Bị thủy đậu không nên uống gì? Những loại đồ uống không tốt cho người bệnh
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm và có khả năng để lại những biến chứng nguy hiểm nếu như không được chăm sóc và kiêng khem đúng cách. Vậy người bị thủy đậu không nên uống gì? Cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần quan trọng trong việc điều trị bệnh thủy đậu. Thực hiện chế độ ăn khoa học không những giúp người bệnh có thể phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp tránh được những vết sẹo thiếu thẩm mĩ không đáng có.
Người bị thủy đậu không nên uống gì là băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là những loại đồ uống không tốt cho bệnh nhân thủy đậu.
1. Người bị thủy đậu không nên uống sữa
Sữa là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Sữa chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipit, đường, vitamin và các khoáng chất. Vì những lợi ích mang lại cho sức khỏe, sữa là sự lựa chọn hàng đầu cho những người muốn bồi bổ cơ thể.
Bị thủy đậu không nên uống gì? Câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi này là sữa, những bệnh nhân mắc thủy đậu không nên dùng sữa trong thực đơn hàng ngày của mình.
Theo các bác sĩ, uống sữa có thể gây nhờn da, gây ngứa ngáy tại các vết mụn nước và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu hơn.
Không những phải kiêng sữa trong chế độ ăn uống của mình, người bệnh cũng cần tránh xa các chế phẩm từ sữa như váng sữa, sữa chua, pho mai, kem, bơ,… để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Người bị thủy đậu không nên uống sữa để tránh bệnh trầm trọng hơn – Ảnh Internet.
2. Cà phê không dành cho người bị thủy đậu
Cà phê là thức uống phổ biến và được rất nhiều người yêu thích. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra uống cà phê có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như cung cấp năng lượng, cải thiện tư duy; giảm nguy cơ đái tháo đường; bảo vệ gan; chống trầm cảm,…
Tuy nhiên, cà phê lại là loại đồ uống mà người bị thủy đậu cần tránh xa. Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh cần làm mát bên trong để bệnh nhanh khỏi hơn. Trong khi đó, nếu tiêu thụ cà phê sẽ kích thích các tổn thương da, khiến nốt mụn lan rộng, ngứa ngáy nhiều và lâu khỏi.
Video đang HOT
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trong thời gian mắc thủy đậu, người bệnh nên tránh xa loại đồ uống này.
3. Các loại nước ép trái cây họ cam quýt
Một trong những loại đồ uống mà bệnh nhân mắc thủy đậu cần tránh xa đó là các loại nước ép trái cây họ cam quýt.
Cam, quýt hay những trái cây có múi khác rất tốt cho sức khỏe vì chúng là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, những người bị thủy đậu không nên uống nước ép của các loại trái cây này.
Nước ép quýt không tốt cho bệnh nhân thủy đậu – Ảnh Internet
Nguyên nhân là vì chúng thuộc nhóm thực phẩm giàu axit. Chúng có khả năng gây kích ứng đối với các vết lở loét trên da người bệnh khiến làm chậm quá trình hồi phục và gây ra các cơn đau dữ dội. Vì vậy, đây thuộc loại đồ uống mà những người bị thủy đậu nên tránh xa.
Như vậy, sữa, cà phê và nước ép trái cây họ cam quýt là những loại đồ uống không tốt cho người bị thủy đậu. Chúng có thể cản trở quá trình hồi phục bệnh, giảm hiệu quả điều trị bệnh, gây ra cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Do đó, người bệnh cần lưu ý tránh xa những loại đồ uống ở trên trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thủy đậu, bệnh nhân có thể bổ sung dinh dưỡng qua các loaị đồ uống như nước lọc, nước ép dưa hấu, nước ép dưa chuột hay các loại trà thanh nhiệt,… Ghi nhớ những loại đồ uống nên và không nên uống khi mắc thủy đậu sẽ giúp bệnh nhân nhanh lành bệnh hơn.
Bệnh thuỷ đậu có lây không? Những điều cần lưu ý để phòng tránh lây bệnh
Cuối đông, đầu xuân là thời điểm bùng phát dịch thuỷ đậu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh thuỷ đậu có lây không, và lây truyền qua những con đường nào?
Bệnh thủy đậu có lây không, là một trong những câu hỏi thường gặp. Thực tế thì, thủy đậu có khả năng lây lan mạnh mẽ, rất dễ bùng phát thành dịch nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số kiến thức về bệnh và các con đường lây truyền thủy đậu để phòng tránh đúng cách.
Thuỷ đậu là một loại bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh xuất hiện ở khắp mọi nơi và dễ bùng phát ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tại Việt Nam bệnh thủy đậu thường bùng phát thành dịch vào cuối đông, đầu xuân, thời tiết mưa, lạnh.
Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện của thủy đậu thường là sốt cao, xuất hiện mụn nước trên bề mặt da và niêm mạc. Cơ thể người bệnh dễ bị suy nhược, mệt mỏi, chán ăn làm suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh có thể được chữa khỏi sau 2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Để biết bệnh thủy đậu có lây không, lây qua con đường nào, thời gian ủ bệnh bao lâu...? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!
Bệnh thủy đậu có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm vào mùa dịch - Ảnh: Internet
1. Bệnh thủy đậu có lây không?
Thuỷ đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng lây lan nhanh chóng nhất. Đặc biệt là với những đối tượng chưa tiêm vaccine hoặc người chưa từng mắc bệnh. Ở những người này, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh có thể lên đến 90%.
Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm bệnh. Bởi chúng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, với mẹ đang mang thai bị mắc thủy đậu sẽ lây truyền sang con, em bé có nguy cơ tử vong ngay sau sinh.
2. Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Bệnh thủy đâu lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc lây gián tiếp qua vật trung gian.
- Lây qua đường hô hấp: Virus thủy đậu tồn tại trong nước bọt của người bệnh. Khi họ nói chuyện to, ho hoặc hắt hơi, virus từ các giọt nước bọt li ti trong không khí sẽ tấn công những người xung quanh. Phương thức lây truyền này được gọi là nhiễm trùng giọt bắn.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh: Con đường lây nhiễm thủy đậu nhanh nhất chính là tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng của người bệnh. Virus từ vùng da bị tổn thương của bệnh nhân thủy đậu sẽ tấn công người lành khiến họ bị lây nhiễm.
- Lây gián tiếp qua vật trung gian: Virus thủy đậu có thể tồn tại ở các vật dụng cá nhân như chăn, màn, giường, chiếu, quần áo, khăn mặt,... của người bệnh. Khi bạn tiếp xúc hoặc va chạm với các vật dụng chứa mầm bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
Bệnh thủy đậu có lây không và lây qua những con đường nào? - Ảnh: Internet
3. Bệnh thủy đậu dễ lây lan vào giai đoạn nào?
Bệnh thủy đậu phát triển thành 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoản ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi. Trong đó toàn phát là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
Trong giai đoạn này các nốt mụn nước xuất hiện với số lượng lớn. Nó gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh khiến họ phải gãi, làm vỡ các nốt mụn khiến nguy cơ lây lan gia tăng. Đồng thời tạo điều kiện cho virus thủy đậu phát tán ra môi trường xung quanh.
Khi mụn nước bị vỡ, se hẳn lại bệnh sẽ không còn khả năng lây lan nữa. Đến giai đoạn này bệnh nhân có thể bỏ cách ly, trở lại sinh hoạt bình thường.
4. Phòng tránh lây lan bệnh thủy đậu đúng cách
Sau khi có lời giải cho câu hỏi, bệnh thủy đậu có lây không, chúng ta cần có biện pháp phòng tránh đúng cách.
- Khi có dấu hiệu bệnh cần tiến hành cách ly ngay để tránh lây truyền cho người xung quanh. Khi bệnh nhân bước sang giai đoạn toàn phát cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Đối với người chăm sóc, thăm khám cần thực hiện các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay khi gặp người bệnh.
Tiêm vaccin là phương pháp phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất - Ảnh: Internet
- Bệnh nhân cũng nên đeo khẩu trang để chắn các giọt bắn hô hấp. Điều này sẽ ngăn cản virus phát tán ra ngoài. Đối với phụ nữ sau sinh, nếu bị mắc bệnh cần vệ sinh đầu vú trước khi cho em bé bú để tránh lây truyền cho con.
- Không dùng chung đồ, đụng chạm với người bệnh. Vì chất dịch từ các nốt mụn thoát ra có thể bám dính vào quần áo, vật dụng hàng ngày, khiến mầm bệnh phát tán và lây nhiễm cho người khác.
- Tiêm vaccin phòng bệnh từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Nên tiêm vaccin cho cả gia đình trước mùa dịch ít nhất 1 tháng để thuốc phát huy tác dụng.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi bệnh thủy đậu có lây lan không? Cũng như các thông tin liên quan đến bệnh giúp bạn phòng tránh hiệu quả nhất. Hãy đưa người bệnh đến bệnh viện khi có các triệu chứng thủy đậu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Người bị thủy đậu nên uống những loại đồ uống nào? Bị thủy đậu nên ăn uống như thế nào là vấn đề cần được quan tâm nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh và không bị lưu lại những vết sẹo mất thẩm mĩ. Cùng tìm hiểu bị thủy đậu nên uống gì qua bài viết dưới đây. Thủy đậu là căn bệnh rất dễ lây lan và gây ra những khó chịu cho...