 tuổi, TP Hải Phòng), nhập viện trong tình trạng bị thương nghiêm trọng do pháo nổ. Theo lời kể của người nhà nạn nhân, khoảng 18 giờ ngày 29-1, anh T. đang tự chế pháo nổ tại nhà thì bất ngờ gặp sự cố phát nổ. Sau tiếng nổ lớn, bệnh nhân bị cụt 2 bàn tay, vết thương vùng hàm mặt, chảy nhiều máu, được sơ cứu và chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng: Cụt bàn tay 2 bên, gãy hở xương hàm dưới, chấn thương ngực kín, dập nhu mô thùy trên hai phổi, bỏng rộng vùng ngực, nhiều vết thương nhỏ ở 2 chân.
Hình ảnh X quang cho thấy nạn nhân bị dập nát 1/3 dưới 2 xương cẳng tay - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Tại bệnh viện, bệnh nhân đã được mổ cấp cứu cắt cụt để ngỏ 1/3 giữa cẳng tay phải, cắt lọc cơ dập nát cẳng tay trái, kết xương hàm dưới, sau mổ phải điều trị tiếp tại khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện. Hiện tình trạng bệnh nhân đã giữ được tính mạng, tuy nhiên sẽ để lại di chứng nặng nề.
Những ngày qua, trên cả nước xảy ra nhiều sự cố thương tâm do tự sản xuất pháo nổ tại nhà. Tại các tỉnh Hà Tĩnh và Đồng Nai cũng xảy ra 2 vụ nổ do pháo tự chế khiến 2 người tử vong và 4 người khác bị thương trong đó có cả trẻ em.
Theo nld.com.vn
Lời thỉnh cầu của người mẹ bị ung thư giai đoạn cuối Chị Nguyễn Thị Nga (34 tuổi) trú tại thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, (Hà Tĩnh) bị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, chỉ mong được công nhận hộ cận nghèo để có thẻ BHYT miễn phí trước khi bước vào ca mổ cuối cùng, để kéo dài thêm sự sống mà nhìn thấy cho 2 đứa con của mình khôn...