Bi thương là liều thuốc tốt giúp bạn chữa lành vết thương lòng
Nỗi đau buồn là một liều thuốc tốt, khi nỗi buồn đạt tới cực điểm, thuốc sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn khỏi bệnh.
Bi thương là liều thuốc trị liệu tốt dành cho tâm hồn
Thế giới luôn chuyện động, chẳng có gì gọi là mãi mãi. Có những người phải mất nửa đời người, thậm chí mất cả một đời mới mới thấu: Hóa ra thứ khó quên nhất, chính là những tháng ngày từng đau khổ, buồn bã. Bởi phải trải qua cay đắng, mới biết được hạnh phúc là gì.
Với những người phải sống trong chiến tranh liên miên, thứ họ khao khát là hòa bình. Với những đứa trẻ mồ côi, chúng khao tình thân. Với những người mù lòa, lại càng trân trọng thế giới rực rỡ đầy màu sắc. Với những người bị bệnh nặng mới phát hiện ra thời gian đáng quý tới nhường nào.
Người ta thường nói, tai nạn, thảm họa, là nguồn gốc của sự sáng tạo. Trải qua thảm cảnh mất cả gia tộc, Tào Tuyết Cần viết ra tác phẩm kinh điển “Hồng Lâu Mộng”, ngọn lửa mang tính tàn phá lớn vào tối ngày 15/11/1864 đã tạo ra cảm hứng cho Margaret Mitchell viết ra cuốn tiểu thuyết kinh điển “Cuốn theo chiều gió” …
Trải qua nhiều gian truân, con người mới trưởng thành lên được. Nếm trải nhiều cay đắng, mới giác ngộ được hạnh phúc, bình yên. Nỗi đau buồn là một liều thuốc tốt, khi nỗi buồn đạt tới cực điểm, thuốc sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn khỏi bệnh.
Video đang HOT
Đừng chạy trốn nỗi đau, hãy học cách đối mặt
Con người đừng chỉ chăm chăm đi kiếm tìm “hạnh phúc” mà hãy nhìn vào những bất hạnh bản thân đang có và tìm cách chữa lành. Đừng trốn tránh thứ gì cả, bao gồm cả đau thương. Thất bại không phải thứ để tránh, nó là trải nghiệm để biết bản thân đang thiếu sót điều gì.
Ai cũng có một giai đoạn khó khăn và cần nhiều quyết tâm nhất. Khi những viên gạch đã ngay ngắn, thẳng hàng, cách người ta xây nên một ngôi nhà cũng hào hứng và tự tin hơn.
Một lần vấp ngã là một lần đứng dậy. Một lần chảy máu là một lần để mạnh mẽ hơn. Đừng chạy trốn nỗi đau, đừng bỏ qua khổ ải. Nếu bạn không thể vượt qua chúng, bạn sẽ chỉ là một kẻ thất bại.
Tôi đánh vợ bởi cô ấy quá hỗn láo
Tôi là người chồng trong bài viết: "Chồng quá coi trọng anh trai", bài viết của vợ tôi có nói ít nhiều về tình trạng hôn nhân hiện tại của hai đứa.
Tôi sinh ra trong một gia đình rất nghèo, tuổi thơ từng trải qua nhiều buồn vui và sự lam lũ. Bố qua đời năm tôi 6 tuổi, khi ấy anh trai mới học năm cuối cấp một. Bố mất, mẹ ốm nặng mấy tháng trời, nhà chẳng còn gạo để ăn, may nhờ người thân sẻ chia từng chén gạo mới gượng gạo vượt qua từng ngày. Anh trai phải nghỉ học để đi làm, ngày kiếm mấy nghìn lo cho gia đình. Tuổi thơ tôi gắn liền với hình ảnh làm lũ của anh trai và mẹ, tôi cũng sớm đi làm thêm.
Trước khi cưới, tôi tâm sự hoàn cảnh của mình, mong vợ dung hòa được với người thân trong gia đình. Có lẽ do thời gian tìm hiểu nhau quá ít nên sau khi về sống chung cả hai không tìm được tiếng nói chung. Tôi luôn lấy sự dung hòa làm điểm tựa, hướng đến sự hòa hợp. Những trận đánh nhau xảy ra là điều tôi đau lòng nhất, bản thân cũng nhận thức được những hậu quả và trách nhiệm của hành động này. Có lần vợ đang nằm trên giường, tôi hỏi: "Em ơi, chiều nay em làm được không"? Vợ buông một câu: "Tao chưa ăn gì, sao làm được". Tôi nóng bừng người nhưng cố nhịn, rồi vợ lại buông tiếp những lời khó nghe nên tôi mới cho vợ mấy cái bạt tai.
Lần tiếp cũng diễn tra trong hoàn cảnh tượng tự. Hôm ấy làm tiệc sinh nhật cho một nhân viên. Đến lúc ăn, vợ không chịu xuống, gọi mãi cũng không thấy đâu trong khi cô ấy nằm ngay trong phòng. Thấy vợ chưa ăn tôi cũng không ăn được. Tranh thủ cụng ly, đốt đèn cầy xong tôi múc đồ ăn đưa vào phòng, kêu vợ dậy ăn. Vợ vùng dậy, nói những lời hỗn láo rồi hất tung cơm tôi đang bưng. Tôi đá cái chén, rồi vợ cầm cái tô đập xuống sàn nhà. Tôi lại cho vợ mấy cái bạt tai. Tôi đánh vợ trong những hoàn cảnh như thế đó, vợ hỗn quá khiến tôi khó kìm chế dù biết hành động đó thật tệ và xấu xa.
Những lần đó, vợ cũng cố đá lại tôi. Cả hai đều có những hành động thật đáng hổ thẹn với lương tâm khi phải nói lại những điều này. Việc cãi vã, đánh nhau là chuyện của vợ chồng, không xuất phát từ người ngoài, chỉ là do quan điểm sống và sự thiếu dung hòa.
Khi anh trai vừa xuống sân bay, tôi nghĩ vợ không đi đón thì ở nhà cũng chuẩn bị bữa cơm gia đình. Khi anh em về đến nhà đầu giờ chiều, nhà cửa bề bộn quá nên anh trai bảo để anh dọn dẹp tý rồi làm gì ăn sau. Anh em tôi dọn đồ đến gần 9h tối, trong khi vợ nằm trên giường từ đầu giờ chiều, cứ ôm điện thoại xem tin tức.
Ngày đầu anh trai chồng từ Việt Nam qua mà vợ tôi hành xử như vậy, thật đau lòng. Sau đó anh em tôi đi nấu cơm, kêu vợ ra ăn thì cô ấy bảo ăn rồi. Những ngày sau, đi làm về là vợ lên giường nằm bấm điện thoại, anh trai tôi nấu cơm tối rồi tôi gọi vợ ra ăn. Cô ấy ăn xong lẳng lặng đứng dậy bưng mỗi chén mình ăn đi rửa rồi vào giường nằm bấm điện thoại. Nhiều lần tôi nhắc vợ: "Anh mới qua, giờ dịch bệnh rồi kinh doanh lại bất ổn. Nhà nhiều phòng, tạm thời để anh ở đây rồi ổn định chút sẽ sắp xếp lại. Em cũng tranh thủ phụ nấu cơm nước tí". Tôi nói vậy mà tình hình cả tháng chẳng thay đổi gì, vợ lại nói những lời hỗn láo như anh trai ăn bám nọ kia. Vậy là tôi đánh vợ.
Trước khi cưới, 2-3 lần mỗi tháng tôi cùng bạn bè tụ tập ăn uống, bản thân thuộc típ người thích nhộn nhịp và hay giao lưu. Sau khi có vợ được vài tháng, có lần một người bạn điện báo mai ghé chơi, đang mừng vì bạn lâu ngày sắp hội ngộ, vợ lại bảo cũng có bạn ghé chơi, chắc ở lại một đêm. Cô ấy bảo tôi nếu bạn đến thì đưa bạn ra tiệm mà ăn. Nghe xong tôi đau lòng. Từ đó, tôi biết vợ không thích bạn tôi đến nhà, cũng không thích chồng tự tập vui chơi, tôi thay đổi để phù hợp với sở thích của vợ.
Gửi vợ: Trước khi cưới đến giờ, anh luôn nói với em về hoàn cảnh, về trách nhiệm và về cách sống của anh. Gia đình nhỏ mình vừa có anh luôn trân trọng và mong em cùng xây đắp. Người thân của hai gia đình mình lo trong khả năng của hai vợ chồng. Về tài chính, anh chưa bao giờ nói gì, thẻ lương đã đưa cho em cầm. Sau này em bảo bỏ vào một tài khoản để tiết kiệm anh cũng làm theo ý em. Em muốn mua gì hoặc biếu gia đình hai bên cứ làm theo ý em. Khi anh trai anh qua, em muốn chia tài sản và định giá số tiền công ty cũng như tiền tiết kiệm của hai đứa rồi chia đôi. Khi cầm nửa số tiền đó, tên công ty hay cơ sở làm ăn vẫn mang tên vợ, anh chưa khi nào sang tên cả. Mỗi ngày em đều nhắc anh đi làm thủ tục bỏ tên em ra khỏi công ty, anh chưa làm. Giờ sao em lại nói lung tung vậy?
Sau khi chia tài sản, em thi thoảng lại rút tiền ở tài khoản công ty. Anh bảo em muốn lấy thì lấy ở tài khoản cá nhân anh, tiền công ty rút ra phải báo cáo khoản thu chi cho sở thuế, sau này em đừng rút như vậy nữa. Em không nghe, vẫn rút nên anh mới đổi mật khẩu tài khoản công ty và đã nói với em. Anh còn bảo thẻ nào của anh cũng có tiền và mật khẩu không đổi, em muốn cứ rút.
Em lớn lên và học hành ở thành phố, còn anh trưởng thành trong gia cảnh nghèo khó cùng miền quê lam lũ, vì thế lối sống chúng ta khác nhau. Anh thích giao du với những người bạn vẻ ngoài giản dị như mình, còn em chỉ tôn trọng những người khoác lên người những bộ lịch lãm. Có lẽ đó là sự khác biệt cơ bản trong cách sống của chúng ta.
Em à, chúng ta đến với nhau từ tình yêu, anh luôn nghĩ làm vợ chồng là do duyên phận, sự hòa hợp đến từ cả hai, mỗi người bớt cái tôi cá nhân. Anh thấy chúng ta không thuộc về nhau, càng ở bên càng làm khổ nhau hơn. Nhiều lần anh từng nói em lấy người mồ côi, không gia tộc mới hợp được; còn anh sinh ra đã có cội nguồn, nếu không làm tròn chữ hiếu anh cũng không đủ tư cách làm bố, làm chồng tốt được.
Buông nhau ra là điều hiển nhiên, giờ phải cố gắng hoàn thiện thủ tục còn lại em à. Hôm rồi em đưa đơn ly hôn, anh đang lo em sống cô độc trong giai đoạn dịch bệnh này; cộng với chuyện buồn sau chia ly khiến sức đề kháng yếu đi, dễ nhiễm bệnh hơn. Giờ em chọn ra đi rồi anh sẽ giúp chúng ta giải thoát cuộc hôn nhân này.
Em giữ gìn sức khỏe nhé, đời người qua đi rất nhanh, mong em sớm "đào thải hình ảnh người chồng như anh" khỏi tâm trí mình để xây dựng và ổn định lại cuộc sống.
Đặc điểm không lẫn vào đâu được của người "nghèo kiết xác", cuối đời cũng chẳng khá lên được Sinh ra trong nghèo khó là do số phận, nhưng chết trong nghèo khó là lỗi do người. Dưới đây là 3 đặc điểm của người nghèo kiết xác. Căm ghét những người thành công và giàu có Trái tim con người có hạn, nảy sinh xúc cảm căm ghét một ai đó vốn khó lòng tránh khỏi. Thế nhưng, với những "người...