Bí thư TP HCM: ‘Mục tiêu tiêm vaccine cho toàn bộ người dân’
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nói, thành phố đang cố gắng để tiếp cận vaccine nhanh nhất, nhiều nhất với mục tiêu tiêm phòng cho toàn bộ người dân.
Thông tin được Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nói tại cuộc họp của Ban chỉ đạo chống Covid-19 TP HCM, sáng 7/6. Buổi làm việc trực tuyến diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận 372 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư và trải qua 7 ngày giãn cách xã hội.
Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống dịch TP HCM. Ảnh: Trung tâm báo chí.
Theo ông Nên đến nay có 140.000 người thuộc lực lượng tuyến đầu của thành phố đã được tiêm vacine phòng Covid-19, đạt so với kế hoạch đề ra. Thành phố đang cố gắng tiếp cận vaccine nhanh nhất, số lượng nhiều nhất để tiêm cho toàn bộ người dân. Thành phố đã sẵn sàng nguồn kinh phí.
Người đứng đầu Thành uỷ TP HCM cũng thông báo tin là vaccine của Việt Nam sản xuất tại thành phố đang được thử nghiệm giai đoạn 3. “Theo đánh giá, chất lượng vaccine này không thua gì các nước. Nếu suôn sẻ, trong quý 3 chúng ta sẽ có nguồn vaccine nội”, ông Nên nói và cho hay hôm nay Thủ tướng sẽ nghe báo cáo liên quan vaccine sản xuất trong nước.
Trước đó, theo Sở Y tế thành phố sắp tới TP HCM nhận 71.800 liều vaccine AstraZeneca trong đợt ba, tiêm cho 6 nhóm ưu tiên, hoàn thành trước ngày 15/8. Trong đó, gần 54.600 liều dự kiến tiêm mũi thứ hai cho người đã tiêm mũi một, gồm: nhân viên bệnh viện, trung tâm y tế quận huyện, đơn vị y tế công lập, khu cách ly tập trung có thu phí, đơn vị vận chuyển người cách ly, cảng biển, sân bay.
Video đang HOT
Gần 17.200 liều còn lại dự kiến tiêm mũi một cho 6 nhóm người, gồm: nhóm làm việc tại cơ sở y tế; trực tiếp tổ chức cách ly; sinh viên trường y tình nguyện hỗ trợ ngành y tế; ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp; nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu làm việc tại sân bay, cảng biển; nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền (thận mạn tính, đái tháo đường…) đang điều trị nội trú dưới 65 tuổi.
Tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, ngày 8/3, trong chiến dịch tiêm chủng đợt một. Ảnh: Hữu Khoa.
Đánh giá về các biện pháp phòng chống dịch của thành phố, Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nói rằng quyết định giãn cách toàn thành phố là biện pháp kịp thời, góp phần ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh. Đến nay số ca nhiễm đã giảm dần.
“Nếu không thực hiện giãn cách khả năng thành phố sẽ mất kiểm soát. Giờ này không biết chuyện gì đang xảy ra”, ông Nên nói và cho rằng việc thực hiện giãn cách có nơi, có lúc còn lúng túng do địa phương chưa lường hết khó khăn khi cách ly một quận, một phường, ảnh hưởng sinh hoạt người dân. Tuy nhiên nhìn tổng thể việc giãn cách được làm nghiêm túc, hiệu quả. Người dân, tổ chức tôn giáo và cộng đồng doanh nghiệp đều ủng hộ, chia sẻ với chính quyền.
Đối với vấn đề cách ly y tế người đến từ vùng dịch, Bí thư Thành uỷ lưu ý ngành y tế “phải thận trọng” vì vừa qua một số tỉnh có quyết định không phù hợp, ảnh hưởng người dân, doanh nghiệp. “May mắn là tỉnh Đồng Nai đã có sự điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, khi đưa ra quyết định cách ly y tế, ngành y tế phải hết sức lưu ý khía cạnh ảnh hưởng khi không cần thiết”, ông Nên nói.
Theo ông Nên, hiện số lượng người cách ly cao, dù các địa phương đã chuẩn bị nhưng số chỗ cách ly sắp hết, có nơi đã sử dụng 70-80% công suất. Do vậy, TP HCM cần chuẩn bị số lượng giường cách ly lên thêm 30-40% để không bị động. Việc cách lý phải tính toán phù hợp, đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo.
Đến trưa 7/6, TP HCM ghi nhận 386 ca Covid-19, hiện 7.770 người cách ly tập trung, 13.714 trường hợp cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.
Tìm ra nguyên nhân gây cục máu đông sau tiêm vaccine của AstraZeneca
Nhóm chuyên gia tại Đức và Na Uy kết luận, vaccine này tạo ra một loại kháng thể có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, hình thành các cục máu đông trong não.
Đài truyền hình Norddeutscher Rundfunk (NDR) của Đức đưa tin các nhà nghiên cứu tại quốc gia này đã tìm ra nguyên nhân gây các cục máu đông bất thường ở người tiêm vaccine COVID-19 do AstraZeneca sản xuất.
Theo DW , cuộc điều tra do nhóm chuyên gia tại Bệnh viện Đại học Greifswald, Cơ quan quản lý y tế Paul Ehrlich Institute (PEI), một số bác sĩ tại Áo, thực hiện. Áo là quốc gia từng ghi nhận một y tá tử vong vì huyết khối trong não bất thường sau khi tiêm vaccine của AstraZeneca.
Cùng lúc đó, một nghiên cứu độc lập do các chuyên gia tại Na Uy thực hiện cũng đã hé mở nguyên nhân đằng sau hiện tượng trên.
Cả hai nhóm nghiên cứu phát hiện vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch, khiến máu trong não đông lại. Hầu hết người bị ảnh hưởng là phụ nữ dưới 55 tuổi. Họ nhận được chẩn đoán có huyết khối xoang tĩnh mạch não. Theo The Wall Street Journal, vấn đề này chỉ ảnh hưởng một phần nhỏ người được tiêm vaccine Covid-19.
Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm phòng vaccine của AstraZeneca sau tuyên bố an toàn từ Cơ quan Dược phẩm châu Âu. (Ảnh: Getty Images)
Giáo sư huyết khối học Pl André Holme, Bệnh viện Đại học Oslo, người đứng đầu cuộc điều tra về các trường hợp ở Na Uy, cho biết nhóm của ông đã xác định một loại kháng thể do vaccine tạo ra là thủ phạm gây nên những bất lợi cho cơ thể. Vì vậy, ông không loại trừ mối liên quan giữa vaccine COVID-19 với những người có phản ứng miễn dịch mà Na Uy đã ghi nhận trong thời gian vừa qua.
Nhóm chuyên gia tại Đức cũng có kết luận tương tự. Quốc gia này ghi nhận 13 trường hợp bị huyết khối xoang tĩnh mạch não sau tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca trong tổng số 1,6 triệu người dân được tiêm chủng. Trong đó, 12 nạn nhân là nữ, 3 trường hợp đã tử vong.
Nhóm tác giả tại Đức thông tin nếu bệnh nhân gặp triệu chứng đau đầu liên tục, chóng mặt, giảm thị lực kéo dài hơn 3 ngày sau tiêm vaccine cần được kiểm tra y tế. Các phát hiện của họ đang chờ Viện Paul-Ehrlich xem xét và công bố trên tạp chí y khoa.
Giáo sư Andreas Greinacher, Bệnh viện Đại học Greifswald, cho rằng điều này không có nghĩa chúng ta nên từ chối tiêm vaccine. Bởi "rất ít người gặp phải biến chứng này. Nhưng nếu nó xảy ra, chúng tôi vẫn có cách điều trị cho bệnh nhân", ông nói trong cuộc họp báo tại Đức ngày 19/3.
Trước đó, hàng loạt quốc gia tại Liên minh châu Âu tạm dừng kế hoạch tiêm phòng vaccine COVID-19 của AstraZeneca sau một số báo cáo về cục máu đông bất thường. Ngày 18/3, Cơ quan Dược phẩm châu Âu tuyên bố không có bằng chứng cho thấy vaccine liên quan những trường hợp đã ghi nhận. Họ cũng khẳng định lợi ích từ việc tiêm chủng lớn hơn những rủi ro. Do đó, Đức, Pháp và nhiều quốc gia đã tiếp tục kế hoạch tiêm chủng của mình.
Hơn 30.000 người Việt Nam đã được tiêm vaccine Covid-19 Sau 13 ngày triển khai, 30.971 người Việt Nam đã được tiêm vacicne Covid-19 của AstraZeneca. Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia, mỗi ngày, các điểm tiêm chủng tại Việt Nam triển khai tiêm vaccine cho trung bình khoảng 3.000-4.000 nhân viên y tế. Trong ngày 19/3, thêm 3.425 người được tiêm vaccine của AstraZeneca. Các tỉnh,...