Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Trần Văn Rón: Hội cần làm tốt vai trò tham mưu
Ngày 28/2, Tỉnh ủy Vĩnh Long tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 61/2009 của Ban Bí thư về thực hiện Đề án ‘Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2010-2020 (Kết luận 61). Ông Đinh Khắc Đính, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đã dự hội nghị.
Vai trò của các cấp Hội Nông dân được nâng lên
Theo báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long, qua 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 61 trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kết luận 61. Chính quyền các cấp đã luôn quan tâm phối hợp, tạo điều kiện cho các đoàn thể chính trị – xã hội hoạt động hiệu quả, đặc biệt là các cấp Hội Nông dân.
Ông Đinh Khắc Đính- Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (bìa phải) tại hội nghị
Công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, phối hợp với MTTQ, các đoàn thể, các sở, ban ngành, liên quan của Hội Nông dân từng bước đi vào chiều sâu. Phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững tiếp tục phát triển, có sức lan tỏa, lôi cuốn, khích lệ hội viên, nông dân tích cực tham gia; phong trào Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới đã khẳng định được vai trò chủ thể của nông dân; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy; hệ thống tổ chức Hội Nông dân các cấp được quan tâm củng cố, kiện toàn, nội dung, phương thức hoạt động đổi mới…
Qua hoạt động phối hợp, các cấp Hội Nông dân đã triển khai 165 dự án, với số tiền hơn 50,5 tỷ đồng, thu hút 1.939 hộ tham gia; giải quyết trên 3.500 lao động có việc làm thường xuyên; vận động giúp trên 22.000 hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn về vốn, kỹ thuật, cây, con giống các loại, trị giá trên 23 tỷ đồng…
Các cấp Hội Nông dân đã vận động hội viên, nông dân sửa chữa trên 1.270 căn nhà tạm và phối hợp vận động xây dựng 1.070 căn nhà đại đoàn kết, trị giá trên 25 tỷ đồng. Tổ chức tuyên truyền, vận động 8.211 hội viên, nông dân tư nguyện hiến gần 110 ha đất, hoa màu, cây ăn trái, trị giá hơn 377 tỷ đồng để xây dựng kết cấu hạ tầng ky thuật nông thôn.
Các cấp Hội đã trực tiếp và phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho gần 40.000 lượt hội viên, nông dân, qua đó có trên 25.300 lượt có việc làm, đã tạo điều kiện và giúp đỡ 5.095 hộ hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Video đang HOT
Từ kết quả trên, sau 10 năm Hội Hội Nông dân phát triển được 87.746 hội viên mới; nâng tổng số hội viên lên 129.609 hội viên, chiếm 70% so với hộ nông nghiêp…
Mô hình nuôi lươn giống của nông dân tiêu biểu tỉnh Vĩnh Long.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế sau: Công tác triển khai thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân ở một số địa phương chưa đạt yêu cầu. Vai trò tham mưu, đề xuất của Hội Nông dân đối với cấp ủy, chính quyền một số nơi chưa kịp thời; chất lượng hoạt động của chi, tổ hội ở một số nơi hiệu quả chưa cao; đời sống vật chất, tinh thần của nông dân tuy được cải thiện…
Cần có chính sách hỗ trợ đặc thù cho nông dân
Trước những hạn chế do nguyên nhân chủ quan và khách quan trong việc thực hiện Kết luận số 61, Hội Nông dân các cấp tỉnh Vĩnh Long đã kiến nghị Trung ương Hội NDVN cần có ý kiến kiến nghị với Đảng có chính sách hỗ trợ đặc thù cho nông dân vùng ĐBSCL; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận nguồn vốn thuận lợi, phát triển sản xuất; xem xét chế độ, chính sách cho cán bộ Hội Nông dân xã, ấp; hỗ trợ kinh phí công tác tuyên truyền; có chính sách hỗ trợ đầu ra sản phảm của nông dân ổn định…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, thay mặt Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN, ông Đinh Khắc Đính- Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN đánh giá cao kết quả mà tỉnh Vĩnh Long đã đạt được sau 10 năm triển khai thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, tiến tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Để Kết luận 61 của Ban Bí thư trong thời gian tới được tỉnh Vĩnh Long triển khai tốt hơn nữa, ông Đinh Khắc Đính đề nghị: Tỉnh Vĩnh Long cần tiếp tục quan tâm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp của địa phương, tổ chức hội và hội viên nông dân về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vĩnh Long cần quan tâm triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 92 của Văn phòng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn vướn mắc cho nông dân. Tỉnh quan tâm tạo điều kiện thực hiện Quy định số 121 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị- xã hội cấp tỉnh, cấp huyện đối với tổ chức Hội Nông dân trên địa bàn.
Đối với Trung tâm hỗ trợ nông dân, đề nghị Ban thường vụ Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long cần tích cực, chủ động tham mưu và tranh thủ tối đa sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, tạo điều kiện giúp đỡ của chính quyền về nguồn lực, về cơ chế để giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh và hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ và cơ sở vật chất của Trung tâm. Cần phát huy hiệu quả của Trung tâm về công tác đào tạo nghề và dịch vụ hỗ trợ nông dân, hướng dẫn nông dân dây dựng các mô hình liên doanh, liên kết, sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị…
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Rón, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, tiếp thu những ý kiến của lãnh đạo Trung ương Hội NDVN, đồng thời đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt những nội dung sau: “Lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong Kết luận số 61; tập trung đầu tư các nguồn lực cho phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, các chương trình, dự án hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, giải quyết việc làm để mọi người dân có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, nhất là người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ông Trần Văn Rón, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long phát biểu tại hội nghị
“Hội Nông dân các cấp trong tỉnh cần thực hiện tốt vai trò người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên; đa dạng hoá các hình thức tập hợp quần chúng, hướng về cơ sở, kịp thời nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng, bức xúc trong nông dân để tham mưu, đề xuất với Đảng, chính quyền giải quyết. Vận động nông dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, nội lực trong nhân dân để phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân trong phản biện, giám sát, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh”, ong Trần Văn Rón yêu cầu.
Theo Danviet
Hội NDVN chung sức phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi
Nhận thức ý nghĩa sâu sắc và tầm quan trọng đặc biệt của Nghị quyết Nghị quyết số 24-NQ/TW về "Công tác Dân tộc"; hơn 15 năm qua, Đảng đoàn, Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN đã chủ động xây dựng và ban hành Nghị quyết số 07-NQ/HNDTW ngày 15/10/2005, về "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội nông thôn vùng dân tộc và miền núi khó khăn" với nhiều nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ.
Sát cánh cùng nông dân vùng khó
Với trên 1,8 triệu hội viên nông dân là người dân tộc thiểu số, trên tổng số 10,2 triệu hội viên nông dân toàn quốc, chiếm tỷ lệ khoảng 17,6%; Hội NDVN có hệ thống tổ chức đến tận cơ sở, thôn, bản, phum, sóc; công tác nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của hội viên, nông dân là nhiệm vụ quan trọng, việc làm thường xuyên của tổ chức Hội, để kịp thời phản ánh với cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền có những chính sách phù hợp với đặc thù của vùng và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.
T.Ư Hội NDVN vừa phối hợp Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức hội thảo với chủ đề "Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi". Ảnh: T.L
Về nhiệm vụ tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi khó khăn, thực hiện chỉ đạo của Thường trực T.Ư Hội, các cấp Hội đã tập trung tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân sản xuất theo định hướng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; với phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, đã góp phần thúc đẩy xây dựng các loại hình trang trại, gia trại...
Bình quân mỗi năm có 6,5 triệu hộ nông dân đăng ký thi đua; trong đó, có 3,6 triệu hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp (cấp tỉnh và Trung ương chiếm 06,0%, cấp huyện chiếm 20,0% và cấp xã chiếm 74,0%); nhiều mô hình quy mô sản xuất lớn thu hút hàng trăm lao động, thu nhập hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng mỗi năm; đến nay, có 2.180.240 lượt hộ sản xuất kinh doanh giỏi là người dân tộc thiểu số.
Phong trào có ý nghĩa thiết thực, lôi cuốn khích lệ hàng triệu hội viên, nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đầu tư, có ý thức vươn lên làm chủ trong cuộc sống, làm cho bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần, vệ sinh môi trường nông thôn được cải thiện, đã góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thúc đẩy kinh tế phát triển, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội ở nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Giúp hơn 14.000 hộ thoát nghèo
Dự án "Phát triển cộng đồng các dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam" được Hội NDVN thực hiện từ năm 2006-2014 tại 6 tỉnh: Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An và Hà Tĩnh. Qua 8 năm thực hiện, dự án đã thành lập được 821 nhóm nông dân phát triển cộng đồng có cùng sở thích (trung bình mỗi nhóm có từ 10-15 hộ tham gia); ngoài ra, với sự hỗ trợ kinh phí từ các nhà tài trợ đơn lẻ từ Đan Mạch, 41 nhóm đã được nhận tài trợ để xây dựng các công trình thiết yếu như bể nước, hệ thống thủy lợi nhỏ, cầu dân sinh... phục vụ các nhu cầu của người dân nơi nhóm đang hoạt động...
Dự án "Hướng dẫn người nghèo cách làm ăn và khuyến nông, khuyến lâm ở các xã đặc biệt khó khăn" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo; trong 10 năm (2000-2010) đã triển khai tại 129 xã nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của 43 tỉnh; xây dựng 22 loại mô hình sản xuất do chính các hộ nghèo thực hiện, Nhà nước hỗ trợ kinh phí dưới sự hướng dẫn, quản lý và giám sát của Hội theo cách "cầm tay chỉ việc" giúp cho 14.232 hộ nông dân là đồng bào DTTS thoát nghèo và vươn lên khá giàu.
Dự án "Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn" từ năm 2011-2018, xây dựng 27 mô hình/27 xã (mỗi xã một mô hình), đã hỗ trợ 525 hộ hội viên nông dân nghèo có vốn đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản; qua đây, tổng đàn bò của địa phương được nâng lên; 100% hộ tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ dự án, 100% hộ tham gia dự án tạm thời thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo nơi thực hiện dự án từ 4-6%.
Phát huy vai trò "bà đỡ"
Đồng hành cùng nông dân trực tiếp hỗ trợ vốn giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, từ nguồn vốn khởi điểm 40 tỷ ban đầu do Chính phủ cấp; đến nay tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tính đến 31/12/2018 đạt 3.065,82 tỷ đồng tăng hơn gấp 76 lần so với thời điểm khi mới thành lập; dư nợ cho vay trong toàn hệ thống hiện đạt hơn 2.800,0 tỷ đồng, với hơn 151.042 hộ tham gia vay vốn.
Tính riêng 5 năm (từ 2013 - 2018), doanh số cho vay nguồn vốn quỹ trong toàn hệ thống Hội đạt hơn 6.404,0 tỷ đồng, xây dựng được 15.529 mô hình liên kết hợp tác, hỗ trợ cho 310.050 lượt hộ vay vốn; trong đó, doanh số cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt gần 2.100,0 tỷ đồng, với gần 100.000 lượt hộ được tham gia vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư phát triển kinh tế, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống...
Theo Danviet
Trồng rau quả trong nhà lưới có Quỹ Hỗ trợ nông dân góp "một tay" Từ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh, anh Đinh Xuân Trung (xã Yên Hợp, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) đã mạnh dạn đầu tư trên 700 triệu đồng dựng nhà lưới, trồng rau an toàn. Từ quyết định này, hiện anh thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng từ mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới. Tỉ...