Bị trật khớp: Hãy sơ cứu đúng cách và nhanh chóng theo những bước này!
Chuyên gia khuyến cáo, không nên chủ quan khi bị trật khớp bởi nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như rách cơ, dây chằng…
Trật khớp – Tai nạn thường gặp trong cuộc sống hiện đại
Việc mang vác nặng, xách đồ, xách túi hàng ngày… đôi khi có thể khiến bạn bị trật khớp. Theo PGS. TS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Hà Nội), trật khớp là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trật khớp. Trong đó, trật khớp do tai nạn giao thông, thể dục thể thao, tai nạn học đường là chủ yếu. Ngoài ra còn có một số bệnh nhân mắc các bệnh lý viêm xương khớp háng, trật khớp vai do liệt cơ delta, trật khớp bẩm sinh…
Việc mang vác nặng, xách đồ, xách túi hàng ngày… đôi khi có thể khiến bạn bị trật khớp.
Trong các tổn thương do trật khớp, trật khớp thường diễn ra ở vai và các ngón tay là chủ yếu. Các nơi khác có thể xảy ra trật khớp là khuỷu tay, đầu gối và háng. Nếu được điều trị đúng, đa số các trật khớp sẽ trở lại bình thường sau vài tuần nghỉ ngơi và hồi phục. Mặc dù vậy, một số khớp như khớp vai có nguy cơ trật trở lại.
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, các triệu chứng cho thấy bạn đã bị trật khớp thường là các khớp bị biến dạng hoặc ra khỏi vị trí của khớp, xuất hiện sưng và bầm, đau dữ dội, không thể chuyển động khớp. Trật khớp do khớp bị trật sai lệch vị trí có thể gây đau đột ngột dữ dội. Do đó, cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế.
Trong các tổn thương do trật khớp, trật khớp thường diễn ra ở vai và các ngón tay là chủ yếu.
Nếu không được sơ cứu đúng cách khi bị trật khớp, bạn có nguy cơ gặp nguy hiểm. Tổn thương tiến triển qua các giai đoạn: Mở đầu là giai đoạn viêm tấy với thời gian 72 giờ sau chấn thương, khi đó, nước hoạt dịch và máu tụ ngấm vào dây chằng bao khớp, có khi tràn cả vào khe khớp.
Trong vòng 4-6 tuần, các sợi collagen này gia tăng kích thước và độ bền để đến cuối giai đoạn sẽ đạt được độ đàn hồi như dây chằng khi chưa bị đứt. Ở giai đoạn này, nếu khớp vận động mạnh có thể làm đứt lại dây chằng mới liền.
Chuyên gia khẳng định: Nếu không biết cách chữa trị, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng cực nguy hiểm như không thể chơi các môn thể thao, đi đứng khó khăn và phải đối mặt với nguy cơ cao bị thấp khớp.
Video đang HOT
Nếu không biết cách chữa trị, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng cực nguy hiểm.
Sơ cứu đúng từng bước khi bị trật khớp, tránh mắc bệnh cơ xương khớp nguy hiểm
Theo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Ngọc, ngay khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của trật khớp, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu. Kể cả khi bạn cần phải chuyển vào bệnh viện gấp, việc sơ cứu đúng và nhanh chóng khi xác định trật khớp có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho xương khớp của bạn. Sơ cứu trật khớp được thực hiện theo những bước sau:
- Khi xác định bị trật khớp, bạn cần hạn chế tối đa việc di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của trật khớp, bạn cần nhanh chóng thực hiện theo những bước sơ cứu.
- Cố định khớp. Nếu trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể có định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay. Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.
- Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương để tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.
- Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển người bị trật khớp đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Chuyên gia khuyến cáo, không nên chủ quan khi bị trật khớp bởi nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra một vài biến chứng nguy hiểm như rách cơ, dây chằng cùng những bó gân gia cố phần khớp bị tổn thương.
Trật khớp cũng có thể gây ra các tổn thương cho mạch máu cũng như thần kinh ở quanh khớp. Nếu không được điều trị dứt điểm, hiện tượng này rất dễ tái phát, thậm chí nếu trật khớp nặng có thể tái phát đi tái phát lại nhiều lần. Ngoài ra, phần khớp bị trật có xu hướng già đi so với xương khớp ở những vùng khác.
Theo Helino
2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật,bố mẹ nhất định phải biết để cứu con trong tình huống khẩn cấp
Sơ cứu ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong các ca cấp cứu. Đối với trẻ nhỏ, trong các tai nạn phổ biến những thao tác sơ cứu chính xác sẽ giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Là bố mẹ, việc nắm vững một số nguyên tắc và thao tác sơ cứu sẽ rất cần thiết nhất là khi các con bạn đang trong tuổi ăn, tuổi chơi. Dưới đây là những bài học sơ cứu cần thiết mà bất cứ bố mẹ nào cũng cần thuộc lòng và thực hiện thành thạo.
Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên.
Thực tế, hóc dị vật trong đường thở đã khiến nhiều trẻ bị tử vong hoặc để lại những tai biến nặng nề. Nguy cơ trẻ bị hóc luôn rình rập từ rất nhiều tác nhân khác nhau, chưa kể tới những đồ vật xung quanh mà ngay cả những đồ ăn tưởng chừng như vô hại đều có thể biến thành thứ nguy hiểm có hại cho sức khỏe của bé.
Khi trẻ bị hóc dị vật,cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn.
- Nếu trẻ vẫn tỉnh táo,hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi,nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra.
- Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết
Với trẻ dưới 2 tuổi,dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực
- Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
- Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
- Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới.
Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich
- Trường hợp trẻ còn tỉnh: Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu chưa hóc dị vật ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.
- Trường hợp hôn mê, bất tỉnh: Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.
Lưu ý:
- Bạn nên tỏ ra bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi việc vẫn ổn và bé không cần phải sợ hãi.
- Không dùng tay mò mẫm trong miệng bé để cố gắng lấy dị vật ra, vì rất có thể hành động này càng đẩy dị vật vào sâu hơn.
- Ngoại trừ những đồ ăn khô như bánh quy, còn lại bạn không nên cho bé uống bất cứ thứ gì khi bé bị sặc. Việc cho bé uống nước chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn thôi.
Theo www.phunutoday.vn
Những sai lầm cần tránh khi điều trị tiêu chảy tại nhà Mùa hè, thời điểm bùng phát của rất nhiều bệnh, trong đó đáng kể nhất là tiêu chảy. Tuy được các chuyên gia đánh giá là bệnh thường gặp, nhưng nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách, tiêu chảy rất dễ lây lan và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Theo Dân trí