Bị trào ngược tránh ăn gì ?
Trào ngược thực quản là căn bệnh mãn tính thường gặp, đang có xu hướng gia tăng ở một số quốc gia châu Á.
Gia vị cay không tốt cho người bệnh trào ngược thực quản – Ảnh: Shutterstock
Khi mắc phải bệnh này, cần hạn chế một số loại thực phẩm nếu không muốn các triệu chứng trào ngược trở nên trầm trọng.
Caffein. Đồ uống có chứa chất caffein như cà phê, một số loại trà và soda sẽ kích hoạt các triệu chứng trào ngược a xít. Vào buổi sáng, nếu muốn tỉnh táo thay vì dùng cà phê hãy thử tập một vài động tác yoga hay chạy bộ.
Pho mát. Hàm lượng chất béo cao trong pho mát được biết đến sẽ gây kích hoạt các triệu chứng trào ngược.
Bông cải xanh. Nếu triệu chứng trào ngược dạ dày kết hợp với đầy hơi và khó tiêu, ăn bông cải xanh sẽ làm tăng thêm khí gas cho hệ thống tiêu hóa khiến các triệu chứng thêm nặng nề.
Trái cây có múi. Theo trang Healthcentral, a xít có mặt trong các loại trái cây họ cam quýt sẽ kích hoạt các triệu chứng trào ngược vì chúng làm thư giãn cơ vòng thực quản dưới.
Video đang HOT
Rượu. Tất cả các loại bia, rượu có thể khiến bệnh nhân bị trào ngược a xít thêm khó chịu. Đầu tiên, rượu làm giãn cơ vòng thực quản dưới, cho phép a xít tống nhiều vào thực quản. Kế đến, rượu kích thích việc sản xuất thêm nhiều a xít trong dạ dày.
Các loại thực phẩm cay. Tiêu thụ thức ăn cay (ớt, tiêu, cà ri…) là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng triệu chứng trào ngược thực quản.
Sô cô la. Sô cô la trắng lẫn đen là món ăn vặt làm kích hoạt các triệu chứng trào ngược a xít. Lý do, sô cô la chứa một hợp chất gọi là theobromine có tác dụng nới lỏng các cơ thắt ở thực quản, cho phép a xít tự do đi vào thực quản.
Cà chua. Loại trái này và các loại thực phẩm được làm từ nó thường chứa hàm lượng a xít cao nên cũng gây tác hại cho những người bị bệnh trào ngược dạ dày.
Trà. Không chỉ những đồ uống có chứa caffein gây ra chứng ợ nóng, ngay cả trà không chứa caffein cũng có thể gây ra các triệu chứng trào ngược. Vì thế, tốt nhất nên hạn chế uống trà nếu đang bị bệnh trào ngược.
Thêm nữa, một bữa ăn thịnh soạn, đặc biệt là khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ, có thể đặt thêm áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, làm gia tăng các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, đầy hơi, khó chịu.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Đẩy lùi cơn đau do sâu răng
Một khi có răng sâu, bạn không chỉ bị cơn đau hành hạ mà còn ăn uống khó nhọc. Những giải pháp đơn giản sau có thể thực hiện tại nhà sẽ giúp bạn lúc này.
Dầu mù tạt có thể dùng súc miệng khi bị sâu răng - Ảnh: Shutterstock
Nước muối. Chỉ cần thêm một ít muối vào ly nước và dùng súc miệng 1 - 2 lần. Khi súc miệng, cố để nước muối len lỏi mọi kẽ chân răng và cả răng sâu.
Dầu đinh hương. Hãy thử phương thuốc này khi rảnh. Chấm một ít dầu đinh hương vào chỗ răng sâu và mát xa vùng này. Bạn sẽ sớm cảm thấy cơn đau do sâu răng giảm đi đáng kể.
Dầu thực vật. Súc miệng bằng dầu thực vật cũng hữu ích vì giúp loại bỏ cơn đau và tình trạng viêm nhiễm. Bạn ngậm vài muỗng dầu và súc miệng vài phút trước khi nhổ ra.
Dầu mù tạt. Hòa một ít muối sống vào chút dầu mù tạt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên răng và mát xa nhẹ nhàng. Sau đó, bạn chỉ cần súc miệng. Đây là liệu pháp trị sâu răng hiệu quả.
Chanh. Vì chanh chứa vitamin C, bạn có thể sử dụng chanh để loại bỏ cơn đau do sâu răng.
Súc miệng trước khi ngủ. Mỗi đêm trước khi ngủ, hãy tạo thói quen súc miệng bằng nước muối ấm. Điều này sẽ giúp kiểm soát hoạt động của vi khuẩn trong đêm.
Tỏi. Nhờ có đặc tính kháng vi khuẩn nên ăn tỏi chắc chắn sẽ giúp bạn trị sâu răng, giảm đau.
Trà. Theo các chuyên gia, trà xanh và trà đen có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn trong miệng và giảm thiểu mảng bám.
Dầu gan cá tuyết. Nguồn dồi dào vitamin A, D, K trong dầu gan cá tuyết rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
Dầu cây chè. Có tác dụng ngừa răng sâu cao. Bạn chỉ cần dùng dầu mát xa răng và sử dụng nước ấm để súc miệng. Cách này trị sâu răng rất hữu hiệu.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều cà chua Cà chua được xem là thực phẩm an toàn và giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên với một số người khi ăn cà chua sẽ gây nên các biến chứng khôn lường. Cà chua rất giàu lượng axit, với những người bị bệnh dạ dày trào ngược thực quản thì ăn cà chua sẽ gây ra chứng ợ nóng hay còn gọi là...