Bị tiểu đường có thể giảm rủi ro mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu mới cho thấy người bị tiểu đường loại 2 có thể giảm đáng kể rủi ro mắc bệnh tim mạch bằng cách điều trị phù hợp và không hút thuốc, theo UPI.
Shutterstock
Trong một cuộc nghiên cứu vừa được công bố trên chuyên san The New England Journal of Medicine, các chuyên gia của Đại học Gothenburg (Thụy Điển) nói rằng các rủi ro tăng cao có thể bị loại trừ về mặt lý thuyết.
“Đây dứt khoát là tin tốt lành. Cuộc nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 với tất cả tác nhân rủi ro nằm trong phạm vi mục tiêu chữa bệnh có rủi ro chết sớm, đau tim và đột quỵ cực thấp”, tác giả nghiên cứu Aidin Rawshani thuộc Học viện Sahlgrenska cho biết.
Các tác nhân rủi ro có thể được kiểm soát bằng thuốc men và kiêng thuốc lá là huyết áp, glucose huyết dài hạn, tình trạng lipid, chức năng thận và hút thuốc.
Video đang HOT
“Bằng cách tối ưu hóa 5 tác nhân rủi ro này, vốn đều có thể bị tác động, bạn có thể đạt được thành công đáng kể. Chúng tôi đã chứng minh rằng những rủi ro này có thể được giảm nhiều, và trong một số trưởng hợp có thể bị loại trừ”, chuyên gia trên nói.
Hút thuốc là tác nhân rủi ro quan trọng nhất đối với việc chết sớm và một mức glucose huyết gia tăng là tác nhân nguy hiểm nhất đối với đau tim và đột quỵ.
Các chuyên gia đã phân tích dữ liệu của 271.174 bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký bệnh tiểu đường quốc gia Thụy Điển từ năm 1998-2014 với 1,35 triệu người đối chứng dựa trên tuổi tác, giới tính và hạt. Trong thời gian bình quân 5,7 năm, có 175.345 trường hợp tử vong.
Những cá nhân bị tiểu đường loại 2 có rủi ro bị đau tim, suy tim và đột quỵ cao hơn 10 lần, và rủi ro chết sớm cao hơn 5 lần so với nhóm đối chứng.
Trong một số trường hợp, những bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 có rủi ro chết sớm, đau tim và đột quỵ cao hơn 10% so với số đông dân chúng. Rủi ro suy tim cao hơn 45% ở những người bị tiểu đường loại 2 trong những trường hợp đó.
Bên cạnh đó, rủi ro bị các biến chứng, đặc biệt là suy tim, là lớn nhất ở những người dưới 55 tuổi.
Theo thanhnien.vn
Đột biến di truyền giúp loài người có thể sống thọ trên 100 năm?
Các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra 25 đột biến di truyền, giúp loài người có thể tăng tuổi thọ.
Bà Kesi Karueva, sinh năm 1884, ở làng Goity ở quận Urus-Marta, Nga - Ảnh: RIA Novosti
Năm 2017, bà Ana Vela (công dân Tây Ban Nha) qua đời ở tuổi 116. Bà là người sống thọ nhất Châu Âu; là người thứ 3 trên thế giới, và cũng là biểu tượng của tuổi thọ của đất nước này.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Sinh học Tiến hóa (UPF-CSIC), Trung tâm Quy định Genomic của Đại học Bristol và Đại học Liverpool (Anh) cho biết, bí mật của tuổi thọ được chứa trong 25 gen đột biến di truyền.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Molecular Biology Evolution, mối quan hệ giữa các biến thể gen và tuổi thọ giữa các loài linh trưởng và con người.
Các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, loài người có những đột biến trong các gen, được kết nối với nhau, ví dụ, với khả năng chữa lành vết thương, đông máu và điều trị các bệnh tim mạch, làm con người kéo dài tuổi thọ.
Theo các nhà khoa học, những đột biến này mang lại lợi thế trong giai đoạn đầu của cuộc sống, nhưng, chúng lại trở nên có hại khi về già. Ví dụ, đột biến cho phép tích lũy canxi, có thể hữu ích cho sự hình thành của hệ thống xương ở tuổi trẻ. Tuy nhiên, ở người già, một lượng lớn canxi góp phần vào sự phát triển xơ vữa động mạch.
Gerard Muntané, một trong những nhà khoa học đầu tiên bắt đầu nghiên cứu vấn đề này tại Viện Nghiên cứu Y khoa Virgili nói rằng: "đột biến có những hiệu ứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của cuộc sống: một số có ích, nhưng sau giai đoạn sinh sản chúng lại gây hại cho chúng ta".
Do các đột biến được phát hiện có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào, các nhà khoa học tin rằng kết quả của nghiên cứu có thể góp phần vào sự phát triển của các tác nhân điều trị mới trong điều trị các bệnh liên quan đến lão hóa và chứng minh tiềm năng của phương pháp tiến hóa đối với y học.
Các nhà khoa học khẳng định, vẫn chưa thể xác định được tại sao "Homo sapiens" và linh trưởng có cùng một bộ 25 đột biến cho phép chúng kéo dài tuổi thọ nhưng chúng không sống thọ như ở người.
PHONG LÂM
Theo laodong.vn
Thông tin cần phải biết kẻo có ngày khốn khổ vì bệnh tim mạch, thở không ra hơi, ngất xỉu bất cứ lúc nào Cùng nghe bác sĩ tim mạch hé lộ những điều bạn cần biết về bệnh tim mạch nhé! Tìm ra triệu chứng bệnh tim mạch Xác định các triệu chứng liên quan đến sức khỏe tim mạch không phải dễ dàng. Tuy nhiên, khi trái tim không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, bạn có thể nhận thấy các triệu...